Tiêu chuẩn công nghệ silica trong sản xuất cao su
Người viết: Trương Vân - Ngày viết: Thứ Bảy, Tháng Chín 10, 2022 | 11:29 - Lượt xem: 419
Vừa qua, tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ASTM đã xây dựng một tiêu chuẩn mới dành riêng cho việc sử dụng công nghệ silica trong việc sản xuất ra các sản phẩm cao su.
Ủy ban cao su và vật liệu cao su của ASTM International (D11) đã phê duyệt một tiêu chuẩn mới sẽ hỗ trợ việc sử dụng công nghệ silica trong sản xuất các sản phẩm cao su.
Tiêu chuẩn mới (D8471) bao gồm các quy trình nguyên liệu, công thức và hỗn hợp để đánh giá và kiểm tra chất lượng của silica và các công nghệ liên quan, chẳng hạn như silan và polyme chức năng, trong một hợp chất cao su được tiêu chuẩn hóa.
Thành viên của ủy ban, ông Jorge Lacayo-Pineda của ASTM cho biết: “Tiêu chuẩn này là cần thiết cho quá trình hoạt động của công nghệ silica trong các hợp chất cao su. “Cần có một hợp chất đối chứng để kiểm soát chất lượng sản xuất, cho mục đích nghiên cứu và phát triển, và để so sánh các nguyên liệu thô khác nhau có liên quan, chẳng hạn như các loại silica khác nhau của organo-silan.”
Tiêu chuẩn mới cũng sẽ được các nhà sản xuất cao su và các phòng thử nghiệm sử dụng để chuẩn bị làm các hợp chất đối chứng nhằm xác nhận độ tin cậy hàng ngày của các hoạt động thử nghiệm được sử dụng trong ngành công nghiệp cao su, để đánh giá và kiểm soát chất lượng của hợp chất sản xuất.
Bà Lacayo-Pineda, thành viên trong ủy ban cũng cho biết: “Công nghệ silica cho lốp xe ‘xanh’ vì đã góp phần đáng kể vào việc tiết kiệm nhiên liệu, do đó giảm tác động xấu đến môi trường bằng cách giảm lượng khí thải carbon dioxide.
Được biết, Silica là tên gọi khác của silic dioxit (khói trắng, silica kết tủa, than trắng, độn silica) có công thức hóa học là SiO2. Silica tồn tại ở hai dạng tinh thể và vô định hình. Silica sử dụng trong ngành cao su là Silica kết tủa. Được sử dụng làm bột gia công, tăng cường cơ lý cho các vật liệu đàn hồi đặc biệt trong khả năng tăng độ cứng của cao su. Cho kết quả độ bền kéo đứt cao, chống xé rách và tạo được khả năng chịu mài mòn cao cho hỗn hợp.
Liên quan đến cao su và các sản phẩm liên quan, Việt Nam cũng đã từng có một số những tiêu chuẩn kỹ thuật về nguyên vật liệu này.
Cụ thể, tiêu chuẩn TCVN 3769 : 2004 – Cao su thiên nhiên SVR – Quy định kỹ thuật. Tiêu chuẩn này áp dụng cho cao su thiên nhiên SVR, được sản xuất từ mủ của cây Hevea brasiliensis và không áp dụng cho các loại cao su thiên nhiên khác. Tiêu chuẩn này cũng bao gồm nhiều tiêu chuẩn khác viện dẫn kèm:
TCVN 6086:2004 (ISO 1795:2000) Cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp – Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu.
TCVN 6087:2004 (ISO 247:1990) Cao su – Xác định hàm lượng tro.
TCVN 6088:2004 (ISO 248:1991) Cao su – Xác định hàm lượng chất bay hơi.
TCVN 6089:2004 (ISO 249:1995) Cao su thiên nhiên – Xác định hàm lượng chất bẩn.
TCVN 6090-1:2004 (ISO 289-1:1994) Cao su chưa lưu hóa – Phương pháp sử dụng nhớt kế đĩa trượt – Phần 1: Xác định độ nhớt Mooney.
TCVN 6091:2004 (ISO 1656:1996) Cao su thiên nhiên và latex cao su thiên nhiên – Xác định hàm lượng nitơ.
TCVN 6092-1:2004 (ISO 2930:1995) Cao su thiên nhiên – Xác định độ dẻo – Phần 1: Xác định chỉ số duy trì độ dẻo (PRI).
TCVN 6092-2:2004(ISO 2007:1991) Cao su thiên nhiên – Xác định độ dẻo – Phần 2: Cao su chưa lưu hóa – Xác định độ dẻo bằng máy đo độ dẻo nhanh.
TCVN 6093:2004 (ISO 4660:1999) Cao su thiên nhiên – Xác định chỉ số màu.
TCVN 6094:2004 (ISO 3417:1991) Cao su – Xác định đặc tính lưu hóa bằng máy đo tốc độ lưu hóa đĩa dao động.
Theo VietQ