Tiêu chuẩn về Ethylen Oxyde ở các nước được quy định thế nào?

Người viết: Trương Vân - Ngày viết: Thứ Hai, Tháng Tám 29, 2022 | 15:23 - Lượt xem: 1048

Sau nhiều vụ việc liên quan đến chất Ethylen Oxyde, có thể thấy chất này được định mức trong mỗi sản phẩm tại các quốc gia là khác nhau.

Ethylene oxide là chất khử trùng dạng khí, ban đầu được sử dụng cho trùng lặp mục tiêu và để giảm sự xuất hiện của vi khuẩn salmonella trong thực phẩm. Nó là chất hóa tạo ứng dụng và biến thể cao, được coi là làm tăng nguy cơ sảy thai, dị tật truyền và ung thư ở người, đồng thời ảnh hưởng đến chu kỳ sinh của động vật.

Theo Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI), công thức hóa học của Ethylene oxide là C₂H₄O, còn được gọi với tên Etylen oxit hay Oxiran. Ở nhiệt độ thường, chúng tồn tại dưới dạng khí không màu, dễ cháy, có mùi thơm.

Theo Tổ chức An toàn Thực phẩm châu Âu (Safe Food Advocacy Europe), Ethylene oxide vốn là chất khử trùng dạng khí, phần lớn được sử dụng để khử trùng các vật liệu và dụng cụ trong phẫu thuật, thiết bị y tế. Sau đó, chất này được sử dụng trong sản xuất thực phẩm với mục đích khử khuẩn và hạn chế nguy cơ xuất hiện vi khuẩn Salmonella.

Theo Lexology, Etylen oxit cũng được sử dụng chủ yếu để sản xuất các hóa chất khác, bao gồm chất chống đông, bọt polyurethane, chất kết dính, tẩy rửa, hàng dệt may và dung môi.

Với lượng nhỏ hơn, chất này được pha trong công thức thuốc trừ sâu và khử trùng. Khả năng phá hủy DNA của Ethylene oxide khiến nó trở thành chất khử trùng hiệu quả nhưng cũng là nguyên nhân có thể gây ung thư.

Tại Mỹ, theo Sổ tay ảnh hưởng sức khỏe đối với các chất ô nhiễm không khí nguy hiểm do Cơ quan Bảo vệ Môi trường biên soạn cho biết con đường tiếp xúc chính của con người với Ethylene oxide là hít và nuốt phải. Nó có thể xảy ra khi tiếp xúc nghề nghiệp, người tiêu dùng ăn phải thực phẩm chứa chất này hoặc môi trường có nồng độ cao C₂H₄O.

Ethylene oxide cũng rất dễ nổ và dễ phản ứng. Do đó, thiết bị được sử dụng để chế biến nó thường gồm các hệ thống khép kín và tự động hóa cao, giúp giảm nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp. Tuy nhiên, quy định về chất EO có sự khác nhau ở mỗi quốc gia.

Ở khu vực Châu Á đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, do điều kiện thời tiết khí hậu thuộc vùng nhiệt đới ẩm gió mùa nên nguy cơ nhiễm khuẩn, nấm mốc rất cao. Chính vì vậy, các nhà chức trách đã phải cân nhắc rất nhiều nên buộc phải lựa chọn thà chấp nhận lượng tồn dư EO còn hơn để thực phẩm nhiễm khuẩn.

Tại Đài Loan, theo TDFA, chất EO hiện bị cấm sử dụng trong thực phẩm vì chất này được phân loại là chất gây ung thư cấp một và việc phơi nhiễm lâu dài với chất này có thể làm tăng nguy cơ ung thư, và một số bệnh liên quan tới thần kinh.

Hàn Quốc cũng ban hành quy định tạm thời về giới hạn dư lượng cho phép đối với hợp chất 2-chloroethanol là dưới 30mg/kg đối với thực phẩm thông thường, dưới 10mg/kg đối với thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Sau bê bối hạt mè nhập khẩu từ Ấn Độ nhiễm Ethylene Oxide vào năm 2020, thị trường EU đã đưa ra hàng loạt biện pháp khắc phục, siết chặt kiểm soát dư lượng chất cấm trong thực phẩm. Cơ quan Hóa chất châu Âu (ECHA) phân loại Ethylene Oxide vào danh mục chất độc gây đột biến, ung thư và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Vì thế, Ethylene Oxide không được phép sử dụng trong thực phẩm phân phối tại EU, đặc biệt ở quy trình chế biến. Cụ thể, tại nhiều nước châu Âu, hàm lượng EO trong thực phẩm được tính cả mức tồn dư 2-chloroethanol, một dạng chuyển hóa của EO dao động 0,01-0,05 mg/kg, tùy mặt hàng.

Còn Mỹ và Canada quy định trong các loại thảo mộc, rau củ khô, vừng là 7 mg/kg với EO; 940 mg/kg với 2-chloroethanol.

Tại Australia và New Zealand, trước năm 2003, khu vực này cho phép sử dụng ethylene oxide trong xử lý nông sản và quy định ngưỡng giới hạn dư lượng là 20 mg/kg. Từ năm 2003, ethylene oxide đã bị loại bỏ khỏi danh sách chất được sử dụng nhưng có ghi nhận nguy cơ ethylene oxide tồn tại trong sản phẩm thực phẩm nhập khẩu, Australia và New Zealand hiện không có quy định về ngưỡng giới hạn dư lượng đối với ethylene oxide.

Còn tại Việt Nam đã ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5777:2004 về mì ăn liền. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại mì ăn liền được đóng gói sẵn, có hoặc không kèm theo gói gia vị, hoặc mì đã được trộn/ phun sẵn gia vị; có thể ăn liền hoặc ăn liền sau khi ngâm trong nước sôi trong thời gian xác định.

Sau đó, TCVN 5777:2004 đã được thay thế bằng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7879:2008 (CODEX STAN 249:2006) về sản phẩm ngũ cốc dạng sợi ăn liền. 

TCVN 7879:2008 áp dụng cho các loại sản phẩm ngũ cốc dạng sợi ăn liền khác nhau. Sản phẩm ngũ cốc dạng sợi ăn liền có thể được đóng gói cùng với gói gia vị, hoặc ở dạng sản phẩm có tẩm gia vị và có hoặc không đóng thành gói lẻ, hoặc gia vị được phun lên sản phẩm và được làm khô sẵn cho sử dụng. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho mì sợi, mì ống.

Theo định nghĩa tại TCVN 7879:2008, sản phẩm ngũ cốc dạng sợi ăn liền là sản phẩm được chế biến từ bột mì và/hoặc bột gạo và/hoặc các loại bột khác và/hoặc tinh bột làm nguyên liệu chính, có bổ sung hoặc không bổ sung các thành phần khác. Sản phẩm có thể được xử lý bằng chất kiềm. Sản phẩm này đặc trưng bằng việc sử dụng quá trình gelatin hóa sơ bộ và khử nước bằng cách chiên hoặc các phương pháp khác.

TCVN 7879: 2008 có quy định cụ thể về thành phần chính và chất lượng chỉ, phụ gia thực phẩm, chất nhiễm bẩn, bao bì và điều kiện đóng gói, bảo vệ sinh thực phẩm, ghi nhãn … nhưng không nêu ý kiến EO hàm lượng.

Theo VietQ