Tăng năng suất lao động thông qua công cụ cải tiến
Thứ Sáu, Tháng Mười Hai 6, 2024 | 16:10
Công ty Cổ phần Thái Dương thành lập vào năm 2013, là Công ty sản xuất các sản phẩm cao su kỹ thuật từ cao su thiên nhiên.
Các cán bộ cấp lãnh đạo cũng như quản lý cấp trung đã được đào tạo về phương pháp quản lý tinh gọn, tuy nhiên việc áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn trong Công ty chưa triển khai được,
Trong dự án này, Công ty áp dụng Phương pháp sản xuất tinh gọn. Các công cụ Xác định lãng phí, 5S, Sắp xếp mặt bằng và Cải tiến được chọn áp dụng nhằm giúp tăng năng suất lao động và giảm giá thành sản xuất sản phẩm. Dưới đây là kết quả thực hành một trong số các công cụ nói trên: công cụ Cải tiến. Hình dưới đây minh họa các cải tiến thời gian lưu hóa cao su.
Hình 1: Thay đổi thời gian lưu hóa
Việc thay đổi thời gian lưu hóa từ 8 phút xuống 6 phút đã giúp gia tăng năng suất của máy lưu hóa lên 25%, Bộ phận thiết kế đã thay đổi nhiểu công thức lưu hóa từ 5, 6, 7 phút và phát hiện thấy thời gian lưu hóa 6 phút vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt theo các yêu cầu kỹ thuật của Công ty. Do vậy, thời gian lưu hóa được chọn là 6 phút. Với thời gian lưu hóa mới, năng suất máy lưu hóa tăng được 25 %. Kết quả này giúp Công ty không thiếu máy lưu hóa, gia tăng được năng suất và đáp ứng được khi có nhiều đơn hàng.
Một cải tiến thứ hai liên quan đến giảm các quá trình thừa. Thông thường quá trình lưu hóa sản phẩm đến đóng gói thông qua 4 bước:
Hình 2: Giảm quá trình thừa, tăng năng suất
Quy trình sản xuất Sản phẩm Cup Neo bao gồm 4 công đoạn. Theo quy trình này, phải tốn 1 công nhân làm trong thời gian 10 h để cắt bavia ở công đoạn hoàn thiện. Sau khi nghiên cứu các quá trình, nhóm Lean nhận thấy rằng sau khi lưu hóa, việc tách bavia sẽ dàng hơn do sản phẩm đang còn nóng, khi bỏ sản phẩm vào giỏ để chuyển sang công đoạn hoàn thiện, sản phẩm nguội đi sẽ rất khó để tách bivia và hoàn thiện. Nhóm quyết định chọn bỏ công đoạn hoàn thiện và tổ chức cắt bavia tại công đoạn lưu hóa, sau đó chuyển sang công đoạn đóng gói luôn. Với quy trình mới này, nhóm đã tiết kiệm 9h/12h với 1 công nhân. Năng suất công đoạn này đã tăng gấp 4 lần
Như vậy, thông qua việc xem xét lại các quy trình cũ, đánh giá, cải tiến các thông số, sắp xếp lại quy trình có thể giúp giảm thiểu các quá trình thừa và tăng năng suất công đoạn. Công ty không phải tốn cho phí đầu tư trong hoạt động cải tiến các quá trình này.
Nguyễn Thị Kim Loan