Loạt tiêu chuẩn quốc tế làm giảm rủi ro toàn cầu do Covid-19

Người viết: Trương Vân - Ngày viết: Thứ Ba, Tháng Ba 30, 2021 | 9:33 - Lượt xem: 770

Theo báo cáo rủi ro toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), biến đổi khí hậu, thiệt hại môi trường do con người gây ra và sự gia tăng bất bình đẳng do đại dịch COVID-19 tạo ra là một số mối đe dọa chính mà thế giới sẽ phải đối mặt trong thập kỷ tới. Báo cáo này chỉ rõ, chúng ta phải có khả năng tin tưởng vào sự hợp tác toàn cầu hiệu quả, chia sẻ thông tin và phối hợp để đáp ứng các thách thức.

Rủi ro môi trường

Mặc dù các biện pháp ngăn chặn được áp dụng trên khắp thế giới đã làm giảm lượng khí thải carbon, nhưng tình hình vẫn không mấy khả quan. Báo cáo cho thấy một khi hoạt động du lịch trở lại, lượng khí thải sẽ tăng trở lại. Việc triển khai hệ thống quản lý môi trường dựa trên ISO 14001 giúp các tổ chức giải mã lựa chọn khác nhau để áp dụng cách tiếp cận chiến lược cho các hoạt động của mình. Một hệ thống như vậy cho phép họ hiểu rõ hơn tác động đối với môi trường để đưa ra mục tiêu chính xác và thực hiện các biện pháp cụ thể để đạt được mục tiêu này.

Để đạt được mục tiêu trung lập carbon toàn cầu cần đầu tư đáng kể và tài chính bền vững có thể giúp ích. Ủy ban kỹ thuật ISO được thành lập gần đây ISO/TC 322 Tài chính bền vững thiết lập khuôn khổ cho việc phát triển các tiêu chuẩn mới, xác định và hướng dẫn các hoạt động tài chính bền vững được lựa chọn. Các tiêu chuẩn này sẽ bổ sung cho tiêu chuẩn khác đang được phát triển, chẳng hạn như bộ tiêu chuẩn ISO 14030 sắp tới về chứng khoán nợ xanh; ISO 14097 về đánh giá và báo cáo các hoạt động tài chính và đầu tư biến đổi khí hậu.

Bệnh truyền nhiễm

Đại dịch COVID-19 đã nêu bật những điểm yếu trong hệ thống y tế của chúng ta và sự chênh lệch về khả năng tiếp cận các hệ thống này. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm hiện được xếp hạng số một trong danh sách do báo cáo của WEF đưa ra.

ISO đưa ra nhiều tiêu chuẩn nhằm đảm bảo mức độ an toàn và chất lượng đã được thống nhất trên toàn cầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Các tiêu chuẩn này trực tiếp góp phần hạn chế rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực vi sinh, thiết bị y tế, phòng sạch, khử trùng hoặc lọc không khí.

Để đối phó với cuộc khủng hoảng, các chuyên gia ISO trên khắp thế giới đang nghiên cứu các khuyến nghị cụ thể giúp các tổ chức, bao gồm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đối phó. Công việc của họ đặc biệt liên quan đến thỏa thuận Hội thảo Quốc tế trong tương lai IWA 38 Hướng dẫn xây dựng cơ sở y tế khẩn cấp dựa trên các khuyến nghị áp dụng tại các bệnh viện Bắc Kinh, Vũ Hán (Trung Quốc) và hơn 10 bệnh viện chuyên điều trị các bệnh hô hấp, truyền nhiễm như đại dịch. IWA sẽ giúp các cơ sở y tế nhanh chóng xây dựng cơ sở như vậy để ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của bệnh truyền nhiễm trên cơ sở các bằng chứng khoa học và khuyến nghị mới nhất hiện có.

Một phương tiện giao hàng khác đang được phát triển, IWA 36 Hướng dẫn về dịch vụ giao hàng không tiếp xúc cũng sẽ đóng góp vào nỗ lực trên toàn thế giới. Thỏa thuận Hội thảo Quốc tế sẽ thiết lập các khuyến nghị đối với dịch vụ giao hàng không tiếp xúc nhằm hạn chế nguy cơ tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm cho người giao hàng, đồng thời bảo vệ khách hàng.

Vi phạm an ninh mạng

Do hậu quả của đại dịch, hoạt động Internet đã trải qua đợt bùng nổ chưa từng có vào năm ngoái với hàng loạt cuộc tấn công mạng. An ninh mạng hiện là một trong những rủi ro chính được báo cáo WEF nhấn mạnh. Để hỗ trợ ngành công nghiệp an ninh mạng, ISO gần đây đã hợp tác với Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) xuất bản ISO / IEC TS 27110 An ninh thông tin, an ninh mạng và quyền riêng tư – Các dòng hướng dẫn để phát triển khung an ninh mạng.

Đối mặt với sự đa dạng của các khuôn khổ an ninh mạng hiện có, đặc tả kỹ thuật này đưa ra tập hợp các khái niệm và định nghĩa cốt lõi đã được thống nhất quốc tế cho phương pháp tiếp cận hài hòa. Do đó, nó tiết kiệm thời gian quý báu trong việc chống lại các mối đe dọa rất thực tế về an ninh mạng thay vì phải bận tâm đến các khái niệm và thuật ngữ.

Các hướng dẫn này được bổ sung bởi ISO /IEC TS 27100 Công nghệ thông tin – An ninh mạng – Tổng quan và khái niệm đưa ra định nghĩa về an ninh mạng, xác định khuôn khổ về quản lý rủi ro liên quan đến bảo mật thông tin có sẵn ở dạng kỹ thuật số và mô tả liên kết liên quan, bao gồm mối liên hệ giữa an ninh mạng và an toàn thông tin.

Tăng cường khả năng phục hồi của cộng đồng 

Đại dịch COVID-19 đã bộc lộ rõ ​​những điểm yếu của chúng ta trong vô số lĩnh vực, chính vì thế, chúng ta cần phải tăng cường năng lực của mình để vượt qua các cuộc khủng hoảng.

ISO 22393 sắp tới An ninh và khả năng phục hồi – Khả năng phục hồi của cộng đồng – Hướng dẫn lập kế hoạch khôi phục và đổi mới nhằm mục đích không chỉ cung cấp các phản ứng đối với tác động tức thời của COVID-19 mà còn hỗ trợ lập kế hoạch dài hạn. Tiêu chuẩn này đặc biệt bao gồm việc nối lại các dịch vụ cơ bản, tính liên tục hỗ trợ những người dễ bị tổn thương nhất, mở cửa trở lại các trường học, tiếp tục đi lại và phục hồi kinh tế trong lĩnh vực bán lẻ, nhà hàng.

Tiêu chuẩn mới sẽ giải quyết các lỗ hổng trong xã hội ngày càng trầm trọng hơn do tác động của đại dịch và đưa ra giải pháp trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng góp phần giảm lượng khí thải carbon, chỗ ở khẩn cấp, hoạt động tình nguyện và nhiều lĩnh vực khác.

Các tiêu chuẩn này chỉ là một vài trong số hàng nghìn tiêu chuẩn giúp chúng ta không chỉ quản lý và hạn chế rủi ro trong tương lai mà còn trực tiếp góp phần vào việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Để biết thông tin chi tiết về bộ tiêu chuẩn trên đây, Quý độc giả vui lòng liên hệ trực tiếp với Trung tâm Thông tin- Truyền thông Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng theo số ĐT: 024 37562608/37564268 hoặc email: ismq@tcvn.gov.vn

 Hà My