ISO 23354 – loại bỏ rào cản thương mại, cải thiện quy trình hậu cần
Thứ Ba, Tháng Mười Hai 7, 2021 | 11:11
Tiêu chuẩn ISO giúp các công ty phát triển hoạt động kinh doanh, đáp ứng kỳ vọng của khách hàng và tạo ra giá trị gia tăng.
Ngày nay, lĩnh vực thương mại điện tử đang bùng nổ trên thế giới. Với ngày càng nhiều giao dịch mỗi ngày, bán hàng trực tuyến như một thị trường vừa phát triển rực rỡ vừa phức tạp. Để cho phép sự phát triển của thương mại điện tử và nhiều biến số của nó, lĩnh vực hậu cần phải bắt nhịp.
Hậu cần của các nền tảng thương mại điện tử bao gồm lưu trữ hàng hóa và vận chuyển chúng từ cửa hàng ảo đến khách hàng. Nó cũng bao gồm quản lý hàng tồn kho trong suốt quá trình thu thập, đóng gói và gửi đơn đặt hàng được đặt trực tuyến. Theo bà Hongru (Judy) Zhu – Trưởng ban Tiêu chuẩn hóa của Tập đoàn Alibaba, chuỗi hậu cần cấp bách cần có các tiêu chuẩn để hoạt động hiệu quả hơn.
Bà Zhu giải thích: “Đây là công cụ có giá trị thúc đẩy trao đổi thông tin giữa các đối tác hậu cần. Nếu không có tiêu chuẩn sẽ không thể thực hiện các chuỗi cung ứng toàn, thông minh, thậm chí xem xét hợp tác hoặc chia sẻ thông tin giữa các bên tham gia logistics trên toàn thế giới”.
Nhờ mạng lưới hậu cần toàn cầu thông minh, người tiêu dùng giờ đây có thể mua hàng tại địa điểm họ chọn và theo dõi việc giao gói hàng. Thông tin lưu chuyển dễ dàng hơn, làm yên lòng người mua sắm ở mọi nơi trên thế giới.
Khả năng hiển thị mở rộng
Để đảm bảo cung cấp hàng hóa trên phạm vi toàn cầu, các công ty logistics phải hoạt động hiệu quả hơn nữa, họ có thể tối ưu hóa việc quản lý và giảm chi phí chuỗi cung ứng phức tạp, trải dài ngày càng nhiều quốc gia. Từ nhà khai thác hậu cần đến nhà vận chuyển, khách hàng, các bên liên quan cần biết chính xác hàng hóa của họ ở đâu tại thời điểm đó. Tiêu chuẩn ISO có thể giúp đảm bảo khả năng hiển thị đầy đủ và theo thời gian thực vào chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể biết vị trí chính xác của sản phẩm bất kỳ lúc nào.
Nền tảng điện tử được cung cấp bởi Hệ thống cộng đồng cảng (PCS) cho vận tải hàng hải hoặc Hệ thống cộng đồng hàng hóa (CCS) cho vận tải hàng không. Cần thiết cho việc vận hành trơn tru các giao dịch, nó cho phép thông điệp chuyển tiếp và dữ liệu được sử dụng càng sớm càng tốt. Những tác nhân tham gia vào việc vận chuyển hàng hóa trên phạm vi toàn cầu không còn phải nhập dữ liệu của họ nhiều lần.
Vượt qua rào cản phức tạp
Đối với bà Zhu, người từng là Chủ tịch ủy ban kỹ thuật ISO/TC 154 của ISO, phụ trách tiêu chuẩn hóa trao đổi thông tin để tạo thuận lợi cho thương mại, những lợi ích cụ thể của tiêu chuẩn ISO trong hậu cần là rõ ràng. “Các tiêu chuẩn ISO giúp loại bỏ rào cản đối với thương mại, cải thiện quy trình hậu cần và tạo ra một ngôn ngữ chung cho các bên tham gia thị trường”, bà Zhu nhấn mạnh.
ISO 23354, Yêu cầu kinh doanh về khả năng hiển thị đầu cuối của luồng hậu cần, quy định yêu cầu về khả năng hiển thị đầu cuối của luồng hậu cần, nhằm mục đích trao đổi dữ liệu hiệu quả hơn. Tiêu chuẩn dựa trên mô hình dữ liệu ngữ nghĩa của Trung tâm Tạo thuận lợi Thương mại và Giao dịch Điện tử (UN/CEFACT) của Liên hợp quốc, bao gồm Mô hình Dữ liệu Tham chiếu Vận tải Đa phương thức (MMT-RDM).
Được thiết kế để giảm chi phí kết nối giữa hệ thống thông tin hậu cần và người dùng, ISO 23354 xác định ba yêu cầu kinh doanh đối với khả năng hiển thị của luồng hậu cần: Thứ nhất, yêu cầu về kiến trúc mạng đối với hệ thống thông tin hậu cần; Thứ hai, yêu cầu trao đổi dữ liệu hiển thị giữa các hệ thống thông tin hậu cần; Thứ ba, giao diện dữ liệu hiển thị và yêu cầu quy trình đối với mạng hệ thống thông tin hậu cần.
Theo bà Zhu, toàn bộ điểm của tiêu chuẩn này cho phép người dùng lấy dữ liệu từ các PCS khác nhau thông qua giao diện tiêu chuẩn hóa duy nhất, tùy thuộc vào mức độ truy cập mà họ đã được cấp. Trên thực tế, tính đa dạng, không tương tác của giải pháp kỹ thuật và định dạng dữ liệu phát ra từ hệ thống thông tin hậu cần khu vực khác nhau làm phức tạp rất nhiều việc hình thành các luồng dữ liệu hoàn chỉnh.
Tạo luồng dữ liệu
Khả năng hiển thị hậu cần phải hiệu quả và khả thi về mặt kinh tế. Để đạt được mục tiêu này, nhà cung cấp hệ thống thông tin hậu cần cố gắng liên tục cung cấp cho người dùng khác nhau dữ liệu chính xác và chuẩn hóa hơn về trạng thái của các sự kiện. Ngoài ra, người dùng phải có khả năng truy cập PCS khác nhau thông qua các giao diện thống nhất.
Đây chính là mục đích của tiêu chuẩn ISO 23355 trong tương lai, nhằm mục đích thiết lập kết nối giữa hệ thống thông tin hậu cần để đáp ứng yêu cầu của nhà cung cấp và người tiêu dùng dữ liệu khác nhau.
Tiêu chuẩn này cũng dựa trên mô hình UN/CEFACT MMT RDM, được dành cho nhà cung cấp dịch vụ thông tin hậu cần như PCS, CCS hoặc hệ thống vận tải hàng hóa, cũng như cho cơ quan quản lý và người dùng dữ liệu hậu cần có thể theo dõi luồng và tối ưu hóa dịch vụ.
Bà Zhu nói: “Chi phí phát triển quyền truy cập cần giảm bớt thông qua giao diện được chuẩn hóa và hệ thống thông tin hậu cần phải cung cấp dữ liệu hữu ích với chi phí thấp hơn để cải thiện trải nghiệm người dùng. Trao đổi thông tin theo thời gian thực với bên liên quan trên toàn thế giới theo cách thức được kiểm soát và bảo mật có vẻ như là giải pháp được tạo sẵn. Đây là lý do tại sao các công ty dựa vào tiêu chuẩn ISO”.
ISO 23354 và ISO 23355 được phát triển bằng cách sử dụng giải pháp công nghiệp. Chúng dựa trên các thông lệ tốt trong ngành về trao đổi dữ liệu khả năng hiển thị, được phát triển cùng với UN/CEFACT và các thành viên của NEAL-NET (Mạng lưới thông tin hậu cần Đông Bắc Á), IPCSA (Hiệp hội Hệ thống Cộng đồng Cảng Quốc tế) và LOGINK (Quốc gia Nền tảng thông tin công cộng cho vận tải và hậu cần) ở Trung Quốc.
Đồng thời, dòng dữ liệu miễn phí được khuyến khích bởi dự án Mạng lưới các mạng tin cậy, một sáng kiến của IPCSA nhằm mục đích đơn giản hóa thỏa thuận xuyên biên giới và đàm phán giá cả.
Tương lai của logistics
Chưa bao giờ một sự kiện nào lại có tác động đến toàn bộ chuỗi cung ứng như đại dịch COVID-19. Giai đoạn chưa từng có trong lịch sử này đã cho chúng ta thấy về mức độ cần được kết nối và phụ thuộc vào công nghệ để vận hành nền kinh tế. Lĩnh vực hậu cần đã có thể phản ứng nhanh chóng, đưa ra điều chỉnh cần thiết để giảm thiểu tác động đến khách hàng.
Vài tháng sau, thương mại điện tử dường như chắc chắn đã có thói quen tiêu dùng mới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức đối với các nhà kinh doanh, họ sẽ phải nâng cao hiệu quả tiếp thị và bán hàng trực tuyến, đồng thời đưa ra sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu khách hàng.
Tiêu chuẩn ISO giúp ích rất nhiều trong việc giúp các công ty phát triển hoạt động kinh doanh, đáp ứng kỳ vọng của khách hàng và tạo ra giá trị gia tăng. Đã đến lúc khai thác toàn bộ tiềm năng của chuỗi cung ứng kỹ thuật số. Đổi mới hậu cần không còn là lựa chọn, nó là điều cần thiết tuyệt đối.
Hà My