Tiêu chuẩn và cách mạng công nghiệp 4.0

Người viết: admin - Ngày viết: Thứ Tư, Tháng Mười 10, 2018 | 15:42 - Lượt xem: 4003

Ngày 10/10/2018, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Tiêu chuẩn Thế giới 14-10Tham dự lễ kỷ niệm có ông Trần Văn Vinh- Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL, ông Hà Minh Hiệp- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL; Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ KHCN, đại diện Vụ KHCN các Bộ, đại diện Chi cục TĐC tỉnh, thành phố, các Trưởng BKT tiêu chuẩn quốc gia, cùng một số doanh nghiệp, hiệp hội.

Chủ đề Ngày Tiêu chuẩn Thế giới năm 2018 là Tiêu chuẩn và cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ,nhấn mạnh vai trò của cách mạng công nghiệp 4.0, tiêu chuẩn hóa thúc đẩy công nghệ 4.0 ,nhấn mạnh về tốc độ thay đổi nhanh chóng mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại những cơ hội cũng chứa đựng những thách thức riêng.

Phát biểu tại khai mạc, Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Trần Văn Vinh khẳng định, vai trò quan trọng của tiêu chuẩn trong đời sống kinh tế- xã hội của Việt Nam. Tiêu chuẩn không chỉ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn là cơ sở, định hướng công nghệ để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh áp dụng vào doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, tôn vinh đánh giá cao sự đóng góp tích cực của những người làm công tác tiêu chuẩn và mong muốn những người làm công tác tiêu chuẩn cần tiếp tục ban hành, áp dụng các tiêu chuẩn mới và đẩy mạnh hơn nữa công tác tiêu chuẩn ở Việt Nam cũng như tham gia vào tiêu chuẩn quốc tế.

Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Trần Văn Vinh

Các đại biểu tham dự lễ kỷ niệm

Trong buổi lễ kỷ niệm, chia sẻ Thông điệp Ngày Tiêu chuẩn Thế giới 14/10/2018 bà Ngô Thị Ngọc Hà- Phó Viện trưởng phụ trách Viện TCCLVN cho biết, các tiêu chuẩn rất quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên, giờ đây, trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tiêu chuẩn cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng tương tự. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có thể được mô tả như là sự ra đời của một loạt các công nghệ mới, làm mờ ranh giới truyền thống giữa thế giới vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Sự gia tăng kết nối của con người và mọi thứ sẽ tác động đến cách chúng ta sản xuất, giao dịch và giao tiếp, giống như sức mạnh hơi nước đã biến đổi phương thức sản xuất và cách sống của nhiều xã hội trong cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên.

Bà Ngô Thị Ngọc Hà chia sẻ Thông điệp Ngày Tiêu chuẩn Thế giới 

Trong thế kỷ 18, sự chuyển đổi từ công việc thủ công sang máy móc, thiết bị đã làm tăng nhu cầu về tiêu chuẩn. Ví dụ như để thay thế các chi tiết máy và cho phép sản xuất hàng loạt các linh kiện chuyên dụng. Ngày nay, tiêu chuẩn sẽ một lần nữa đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang một kỷ nguyên mới. Tốc độ thay đổi mà chúng ta đang chứng kiến sẽ không thể có được
nếu không có tiêu chuẩn. Các nhà sáng tạo dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, như tiêu chuẩn do IEC, ISO và ITU xây dựng, để đảm bảo khả năng tương thích và khả năng tương tác, để các công nghệ mới có thể được áp dụng một cách liền mạch. Tiêu chuẩn cũng là một phương tiện để truyền bá kiến thức và đổi mới toàn cầu Bên cạnh đó, tốc độ thay đổi nhanh chóng mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại cũng chứa đựng những thách thức riêng. Robot và trí tuệ nhân tạo sẽ ngày càng đảm nhiệm nhiều hơn những công việc trước đây do con người thực hiện, công nghệ chế tạo đắp lớp (hay còn gọi là in 3D) sẽ thay đổi cách chúng ta tạo ra hàng hóa và cung cấp cho chúng ta khả năng “in mọi thứ” ở nhà và khi mọi thứ từ máy bay đến thiết bị theo dõi trẻ nhỏ được kết nối kỹ thuật số thì lỗ hổng bảo mật dữ liệu và hậu quả của sự vi phạm cũng tăng theo cấp số nhân. Đây chỉ là một số ví dụ về các vấn đề bộc lộ ở thế hệ công nghệ thông minh mới được đặc trưng bởi: dữ liệu lớn, tích hợp gia tăng, lưu trữ đám mây và truyền thông mở của các thiết bị … Tiêu chuẩn quốc tế là một cách mạnh mẽ để đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro. Ví dụ, tiêu chuẩn bảo mật có thể giúp cho dữ liệu của chúng ta an toàn hơn và ngăn chặn vấn đề tin tặc. Các tiêu chuẩn an toàn cho robot sẽ giúp việc tương tác với con người trở nên dễ dàng hơn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã bắt đầu, nhưng để nắm bắt được đầy đủ tiềm năng
của nó đối với sự tiến bộ của xã hội thì tiêu chuẩn là vô cùng cần thiết.

Đại biểu cũng đã được nghe bài tham luận về tiếp cận sản xuất thông minh từ góc độ tiêu chuẩn đo lường chất lượng, trong đó nhiệm vụ của Tổng cục TCĐLCL với CMCN 4.0 là giảm bớt và hiện đại hóa quy trình, thủ tục kiểm tra chuyên ngành; Tiếp tục chương trình Nâng cao chất lượng Sản phẩm và Sản phẩm; Xây dựng và trình Chương trình Cơ sở hạ tầng Quốc gia (NQI) theo hướng CMCN 4.0; Xây dựng và trình TTCP phê duyệt và triển khai thực hiện “Đề án tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường đề hỗ trợ doanh nghiệp VN nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến 2025, định hương 2030”; Xây dựng các dự án, nhiệm vụ và giải pháp công nghệ cho công nghiệp Đo lường 4,0 (Metrology 4.0), thành phố thông minh, sản xuất thông minh, nông nghiệp thông minh và nông nghiệp công nghệ cao; Kết nối và học hỏi kinh nghiệm và bài học từ các nước trong khu vực và quốc tế liên quan đến công nghiệp 4.0

Cũng trong buổi lễ kỷ niệm, đại diện các đơn vị trong Tổng cục, và một số đại diện các doanh nghiệp đã ra những bài tham luận chia sẻ về Tiêu chuẩn và Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cũng như vai trò của tiêu chuẩn trong các lĩnh vực.

 

Toàn cảnh buổi lễ kỷ niệm