Thúc đẩy phối hợp, nâng cao hiệu quả công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng với Bộ Công Thương

Người viết: Trương Vân - Ngày viết: Thứ Năm, Tháng Tám 15, 2019 | 16:59 - Lượt xem: 1672

Ngày 15/8, Chương trình thảo luận về kế hoạch công tác TCĐLCL năm 2020 đã diễn ra giữa Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL), Bộ Khoa học và Công nghệ và Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương.

Tham dự buổi họp, phía Tổng cục TCĐLCL có Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Trần Văn Vinh, cùng một số đại diện các đơn vị trong Tổng cục.

Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Trần Văn Vinh. 

Phía Bộ Công thương, có bà Phạm Thu Giang – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương cùng đại diện các đơn vị của Bộ Công Thương.

Đại diện một số đơn vị của Bộ Công Thương

Tại chương trình thảo luận, đại diện phía Vụ Khoa và Công nghệ, Bộ Công Thương đã trình bày báo cáo tình hình triển khai các hoạt động TCĐLCL năm 2018, 6 tháng đầu năm 2019 và định hướng năm 2020.

Trong đó, năm 2018, Bộ Công Thương đã xây dựng, ban hành 01 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bình tự cứu cá nhân sử dụng trong mỏ hầm lò (QCVN 01:2018), 01 Quyết định ban hành Lộ trình hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành Công thương đến năm 2025; 01 Thông tư quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương; xây dựng 17 TCVN thuộc các lĩnh vực thuốc lá, sành sứ thủy tinh, thiết bị điện phòng nổ…

Bên cạnh đó, trong 06 tháng đầu năm 2019, Bộ Công Thương đang tổ chức xây dựng Thông tư thay thế Thông tư số 48/2011/TT-BCT quy định về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, thiết lập môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Bộ còn tích cực triển khai xây dựng 04 QCVN trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo Quyết định số 4958/QĐ-BTC ngày 27 tháng 12 năm 2018.

Về hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa, Bộ Công Thương đã chỉ định các cơ quan kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu và tổ chức đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa được phân công quản lý đối với các loại sản phẩm hàng hóa. Cụ thể tính đến tháng 6 năm 2019, số lượng các đơn vị đã được chỉ định, cụ thể như sau: An toàn thực phẩm trong đó kiểm tra nhà nước: 12 tổ chức, kiểm nghiệm thực phẩm: 26 tổ tức; sản phẩm dệt may: 15 tổ chức; sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh: 12 tổ chức; hàng hóa nhóm 2 và các hàng hóa khác: 07 tổ chức.

Liên quan đến hoạt động cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp, Bộ Công Thương đã cấp được 31 Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp trong năm 2018 và 12 Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp trong 06 tháng đầu năm 2019.

Về triển khai Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành công nghiệp, theo kế hoạch được giao năm 2018 – 2019, Bộ Công thương hỗ trợ xây dựng 60 mô hình điểm (tập trung vào các quản lý an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001, công cụ quản lý hiệu suất tổng thể (TPM), công cụ triển khai chiếc lược (BSC) và hệ thống đánh giá kết quả doanh nghiệp (KPI) và mô hình cải tiến năng suất và quàn lý chất lượng tổng thể). Cùng với đó, Bộ sẽ triển khai đồng thời các khóa tập huấn tập trung và tập huấn, hướng dẫn thực hiện hiện tai doanh nghiệp. Dự kiến sẽ có 08 hội thảo, 06 khóa đào tạo tập trung và gần 60 khóa tập huấn hướng dẫn tại doanh nghiệp.

Trong định hướng kế hoạch TCĐLCL năm 2020, Bộ Công Thương dự kiến sẽ triển khai xây dựng 45 TCVN và QCVN bao gồm lĩnh vực: an toàn hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, khoáng sản,…Bên cạnh đó, Bộ sẽ tiếp tục ra soát các phương tiện đo nhóm 2; phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc xây dựng, góp ý các văn bản quy phạm pháp luật về đo lường và thanh tra, kiểm tra nhà nước về đo lường, đối với phương tiện đo, phép đo, hàng đóng gói sẵn trong phạm vi nhà nước được phân công.

Trong công tác triển khai Chương trình năng suất chất lượng, Bộ sẽ đảm bảo mục tiêu xây dựng TCVN và QCVN, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý và công cụ cải tiến, đạt mức từ 15 – 16%; tất cả các Phòng thí nghiệm của Bộ sẽ đạt tiêu chuẩn ISO 17025:2017; xây dựng các hệ thống theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu năng suất của ngành công thương và tổng kết đánh giá dự án giai đoạn 2012 – 2020 và xây dựng, đề xuất định hướng triển khai cho cá giai đoạn tiếp theo.

 Toàn cảnh buổi họp.

Cũng trong buổi thảo luận, sau khi nghe bài báo cáo của đại diện Bộ Công Thương, phía Tổng cục TCĐLCL đã tổng hợp ý kiến và đưa ra một số góp ý.

Nhìn chung, trong thời gian qua Bộ Công Thương cơ bản có sự phối hợp tốt với Tổng cục trong công tác xây dựng, triển khai các văn bản QPPL, xây dựng Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật; công tác quản lý nhà nước về đo lường; đánh giá sự phù hợp, quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015, hợp tác quốc tế và triển khai Chương trình quốc gia Năng suất chất lượng; TBT.

Trong đó, Tổng cục đề nghị Bộ Công Thương rà soát các kế hoạch xây dựng TCVN hàng năm; hoàn chỉnh việc tổ chức xây dựng dự thảo TCVN và chuyển sang Bộ Khoa học và Công nghệ để thẩm định.

Bên cạnh đó, đề nghị bổ sung về tình hình triển khai Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg tại cơ quan, đơn vị; bổ sung tình hình kiểm tra chất lượng hàng hóa đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường, kết quả công tác quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.

Ngoài ra, đối với định hướng trong năm 2020, Tổng cục TCĐLCL đề nghị Bộ Công Thương lưu ý rà soát những nhóm đối tượng TCVN, QCVN có sự tham gia của nhiều Bộ, ngành hoặc thẩm quyền xây dựng, ban hành chưa rõ theo quy định tại các Luật chuyên ngành khác nhau; khi xét duyệt kế hoạch xây dựng QCVN nhóm đối tượng liên quan thành 01 QCVN chung.

Về công tác quản lý nhà nước về đo lường, Tổng cục đề nghị Bộ ra soát các văn phảm QPPL, quy chuẩn kỹ thuất quốc gia để tránh tình trạng chồng chéo, trùng lặp. Đề xuất và triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong chức năng nhiệm vụ của Bộ Công thương theo QĐ số 996/QĐ-TTg ngày 10/8/2018.

Trong thực hiện đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc, Tổng cục TCĐLCL đề nghị Bộ bổ sung thực hiện các nội dung: xây dựng, vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc, cơ sở dữ liệu sản phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền, bảo đảm kết nối với Cổng thông tin Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia. Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện rà soát, hoàn thiện văn bản quy định, pháp luật về truy xuất nguồn gốc, trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định về nhóm sản phẩm bắt buộc truy xuất, nguồn gốc, nhóm sản phẩm ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc.

Bên cạnh đó, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan quản lý, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động Truy xuất nguồn gốc.Tuyên truyền, phổ biến các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án đến các doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực quản lý để tham gia thực hiện Đề án. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mã số mã vạch đối với sản phẩm, hàng hóa, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.

Hồng Vân