Kinh nghiệm áp dụng thành công ISO 14001 của Công ty Coca-Cola
Người viết: Trương Vân - Ngày viết: Thứ Năm, Tháng Một 2, 2020 | 15:52 - Lượt xem: 2587
Áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001, các cải tiến về môi trường mà công ty Coca-Cola đạt được là rất ấn tượng. Điển hình trong đó là đảm bảo nguồn nước sử dụng là bền vững, lượng nước “nguồn” giảm trong khi sản lượng tăng.
Vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa đã diễn ra trong một thời gian dài và rất cần một giải pháp nào đó được thực hiện. Coca-cola đã đứng ra tìm hướng giải quyết của riêng mình và đưa ra ý tưởng sáng tạo và rất thiết thực. Công ty đã đưa ra nhiều biện pháp cải tiến và áp dụng các hệ thống quản lý để nâng cao năng lực sản xuất đồng thời vẫn bảo vệ môi trường.
Đối với hệ thống quản lý, công ty đã hướng tới việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 cho tất cả các nhà máy của mình trên toàn thế giới. Ông Gary Brewster – Giám đốc phát triển bền vững của Coca-Cola Hellenic chia sẻ: “Đối với chúng tôi, bước đầu triển khai ISO 14001 là cả một cuộc cách mạng. Chúng tôi phải thực thi một hệ thống có cấu trúc, xác định ra các trách nhiệm về môi trường liên quan tới phương pháp tiếp cận tập trung, các quy tắc bắt buộc, xem xét của lãnh đạo, đào tạo và các yêu cầu cần đáp ứng. Một lợi ích khác khi chúng tôi áp dụng ISO 14001 là sự tin tưởng của các đối tác – những người hiểu giá trị của hệ thống quản lý này.”
Từ khi áp dụng ISO 14001, các cải tiến về môi trường mà công ty đạt được là rất ấn tượng. Để đảm bảo nguồn nước sử dụng là bền vững, mỗi nhà máy đóng chai đều tiến hành đánh giá rủi ro nguồn nước và kết quả là, lượng nước “nguồn” giảm trong khi sản lượng tăng. Cuối năm 2010, có đến 99% nước thải được xử lý.
ISO 14001 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường do tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ban hành, đưa ra các yêu cầu về quản lý môi trường cần đáp ứng của tổ chức. Mục đích của bộ tiêu chuẩn là giúp các tổ chức sản xuất/dịch vụ bảo vệ môi trường ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường. Hệ thống quản lý môi trường là một phần của hệ thống quản lý chung của tổ chức có đề cập đến các khía cạnh môi trường của các hoạt động của tổ chức đó, tạo ra các kết quả hoạt động thân thiện với môi trường để tiến tới cải tiến liên tục.