Sóc Trăng: Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, đáp ứng yêu cầu hội nhập

Người viết: Trương Vân - Ngày viết: Thứ Sáu, Tháng Mười Một 25, 2022 | 12:28 - Lượt xem: 715

Tỉnh Sóc Trăng đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 hỗ trợ 75 sản phẩm, hàng hóa được tư vấn, công bố, áp dụng tiêu chuẩn cơ sở (TCCS); tư vấn, chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia (TCQG) hoặc tiêu chuẩn quốc tế (TCQT); tư vấn, chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCKTQG), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCKTĐP); tự công bố sản phẩm, hàng hoá theo quy định.

Tỉnh Sóc Trăng đang thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, góp phần nâng tỷ trọng đóng góp năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế tỉnh Sóc Trăng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong bối cảnh Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Theo đó, Sóc Trăng đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 hỗ trợ 75 sản phẩm, hàng hóa của Tỉnh được tư vấn, công bố, áp dụng tiêu chuẩn cơ sở (TCCS); tư vấn, chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia (TCQG) hoặc tiêu chuẩn quốc tế (TCQT); tư vấn, chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCKTQG), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCKTĐP); tự công bố sản phẩm, hàng hoá theo quy định.

Ảnh minh họa. 

Đến năm 2030, hỗ trợ 95 sản phẩm, hàng hóa của tỉnh được tư vấn, công bố, áp dụng TCCS; tư vấn, chứng nhận phù hợp TCQG hoặc TVQT; tư vấn, chứng nhận phù hợp QCKTQG, QCKTĐP; tự công bố sản phẩm, hàng hoá theo quy định. Hỗ trợ ít nhất 90 lượt doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã trong việc tư vấn xây dựng, áp dụng, chứng nhận hệ thống quản lý tiên tiến; hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (G.A.P); thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh,…; ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để thiết lập, tối ưu hóa, hiện đại hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp; áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh. Hỗ trợ 06 đơn vị thực hiện tư vấn xây dựng, áp dụng, đánh giá chứng nhận, nâng cấp theo ISO/IEC 17025.

Đồng thời, phấn đấu đến năm 2030 hỗ trợ ít nhất 10 lượt doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc gia và có 50% lượt doanh nghiệp được trao tặng giải thưởng này. Đào tạo ít nhất 35 chuyên gia năng suất chất lượng tại các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp.

Các hoạt động hỗ trợ này được kỳ vọng sẽ góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế tỉnh Sóc Trăng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.

Tỉnh Sóc Trăng cũng đưa ra những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa như: Thứ nhất, tăng cường công tác thông tin, truyền thông về năng suất chất lượng. Cụ thể, đẩy mạnh phổ biến, hướng dẫn áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, nhất là các công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh vào doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã.

Tổ chức, triển khai, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông, trang thông tin điện tử,… để phổ biến, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm v ề nâng cao năng suất chất lượng.

Tổ chức tập huấn, tham quan, hội nghị, hội thảo, tọa đàm cho đội ngũ thực hiện hoạt động nâng cao năng suất chất lượng của cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp nhằm tiếp cận, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm,… Tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích cao trong hoạt động nâng cao năng suất chất lượng. Khuyến khích, vận động, hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp tham gia các hoạt động của Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

Thứ hai, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh.

Hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã trong việc xây dựng tiêu chuẩn cơ sở; công bố, chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương; tự công bố/đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định.

Hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã trong việc tư vấn xây dựng, áp dụng, chứng nhận hệ thống quản lý tiên tiến, trong đó quan tâm đến việc áp dụng các hệ thống quản lý về an toàn thực phẩm, môi trường, năng lượng, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp; công cụ cải tiến năng suất cơ bản; hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (G.A.P), thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh… công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh. Khuyến khích và đẩy mạnh áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng đặc thù cho ngành, lĩnh vực, tiêu chuẩn về các hệ thống quản lý mới được công bố. Hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã trong việc tư vấn xây dựng, áp dụng, chứng nhận, nâng cấp theo ISO/IEC 17025.

 Tỉnh Sóc Trăng đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 hỗ trợ 75 sản phẩm, hàng hóa của Tỉnh được tư vấn, công bố, áp dụng tiêu chuẩn cơ sở. (ảnh minh họa)

Hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã tham gia hoạt động GTCLQG, kinh phí hỗ trợ bao gồm kinh phí đào tạo nghiệp vụ; kinh phí tham dự GTCLQG, kinh phí tham gia nhận giải; thuê tư vấn hướng dẫn hồ sơ, viết báo cáo tự đánh giá; thuê chuyên gia đánh giá…

Thứ ba, đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng. Tổ chức, phối hợp đào tạo đội ngũ chuyên gia năng suất chất lượng địa phương, có khả năng triển khai thực hiện; đánh giá, kiểm tra hiệu quả việc thực hiện dự án cải tiến năng suất chất lượng tại doanh nghiệp. Mở rộng đào tạo kiến thức về năng suất chất lượng trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hiện có của tỉnh.

Tổ chức, tham dự tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về năng suất chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh, tham gia các chương trình đào tạo của Tổ chức Năng suất Châu Á và các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế khu vực… cho đội ngũ thực hiện hoạt động nâng cao năng suất chất lượng của cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp.

Thứ tư, tính mức độ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Thực hiện tính toán mức độ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) ảnh hưởng chủ yếu đến tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh ở giai đoạn 2021 – 2025 và 2026 – 2030.

Theo VietQ