Siết chặt quy định về hóa chất, doanh nghiệp xuất khẩu
Thứ Hai, Tháng Mười Một 19, 2018 | 9:55
Khuyến nghị được các chuyên gia từ châu Âu đưa ra tại Hội thảo về các quy định pháp lý liên quan đến hóa chất đối với hàng hóa nhập khẩu vào EU do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức tại Hà Nội đó chính là Liên minh châu Âu (EU) áp dụng quy định mới về hóa chất có tác động lớn tới nhiều ngành hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, nhất là dệt may, da giày, nội thất…
Theo TS. Jan Nylund, chuyên gia hóa chất từ Công ty TNHH Chemetors ,quy định REACH liên quan đến các hóa chất, hợp chất và các vật phẩm, được ban hành có hiệu lực từ 1/6/2007 để thay thế cho 40 luật về hóa chất ở EU. Ông khuyến cáo sản phẩm hàng hóa chứa chất Phthalate, Cadimi và Amiăng… đứng đầu về vi phạm quy định REACH của EU. Chính vì vậy, nếu muốn tránh rủi ro xuất hàng sang EU, doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ từng hóa chất có trong sản phẩm của mình và nhận thức đầy đủ về quy định REACH. Không thực hiện đầy đủ quy định REACH, hàng hóa xuất sang EU sẽ bị từ chối thông quan.
Sang năm 2018, quy định REACH càng bị siết chặt khi EU yêu cầu nhà sản xuất và nhà nhập khẩu hàng hóa vào EU phải thông báo cho Cơ quan Hóa chất châu Âu (ECHA) nếu hóa chất trong hàng hóa đó nằm trong Danh mục hóa chất có mức độ quan ngại cao (SVHC), có hàm lượng từ 1 tấn/nhà sản xuất hay nhà nhập khẩu/năm và chiếm tỷ trọng 0,1% trọng lượng hàng hóa.
Nhìn lại 10 năm áp dụng quy định REACH, việc thực hiện REACH đem lại những kết quả có lợi, giúp đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, khuyến khích nhà sản xuất áp dụng các biện pháp tái chế hóa chất.
Đối với những quốc gia không phải thành viên EU như Việt Nam, các nhà sản xuất ở đây có thể thuê một đại diện duy nhất (OR) để tiến hành đăng ký thực hiện REACH, triển khai các bước đàm phán, tư vấn và thực hiện các dịch vụ liên quan đến REACH khi muốn xuất hàng vào EU.Bằng việc tuân thủ quy định REACH, các nhà xuất khẩu phải điều chỉnh sản xuất cho phù hợp. Nếu thực hiện tốt quy định REACH thì nhà sản xuất cũng là đối tượng được hưởng lợi nhiều