Tiêu chuẩn – thúc đẩy thực hành tốt trong quản lý môi trường

Thứ Năm, Tháng Một 20, 2022 | 14:24

Hiện nay, tin tức đang cạnh tranh với khoa học về cách giải quyết vấn đề quan trọng như sự nóng lên toàn cầu và đại dịch COVID-19, tiêu chuẩn chung phải được thống nhất và mọi người đều biết phương pháp tốt nhất đã được chứng minh là gì. Hiện đã xuất bản lần thứ 17, Báo cáo Rủi ro toàn cầu năm 2022 kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hợp tác và thông qua sự phối hợp của nhiều bên liên quan để đảm bảo quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế không ròng.

Báo cáo rủi ro toàn cầu năm 2022 là nơi ISO có thể đóng vai trò quan trọng bằng cách cung cấp nguồn lực tập trung để các chuyên gia trên khắp thế giới không phải thực hiện những thí nghiệm cơ bản giống nhau hoặc tranh cãi về sự thật. Tác động toàn cầu của biến đổi khí hậu nhấn mạnh rất cần sự đồng thuận, đồng thời khai thác khả năng của nhân loại để giải quyết vấn đề nhanh hơn và hiệu quả hơn thông qua hợp tác.

Tuyên bố Luân Đôn

Tuyên bố Luân Đôn thể hiện cam kết lịch sử của ISO trong chống lại biến đổi khí hậu thông qua tiêu chuẩn. Vai trò quan trọng này đối với tiêu chuẩn đã được nhà lãnh đạo của G20 cũng như COP26 nhấn mạnh hơn nữa và ISO luôn sẵn sàng biến những cam kết của mình thành hành động. 

Tiêu chuẩn ISO giúp công ty, tổ chức, Chính phủ thích ứng với biến đổi khí hậu, định lượng phát thải khí nhà kính và thúc đẩy phổ biến thực hành tốt trong quản lý môi trường.

Các tiêu chuẩn toàn cầu giúp đo lường lượng khí thải carbon của bất kỳ thứ gì, ở bất kỳ đâu. Đồng thời, giúp những quốc gia trên thế giới đang phát triển ít gây ô nhiễm hơn, chẳng hạn như đảm bảo tiêu chuẩn nghiêm ngặt về khí thải phương tiện giao thông ở Rwanda. Nếu không có các tiêu chuẩn quốc tế cập nhật, ngành công nghiệp và những bên liên quan sẽ không thể đạt được những gì cần thiết.

ISO đã cam kết hỗ trợ việc đạt được thành công Thỏa thuận Paris, các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc và Lời kêu gọi Hành động của Liên hợp quốc về Thích ứng và Khả năng phục hồi. Để đạt được điều này, tiêu chuẩn không chỉ được quyết định bởi những chính trị gia hay doanh nghiệp mà còn liên quan đến xã hội dân sự và những người dễ bị tổn thương nhất trước tác động tàn phá của biến đổi khí hậu. 

Trao quyền cho hành động

Ngoài việc cung cấp giải pháp tiên tiến, các tiêu chuẩn ISO có thể cung cấp cho Chính phủ, ngành công nghiệp một cách tiếp cận có cấu trúc và thực dụng để giải quyết tác hại do biến đổi khí hậu gây ra, trao quyền cho họ hành động.

Hội nghị thượng đỉnh COP26 được tổ chức tại Glasgow vào tháng 11 năm 2021, đã chỉ ra những khác biệt còn tồn tại trong cách tiếp cận của chúng ta để đối phó với thách thức cấp bách nhất mà thế giới phải đối mặt: Biến đổi khí hậu. Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres phát biểu trước những nhà lãnh đạo toàn cầu tại Hội nghị thượng đỉnh COP26: “Có sự thâm hụt về uy tín, sự nhầm lẫn về việc cắt giảm khí thải và mục tiêu bằng không, với các ý nghĩa khác nhau và chỉ số đo lường khác nhau” . 

Cũng theo ông Guterres cần thành lập nhóm các chuyên gia để đề xuất tiêu chuẩn rõ ràng nhằm đo lường và phân tích cam kết không thuần từ các tổ chức phi nhà nước. 

Khi thế giới nỗ lực để đạt được mục tiêu không ròng, Chính phủ, các nhà lãnh đạo ngành, cộng đồng và người tiêu dùng sẽ cần phải tìm ra giải pháp sáng tạo cho những thách thức phức tạp do biến đổi khí hậu gây ra. Các tiêu chuẩn quốc tế có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa, dựa trên sự đồng thuận.

Hà My