Kinh nghiệm triển khai và áp dụng tiêu chuẩn của các thành viên APEC trong phát triển đô thị thông minh
Người viết: admin - Ngày viết: Thứ Hai, Tháng Tám 28, 2017 | 18:33 - Lượt xem: 1520
Những năm gần đây trên rất nhiều diễn đàn quốc tế, khu vực như UN, APEC, ISO, IEC … nổi lên một chủ đề thu hút sự quan tâm của cộng đồng xã hội, các nhà quản lý cũng như các nhà khoa học … Đó là vấn đề xây dựng một cuộc sống văn minh hơn, một cộng đồng xã hội kết nối thuận lợi hơn cho tất cả công dân, đó là xây dựng những đô thị thông minh trong kỷ nguyên mà một nền kinh tế số chính là mục tiêu và cuộc cách mạng công nghiệp 4 đang diễn ra rất mạnh mẽ.
Trong khuôn khổ hoạt động của mình, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC cũng đưa ra các nội dung về đô thị thông minh như một chủ đề cần được chia sẻ từ kinh nghiệm của các thành viên, đặc biệt từ các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc … Nói đến phát triển đô thị thông minh, các thành tố cần được phát triển đồng bộ, trong đó tiêu chuẩn là yếu tố mang tính nền tảng khoa học. Chính vì vậy, các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế như ISO, IEC, ITU hay các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia như JIS, SAC … hay cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia của Việt Nam là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (STAMEQ) đã và sẽ xây dựng triển khai kế hoạch xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về đô thị thông minh.
Xây dựng tiêu chuẩn quốc tế nhằm hỗ trợ xây dựng Đô thị thông minh
Hiện nay, các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu như ISO, IEC, ITU, CEN-CENCELEC… đã triển khai nghiên cứu, thực hiện dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc tế về thành phố thông minh trong từng nhóm tiêu chuẩn chuyên ngành của họ.Tháng 6/2015, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã thành lập Nhóm Tham vấn Chiến lược (SAG) trực thuộc Ban Quản lý Kỹ thuật (TMB) xây dựng chiến lượng, định hướng phát triển tiêu chuẩn quốc tế ISO về Smart City.Bên cạnh đó, ISO có các ban kỹ thuật tiêu chuẩn ISO/TC 268, TC 59/SC17, TC 163, TC 205, TC 242, ISO/IEC JTC1/SC1 tập trung nghiên cứu, xây dựng các tiêu chuẩn ISO về thành phố thông minh. Đến nay ISO đã có các tiêu chuẩn cụ thể về thành phố thông minh như sau: ISO 37120, ISO/TR 37150, ISO 37101, ISO 37102, ISO/TR 37121, ISO 37151, ISO 37152… Nội dung các tiêu chuẩn này tập trung vào việc định hình và phát triển bền vững cộng đồng, đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống và dịch vụ cung cấp cho cộng đồng.
Triển khai việc nghiên cứu, hoạch định, xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn tại một số thành phố trong khu vực APEC
Trong khu vực APEC, một số nền kinh tế đã thực sự đi đầu trong việc nghiên cứu, hoạch định, áp dụng các tiêu chuẩn liên quan nhằm phục vụ cho chiến lược xây dựng thành phố thông minh, sau đó là quốc gia thông minh. Trung Quốc hiện đã xây dựng một mạng lưới các cơ quan hữu quantham gia vào việc thúc đẩy quá trình này. Năm 2014, Trung Quốc thành lập Nhóm công tác chung về Tiêu chuẩn hóa quốc gia về Đô thị thông minh. Nhóm công tác này có nhiệm vụ xây dựng chiến lược, hệ thống tiêu chuẩn tiêu chí đánh giá và là đầu mối kết nối các nhóm công tác chính sách được thành lập ở 26 bộ, ngành như Bộ KHCN, Bộ Xây dựng, Cơ quan TCH quốc gia …
Hệ thống tiêu chuẩn về Đô thị thông minh được xác định bao gồm tiêu chuẩn hệ thống, quản lý an toàn, thông tin liên lạc, mạng lưới cảm biến và IoT, Quản lý nguồn nước, Quản lý cộng đồng dân số, giao thông, giáo dục, văn hóa, y tế, nhà cửa, môi trường, năng lượng, tài chính, thương mại ….Năm 2017, Trung Quốc khai trương một CLB Thành phố và Viện nghiên cứu quốc tế về Đô thị thông minh. CLB này ngày càng thu hút sự tham gia của các thành phố.Năm 2012, thành phố Changzhou được Bộ Công nghiệp và Thông tin, Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị – Nông thôn chỉ định là thành phố thí điểm áp dụng xây dựng mô hình đô thị thông minh. Trong đó, tập trung phát triển các cấu phần như công nghiệp thông minh, chính quyền thông minh, giao thông thông minh, cộng đồng thông minh, y tế thông minh, môi trường thông minh, giáo dục thông minh.
Tại Mỹ, giải pháp thông minh áp dụng cho quản lý nguồn nước đô thị được triển khai áp dụng tại San Francisco. Theo đó, tiêu chuẩn chủ yếu cho sử dụng hiệu quả nguồn nước là tiêu chuẩn về phương pháp tính toán kích cỡ đường ống, thoát nước, sử dụng hiệu quả trong nhàm nguồn nước thay thế, bồn vệ sinh tiết kiệm.Một số thành phố và tiểu bang, như Amman, Malta, Windhoek, Los Angeles, Singapore hoặc Perth, đã có những thành công đáng kể trong việc khắc phục tình trạng khan hiếm nước về thể chất bằng cách (i) đa dạng hóa các nguồn tài nguyên nước và chiến lược cung cấp để phòng ngừa rủi ro liên quan đến sự cạn kiệt hoặc ô nhiễm , Và / hoặc (ii) đóng cửa chu trình nước đô thị để tăng khả năng phục hồi của nó đối với các cú sốc khí hậu bên ngoài. Điều này có thể đạt được bằng cách quản lý nước thải hoặc nước biển đã được xử lý làm nguồn tài nguyên thay thế, lấy nước mưa để sử dụng tại chỗ hoặc nước mưa để bổ sung các tầng nước ngầm và sử dụng hoặc xử lý nước ngầm lợ để sử dụng cụ thể. Chu trình nước ở đô thị được công nhận là một trong những hệ thống có thể đạt được hiệu quả ở tất cả các cấp (thông qua quản lý nhu cầu, giảm rò rỉ …).
Tại Nhật Bản, dự án đô thị thông minh cũng được triển khai áp dụng tại thành phố Yokohama, bao gồm xây dựng hệ thống quản lý năng lượng điện và mô hình áp dụng thử tại Mega City.
Vai trò của Tiêu chuẩn và Đánh giá Sự phù hợp:
Trong khi tiêu chuẩn làm nền tảng và đưa ra các yêu cầu về hiệu suất sản phẩm cụ thể thì đánh giá sự phù hợp là một quá trình giúp đảm bảo các nhiệm vụ trong các quy tắc, tiêu chuẩn và các quy định được đáp ứng. Theo đó:
– Cung cấp “bằng chứng về sự tuân thủ” cần thiết – Chứng minh sự tuân thủ với khách hàng và cơ quan quản lý.- Cung cấp cho nhà sản xuất, khách hàng và người sử dụng sự tự tin khi lựa chọn sản phẩm- Cho phép các nhà sản xuất phân biệt sản phẩm với đối thủ cạnh tranh.- Tạo sân chơi bình đẳng.
Trong giai đoạn tới, việc các thành phố trên thế giới ứng dụng các công nghệ tiên tiến và các tiêu chuẩn nền tảng để phát triển đô thị thông minh là xu thế tất yếu, đặc biệt khi phát triển nền kinh tế số là mục tiêu hướng tới của APEC.
(Vũ Thị Hồng Hạnh- Vụ Tiêu chuẩn – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)