Viện di truyền Nông nghiệp: Giảm 100% mối nguy nhờ áp dụng ISO 31000:2018

Người viết: Trương Vân - Ngày viết: Thứ Năm, Tháng Năm 7, 2020 | 10:05 - Lượt xem: 1727

Tiến sỹ Nguyễn Duy Trình- Giám đốc Viện di truyền Nông nghiệp cho biết, áp dụng Tiêu chuẩn ISO 31000:2018 trong việc kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm đã giúp Viện kiểm soát được 100% các mối nguy. Không để xảy ra tình trạng mất an toàn thực phẩm khi cung cấp ra ngoài thị trường.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Duy Trình, nhờ áp dụng ISO 31000:2018 theo chương trình Năng suất chất lượng quốc gia (theo Quyết định 712); được các chuyên gia năng suất của trung tâm Thông tin – Truyền thông Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tư vấn, cơ sở vật chất của Viện di truyền Nông nghiệp được đầu tư đồng bộ, đảm bảo điều kiện để kiểm soát các rủi ro.

“Hệ thống kiểm soát rủi ro theo tiêu chuẩn ISO 31000:2018 kết hợp với tiêu chuẩn ISO 22000:2018 mà Viện đang áp dụng đảm bảo có sự hỗ trợ tương quan qua lại. Cán bộ nhân viên trong Viện có trình độ chuyên môn, có kiến thức trong lĩnh vực đăng ký nên khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2018 trong quá trình trồng nấm, việc phân tích được cụ thể, chi tiết, đi sâu vào từng hoạt động, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ các rủi ro” ông Trình nói.

Ông Trình thông tin thêm, khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2018 trong việc kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm đã giúp Viện kiểm soát được 100% các mối nguy. Không để xảy ra tình trạng mất an toàn thực phẩm khi cung cấp ra ngoài thị trường. “Mặt khác, nhận thức cán bộ nhân viên về việc kiểm soát các rủi ro ngày càng cao, các hoạt động thực tiễn trong Viện đều gắn với các rủi ro, khi rủi ro này được kiểm soát có nghĩa là một mối nguy bị triệt tiêu, tạo nên sự an tâm cho nhà cung cấp và khách hàng” ông Trình nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ông Trình cũng chỉ ra những khó khăn, đó là khi tiêu chuẩn mới đưa vào áp dụng, đôi khi cán bộ nhân viên vẫn làm việc theo thói quen và kinh nghiệm, việc cập nhật hồ sơ còn thiếu sót.

Viện di truyền Nông nghiệp: Giảm 100% mỗi nguy nhờ áp dụng ISO 31000:2018

Tại Viện di truyền Nông nghiệp, nhằm đảm bảo phù hợp với thời gian và các nguồn lực khác khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2018, nhóm chuyên gia đã thống nhất cùng ban lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu và phát triển nấm tại Trạm Thực nghiệm sản xuất Nấm, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên để áp dụng tiêu chuẩn một cách bài bản và đồng bộ. Đây là khu vực trực tiếp sản xuất, có nhiều nhân viên và công nhân có kinh nghiệm, tay nghề cao. Toàn bộ Trung tâm được bố trí trên khu vực rộng lớn với các máy móc thiết bị tương đối hiện đại.

Tại Trung tâm, nhóm chuyên gia tập trung tiếp cận và các quá trình nuôi trồng nấm, tư duy tiếp cận theo quá trình dựa trên các rủi ro phát sinh trong hệ thống liên quan đến an toàn thực phẩm trong quá trình nuôi trồng và chế biến nấm. 

Nhờ áp dụng Tiêu chuẩn ISO 31000:2018 cả quy trình và tiến bộ kỹ thuật, Trung tâm nghiên cứu và phát triển nấm tại Trạm Thực nghiệm sản xuất Nấm đã đạt được các kết quả đáng ghi nhận. Như công nhận 11 quy trình công nghệ về tiến bộ kỹ thuật nuôi trồng và khảo nghiệm giống nấm; Công nhận quy trình công nghệ trồng nấm Linh chi trên bã mía do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của Trung tâm đảm nhận được giải thưởng Thanh niên sáng tạo KHCN

Một số kết quả chính đạt được của trung tâm khi áp dụng các tiêu chuẩn như: Chủ trì đề tài nghiên cứu độc lập cấp nhà nước: “Nghiên cứu chọn tạo các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở Việt Nam” năm 2001- 2003 do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đầu tư đã nghiệm thu và đánh giá xuất sắc; Chủ trì Dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước: “Xây dựng mô hình làng nghề trồng nấm” năm 2002- 2004 thuộc chương trình KC07.

Dự án đã nghiệm thu đạt loại khá; Chủ trì thực hiện Dự án “Phát triển sản xuất nấm quy mô hộ gia đình” do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ giai đoạn 1 (2003- 2005) và giai đoạn 2 (2006-2007) tại các địa phương như: Ninh Bình, Nam Định, Vĩnh Phúc, Phú Thọ; Chủ trì thực hiện nhiệm vụ triển khai dự án “Sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ nấm” tại tỉnh Tiền Giang do Bộ Khoa học và Công nghệ giao năm 2004- 2006; Chủ trì các dự án trong Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi đến năm 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý; Thực hiện các Chương trình Khuyến Nông và Khuyến Công do Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đặt hàng.

Tháng 10/2006, Trung tâm nghiên cứu và phát triển nấm tại Trạm Thực nghiệm sản xuất nấm là đơn vị thay mặt cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Chương trình tập huấn kỹ thuật cho các cán bộ Khuyến nông của các nước ASEAN về công nghệ nhân giống, nuôi trồng và chế biến nấm; Năm 2008 – 2010 chủ trì thực hiện dự án: “Hoàn thiện công nghệ sản xuất theo hướng công nghiệp một số loại nấm ăn có giá trị cao phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”; Năm 2008 – 2010 chủ trì thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ nhân giống và nuôi trồng nấm cao cấp (nấm Ngọc Châm (Hypsizygus marmoreus), nấm Chân Dài (Clitocybe maxima))”; Đã và đang chuyển giao công nghệ cho các dự án của chương trình nông thôn miền núi gồm dự án: “Xây dựng mô hình sản xuất giống nấm và phát triển sản xuất nấm ở tỉnh Thái Nguyên”; “Xây dựng mô hình sản xuất giống nấm và nuôi trồng nấm ăn – nấm dược liệu tại tỉnh Sơn la”; “Xây dựng mô hình sản xuất giống nấm và nuôi trồng nấm ăn – nấm dược liệu tại huyện Thạch Hà – Hà Tĩnh”; “Dự án phát triển nấm ở huyện Yên Khánh – Ninh Bình” Dự án: “Xây dựng các mô hình sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến nấm hàng hoá trên quy mô diện rộng tại tỉnh Nam Định” giai đoạn 2006 – 2010 và giai đoạn 2011 – 2015.

Trung tâm cũng được công nhận 5 giống nấm chính thức (nấm Mỡ A2, nấm Linh chi Dt, nấm Sò Pl1, nấm Rơm Vo1 và nấm Mộc nhĩ Au1). Hiện nay, đã hoàn tất thủ tục công nhận chính thức giống Linh D20 đang chờ công bố quyết định.

Công nhận 7 giống tạm thời (nấm Chân dài Cl1, nấm Đùi gà ENH, Trân châu Ag1, nấm Kim châm trắng Fl1, nấm Kim châm vàng Fl2, nấm Đầu khỉ He1, nấm Ngọc châm Hy). Hiện nay, đã hoàn tất thủ tục công nhận tạm thời giống nấm sò P9 và đang chờ công bố quyết định.

Nam Dương