Tiêu chuẩn FSSC 22000- những điểm mới trong phiên bản 4.1
Thứ Ba, Tháng Mười Một 13, 2018 | 14:40
- Sự quản lý các dịch vụ
- Ghi nhãn sản phẩm
- Phòng vệ thực phẩm
- Ngăn ngừa gian lận thực phẩm
- Việc sử dụng logo
- Quản lý chất gây dị ứng
- Kiểm soát môi trường
- Công thức của sản phẩm
- Quản lý các nguồn tự nhiên
Với những yêu cầu mới trên, một trong những thay đổi lớn nhất là sự gia tăng mối quan tâm đến ngăn ngừa gian lận thực phẩm và phòng vệ thực phẩm, có thể thấy hiện nay có sự gia tăng về số lượng các sự cố liên quan đến gian lận thực phẩm và phòng vệ thực phẩm. Thực tế là một số cuộc gian lận thực phẩm không trực tiếp ảnh hưởng đến tính an toàn của thực phẩm, tuy nhiên điều này sẽ tác động đến nhận thức của cộng đồng đối với uy tín các nhà sản xuất thực phẩm trong chuỗi cung ứng. Tất cả các điểm trên đều quan trọng để xem xét, mặc dù không hoàn toàn mới, tuy nhiên được quy định đầy đủ hơn so với các phiên bản tiêu chuẩn trước đó và đã được lập thành các yêu cầu để thực hiện đánh giá và tiến hành các kế hoạch kiểm soát nhằm quản lý các mối đe dọa và gây tổn thương tiềm ẩn. Để bảm bảo các yêu cầu trên được thực hiện, cơ sở được đánh giá sẽ được kiểm tra chi tiết các hoạt động cho thấy các mối đe dọa/ gây tổn được được nhận diện, hạn chế hoặc quản lý phù hợp để giảm thiểu mức độ của rủi ro.
Những yêu cầu thêm vào mới của FSSC 22000 đòi hỏi sự tiếp cận an toàn thực phẩm sâu hơn và sẽ tạo ra những thách thức đáng kể cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
Không chỉ có những thay đổi về các yêu cầu của tiêu chuẩn mà còn có những thay đổi liên quan đến hình thức thực hiện đánh giá, FSSC 22000 phiên bản mới còn đòi hỏi ít nhất một cuộc đánh giá không báo trước trong chu kỳ chứng nhận 03 năm. Đây sẽ là cuộc đánh giá hoàn toàn không báo trước, không có bất kỳ sự ưu tiên thông báo hoặc gợi ý từ đánh giá viên/ tổ chức chứng nhận.
Sự hiện diện của việc bắt buộc đánh giá không báo trước sẽ làm thay đổi đáng kể văn hóa về an toàn thực phẩm, vận hành bắt đầu từ sự kiện hàng năm đã được lên kế hoạch thành những điều thực tế cần ghi nhớ trong tổ chức.
Ngoài những thay đổi trên, phạm vi chứng nhận cũng được mở rộng sang những lĩnh vực khác trong chuỗi thực phẩm: Vận chuyển và bảo quản; dịch vụ ăn uống và bán lẻ. Các phạm vi thêm vào ở trên cho phép Tiêu chuẩn FSSC được áp dụng trong toàn bộ chuỗi thực phẩm, từ nông trại đến bàn ăn.