Quang Sinh học – Nguy cơ phơi nhiễm và giải pháp từ QUATEST 3

Người viết: Trương Vân - Ngày viết: Thứ Sáu, Tháng Sáu 18, 2021 | 9:40 - Lượt xem: 1478

Mặt trời, nguồn sáng tự nhiên lớn nhất đem lại nhiều lợi ích to lớn đến đời sống con người, tuy nhiên nó có một số tác động tiêu cực.

Thiết bị chiếu sáng nhân tạo được thiết kế mô phỏng nguồn sáng tự nhiên, phục vụ các nhu cầu khác nhau của con người nhưng có những hạn chế. Như vậy, cơ quan quản lý đã có chính sách gì nhằm quản lý chất lượng thiết bị chiếu sáng trên thị trường để bảo vệ người tiêu dùng? Là tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3  (QUATEST 3) đã có những đóng góp tích cực để thực hiện công việc này.

Quang sinh học ảnh hưởng đến đời sống con người ra sao?

Ánh sáng và sóng điện từ có nhiều tác động hữu ích đến đời sống con người, nhưng nếu cường độ mạnh hoặc thời gian phơi nhiễm dài mà không có biện pháp bảo vệ sẽ gây ra nhiều tác động có hại cho sức khỏe con người.

Một số ánh sáng và sóng gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người như:

Ánh sáng xanhdải bước sóng ngắn (400 – 490 nm) và nhiều năng lượng. Nguồn ánh sáng xanh lớn nhất là mặt trời. Ngoài ra, còn nhiều nguồn khác sinh ra ánh sáng xanh như  đèn LED, TV màn hình phẳng, màn hình máy tính, điện thoại thông minh,… Hầu như tất cả ánh sáng xanh có thể nhìn thấy đi qua giác mạc, thủy tinh thể, dịch kính rồi được hấp thụ tại võng mạc. Nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh có thể tác động đến: giác mạc (nhìn mờ, giảm tuổi thọ tế bào), thủy tinh thể (đục thủy tinh), võng mạc (thoái hóa thị lực), khúc xạ (gây cận thị, thị lực kém), khô mắt, mỏi mắt (đau nhức, khó tập trung) …

Tia cực tím UV hay còn gọi là tia tử ngoại có bước sóng ngắn hơn so với ánh sáng nhìn thấy và dài hơn so với tia X. Sóng UV được chia làm UVA (315 – 380 nm), UVB (280 – 315 nm), UVC (< 280 nm). Các tác động từ UV do lượng thời gian chiếu vào mắt và khoảng cách từ thiết bị ngắn nên tác động đến mắt gấp nhiều lần so với tia UV mặt trời. Tia cực tím có thể gây bỏng mắtthoái hóa hoàng điểm hay đục thủy tinh thể ….
Tia hồng ngoại IR có bước sóng trên 700 nm và chiếm 50 % tổng bức xạ. Khi tiếp xúc với tia hồng ngoại ở cường độ cao trong thời gian dài sẽ gây tác động xấu rất lớn đến sức khỏe: tác động đến mắt làm thoái hóa điểm vàng, đau nhức mắt, đục giác mạc, khô mắt …; trên da gây bỏng da, tăng sắc tố, ban đỏ, …

Quy chuẩn an toàn quang sinh học đối với đèn LED

Để ngăn ngừa những tác động quang sinh học có hại đến sức khỏe con người, Bộ Khoa học & Công nghệ đã ban hành Quy chuẩn sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED – QCVN19/BKHCN, trong đó quy định về các giới hạn phơi nhiễm an toàn cho các thiết bị chiếu sáng LED.

Đối tượng áp dụng quy chuẩn này gồm: Đèn điện LED (đèn điện LED thông dụng cố định và đèn điện LED thông dụng di động); Bóng đèn LED có balát lắp liền; Bóng đèn LED hai đầu.

Thời hạn quy chuẩn này được đưa vào áp dụng, bắt đầu từ 01/01/2022

Mức quy định: các thiết bị chiếu sáng LED phải nằm trong nhóm Miễn trừ (Exempt group) không có nguy cơ về quang sinh học hoặc nhóm Nguy cơ 1 (Risk group 1) không có nguy cơ về quang sinh học với sử dụng thông thường.

Tiêu chuẩn áp dụng theo QCVN 19:2019/BKHCN là IEC 62471: 2006 An toàn quang sinh học đối với bóng đèn và hệ thống bóng đèn. Trong đó phân loại các nhóm nguy cơ quang sinh học: Nhóm Miễn trừ (Exemp group) không có nguy cơ, Nhóm Nguy cơ 1 (Risk group 1) nguy cơ thấp, Nhóm Nguy cơ 2 (Risk group 2) nguy cơ trung bình, Nhóm Nguy cơ 3 (Risk group 3) nguy cơ cao

QUATEST 3 đáp ứng những yêu cầu gì?

Có hệ thống thử An toàn Quang sinh học hiện đại

QUATEST 3 đã trang bị Hệ thống thử quang sinh học Bentham của Vương quốc Anh hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu của IEC 62471/ IEC TR 62778 qui định tại QCVN 19:2019/BKHCN. Hệ thống thiết bị này được xem là hiện đại hàng đầu tại Việt Nam.

Phổ nguồn sáng của hệ thống Bentham: 200 – 3000 nm cho các dải bước sóng khác nhau như Tử ngoại quang hóa (Actinic UV), Ánh sáng xanh (Blue light), Hồng ngoại (Infrared)

Các phơi nhiễm nguy hiểm quang sinh học mà hệ thống Bentham có thể thực hiện:

Nguy hiểm

Ký hiệu

Dải bước sóng

Tác động sinh học
UV quang hóa

ES

200 – 400 nm

Da, giác mạc
Cận UV

EUVA

315 – 400 nm

Giác mạc
Ánh sáng xanh

LB

300 – 700 nm

Võng mạc
Ánh sáng xanh nguồn nhỏ

EB

300 – 700 nm

Võng mạc
Nhiệt võng mạc

LR

380 – 1400 nm

Mắt
Nhiệt võng mạc (yếu)

LIR

780 – 1400 nm

Mắt
Bức xạ hồng ngoại

EIR

780 – 3000 nm

Giác mạc
Nhiệt

EH

380 – 3000 nm

Da

Bộ Khoa học & Công nghệ đã chỉ định QUATEST 3 thực hiện việc thử nghiệm, chứng nhận hợp qui đối với sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED phù hợp theo QCVN 19:2019/BKHCN

Với các thiết bị hiện đại và nhân lực đã qua đào tạo, nhiều kinh nghiệm, QUATEST 3 sẵn sàng đáp ứng yêu cầu thử nghiệm & chứng nhận của khách hàng về những yêu cầu kỹ thuật liên quan đến an toàn quang sinh học, tính năng, hiệu suất năng lượng, tương thích điện từ,…

Để được tư vấn thêm thông tin chi tiết và thử nghiệm, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

ThS Trần Ngọc Long – Bộ phận Thiết bị chiếu sáng – QUATES