Thông tin mã code dán trên thực phẩm liệu có an toàn
Thứ Hai, Tháng Mười Hai 10, 2018 | 16:23
Trong thời đại xu hướng quốc tế hóa, người tiêu dùng có thể an tâm việc minh bạch thông tin thực phẩm qua mã code, tuy nhiên bên cạnh đó, chuyên gia ẩm thực đã khuyến cáo, thực phẩm có mã vạch vẫn còn tồn tại những rủi ro đi kèm.
Nhà nước bước đầu đã triển khai ứng dụng dán tem quét mã code truy xuất nguồn gốc ở các cơ sở và doanh nghiệp với mục đích minh họa thông tin về nguồn gốc, chất lượng thực phẩm. Mặt hàng tiêu dùng như rau, củ, quả, thịt, cá, tôm.. hiện đã được dán tem về truy xuất nguồn gốc.
Niềm tin từ người tiêu dùng khi nhận ra tiện ích trong việc ứng dụng công nghệ quản lý an toàn thực phẩm. Các thực phẩm bày bán ở khắp nơi như siêu thị, chợ… bắt đầu được dán nhãn mác chứa mã vạch. Với một chiếc điện thoại thông minh người tiêu dùng có thể cài đặt phần mềm quét mã vạch, truy cập vào internet, chụp lại mã code của thông tin thực phẩm là đã có thể biết chi tiết về nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm mình cần mua.
Tuy nhiên, người tiêu dùng đang băn khoăn về độ an toàn , tính trung thực của các tem nhãn mang mã code. Những sản phẩm đã qua chế biến, mã code truy xuất được in ngay trên bao bì còn những mặt hàng tươi sống lại dán trực tiếp lên sản phẩm hoặc dán lên bao bì có thể bóc ra rất dễ dàng. Như vậy, việc gắn mã code của thực phẩm rõ ràng nguồn gốc lên những sản phẩm không rõ nguồn gốc là không khó.
Bên cạnh băn khoăn của người tiêu dùng, Ths chuyên gia thực phẩm cho rằng: Hiện tem nhãn liên quan đến chứng nhận thực phẩm được thẩm định bởi những đơn vị khách quan, sản xuất theo quy trình Global Gap, Viet Gap. Tuy nhiên, từng sản phẩm cụ thể không được test để cấp chứng nhận, đơn vị sản xuất phải tự chịu trách nhiệm chất lượng sản phẩm trên cơ sở tuân thủ quy trình.
Quy trình sản xuất tốt chưa chắc tất cả sản phẩm đều tốt bởi vẫn có những sự cố xảy ra khiến sản phẩm không đạt chất lượng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Nhưng lợi dụng quy trình được chứng nhận, nhiều đơn vị sản xuất khi đóng gói từng sản phẩm cụ thể đã dùng từ ngữ “đạt tiêu chuẩn” ghi công bố trên tem nhãn, điều này là đánh tráo khái niệm, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Mặt khác, trên tem nhãn thông tin mã code cần phải công bố các chất nguy cơ gây dị ứng để tránh nguy hiểm cho từng cá nhân nhưng chưa có nhiều mặt hàng thực phẩm chú trọng đến vấn đề này.
Ngoài những giải pháp siết chặt quản lý thực phẩm từ khâu đầu vào thì hơn ai hết người sản xuất kinh doanh cần phải đảm bảo uy tín của mình và có trách nhiệm chung vì sức khỏe cộng đồng.
TH