Trung Quốc truy xuất nguồn gốc hoa quả, Việt Nam khó học theo?

Người viết: admin - Ngày viết: Thứ Hai, Tháng TưTháng Tư 2, 2018 | 7:45 - Lượt xem: 1500

Trung Quốc yêu cầu truy xuất nguồn gốc hoa quả Việt nhưng Việt Nam lại khó yêu cầu truy xuất được nguồn gốc hoa quả từ nước này.

Doanh nghiệp Việt thêm khó

Vụ Thị trường châu Á- châu Phi (Bộ Công Thương) vừa phát đi thông báo, lưu ý các doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu hoa quả sang Quảng Tây, Trung Quốc.

 Bình luận về thông tin trên, ông Hoàng Trung – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Cục BVTV, Bộ NN-PT-NT) cho biết, Bộ NN-PT-NT chưa nhận được thông tin nào chính thức về việc này.Theo đó, từ 1/4, hoa quả xuất sang Trung Quốc sẽ bị các cơ quan quản lý Quảng Tây truy xuất nguồn gốc qua các cửa khẩu nhập hoa quả thuộc địa bàn Quảng Tây (Trung Quốc).

“Tôi không rõ thông tin này xuất phát từ đâu, nhưng tới nay Cục chưa nhận được văn bản thông báo nào về việc sẽ thay đổi biện pháp kiểm soát trên mặt hàng hoa quả xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.

Nếu việc truy xuất trên là đúng, đây sẽ là thông tin bất lợi, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh chúng ta chưa đáp ứng được đầy đủ các điều kiện kỹ thuật, tiêu chuẩn về chất lượng”, vị Cục trưởng Cục BVTV cho biết.

Để chứng minh, ông Trung lấy ví dụ từ việc xuất khẩu gạo. Theo ông Trung, khi Trung Quốc thực hiện yêu cầu truy xuất nguồn gốc gạo, thị trường xuất khẩu gạo trong nước đã gặp rất nhiều khó khăn. Đã có 3 doanh nghiệp xuất gạo đi nhưng bị trả về do không thể đáp ứng được những đòi hỏi, yêu cầu quá cao từ nước này. Với việc xuất khẩu chính ngạch không được sẽ có nhiều khả năng doanh nghiệp, người dân phải tìm cách xuất qua con đường tiểu ngạch, như vậy rủi ro rất cao.

“Khó khăn trước tiên chúng ta thấy là xuất khẩu gạo trong nước bị phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc, do đó, chúng ta phải rất thận trọng với mặt hàng hoa quả”, ông Trung nói.

Ông Trung cho biết thêm, yêu cầu truy xuất nguồn gốc hoa quả từ Việt Nam vào Trung Quốc đã được nước này đặt ra từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, xét trong bối cảnh, phía Việt Nam chưa thể đáp ứng được các điều kiện về kỹ thuật, công nghệ, an toàn trong sản xuất… Cục đã làm việc với các cơ quan liên quan của Trung Quốc và đi đến thống nhất vẫn áp dụng các phương thức kiểm soát truyền thống, chưa áp dụng thêm bất cứ biện pháp nào mới.

Khó truy xuất nguồn gốc rau, quả Trung Quốc

Cục trưởng Cục BVTV – Hoàng Trung chia sẻ, việc áp dụng truy xuất nguồn gốc hoa quả là cần thiết nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn cho nguồn hàng xuất khẩu, cũng như uy tín cho nước xuất khẩu. Đây là bước đệm cho sản phẩm của Việt Nam có thể từng bước mở rộng tiếp cận các thị trường khó tính.

Tuy nhiên, ông Trung cũng thừa nhận, tại Việt Nam các khâu kỹ thuật trong kiểm soát về chất lượng hoa quả bao gồm từ khâu trồng, chăm sóc cho tới khâu thu hoạch, bảo quản… vẫn chưa được hoàn thiện nên rất khó đáp ứng được yêu cầu của các nước.

“Mặc dù Bộ NN-PT-NT đã đồng ý cho phép xuất khẩu xoài từ Việt Nam vào thị trường Mỹ nhưng tới nay chúng ta cũng chưa thể xuất được một quả xoài nào vào thị trường nước này.

Lý do vì sao? Vì sau khi đồng ý về mặt chủ trương thì các cơ quan kiểm định hai nước còn phải hoàn thiện hàng loạt các cơ sở tiêu chuẩn kỹ thuật khác như: nên danh sách vùng trồng, kiểm tra chất lượng sản phẩm, sau khi được nước bạn cấp phép thì Việt Nam mới xuất khẩu được”, ông Trung cho biết.

“Khi báo chí trong nước thông tin việc táo, lê nhập từ Trung Quốc để 9 tháng không hỏng, rồi yêu cầu phải truy xuất nguồn gốc… chúng tôi đã sang tận nơi, làm việc với từng cơ quan chức năng của nước này.Đây cũng là lý do được ông Trung giải thích cho việc vì sao Việt Nam không thể yêu cầu truy xuất được nguồn gốc hoa quả từ Trung Quốc khi nhập vào Việt Nam.

Xét về kỹ thuật chăm, trồng, kỹ thuật của họ rất tốt, vừa hiệu quả, tiết kiệm, vừa bảo đảm an toàn. Khi làm việc với chúng tôi, các cơ quan của họ đã lấy mẫu, thực hiện đầy đủ các khâu kiểm định, thậm chí còn ăn ngay tại chỗ, không có vấn đề gì, không hề có chất bảo quản thực vật.

Trong khi đó, Việt Nam chưa tìm kiếm được thị trường mới, thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn là Trung Quốc. Trung Quốc lại là thị trường lớn, trong trường hợp phản ứng thái quá, không có cơ sở, nếu Trung Quốc từ chối nhập khẩu hoa quả của Việt Nam thì sẽ gây bất ổn rất lớn cho thị trường rau quả trong nước”, ông Trung chia sẻ.

Vị Cục trưởng Cục BVTV nói thêm, khi hàng hóa không thể xuất khẩu sẽ bị tồn ứ, hỏng, thối gây ảnh hưởng tới thu nhập của người dân. Nhất là đối với mặt hàng hoa quả, thời gian bảo quản ngắn, dễ bị hư hỏng, do đó, dù có kêu gọi giải cứu, ăn ủng hộ thì cũng không thể tiêu thụ hết lượng rau, quả trong nước sản xuất ra.  

“Chúng ta không thể kêu gọi người dân trong nước tiêu thụ hết sản phẩm, giải cứu rau, quả trong nước làm ra được”, ông Trung tâm sự.

(Nguồn:baodatviet)