Hôm nay, định nghĩa 1kg sẽ được tính bằng ánh sáng

Thứ Hai, Tháng Năm 20, 2019 | 14:35

Hôm nay 20/5, không chỉ là ngày đo lường quốc tế đo lường (World Metrology Day) mà còn sẽ cột mốc đánh dấu sự kiện: khái niệm 1kg sẽ hoàn toàn thay đổi so với những gì mà chúng ta biết trong 130 năm qua.

Từ xưa, khái niệm kg được định nghĩa bằng một khối hợp kim platinum-iridium hình trụ, gọi là Le Grand K và được bảo vệ trong một căn hầm ở ngoại ô Paris. Tuy nhiên, cứ mỗi lần các nhà khoa học xử lý thì khối trụ này lại bị mất đi các nguyên tử và ước tính đã mất đi tổng cộng 50 micro gram. Do đó, bắt đầu từ hôm nay, các nhà khoa học quyết định chính thức định nghĩa 1 kg bằng hằng số Planck.

Đơn vị đo lường
Vào hôm nay, bên cạnh 1kg thì định nghĩa 1 ampere, kelvin và mole cũng sẽ được định nghĩa bằng phương pháp mới.

Trên thực tế, không phải muốn đổi thì đổi. Các nhà khoa học đã mất rất nhiều năm để nghiên cứu nhằm chuẩn bị chuyển đổi một cách hợp lý nhất. Vào hôm nay, bên cạnh 1kg thì định nghĩa 1 ampere, kelvin và mole cũng sẽ được định nghĩa bằng phương pháp mới. Các nhà khoa học cho biết tất cả thay đổi đều sẽ dễ dàng cập nhật do không phụ thuộc quá nhiều vào những khái niệm xưa cũ.

Chi tiết hơn, 1kg được định nghĩa mới sẽ là tổng khối lượng của một số lượng photon cụ thể của một bước sóng cụ thể. Với sự thay đổi này, kg sẽ được xác định theo 2 đại lượng là giây và mét, vốn đều là những hằng số vật lý và do đó, sẽ đáng tin cậy hơn so với một vật thể nhân tạo như khối trụ hợp kim.

Đối với anh em người dùng bình thường chúng ta thì sự thay đổi này sẽ không quá quan trọng, tuy nhiên đối với cộng đồng khoa học thì đó sẽ là một sự kiện lịch sử. Nó sẽ cho các nhà nghiên cứu một công cụ chính xác hơn rất nhiều để tiến hành các phép đo đạc, từ đó có thể tái khẳng định các định luật vật lý.

Terry Quinn, giám đốc danh dự của Cục đo lường và trọng lượng quốc tế BIPM, cho biết: “Đây là quyết định quan trọng nhất mà BIPM đã đưa ra trong vòng 100 năm qua. Nghe có vẻ hơi cường điệu nhưng có lẽ là sự kiện quan trọng nhất, ít ra là từ 1960, khi người ta chấp nhận hệ thống đo lường quốc tế”.

TH