Hóa chất trong kem chống nắng ảnh hưởng gì tới môi trường và sức khỏe?
Thứ Bảy, Tháng Tám 20, 2022 | 10:11
Các hóa chất có trong kem chống nắng có thể bảo vệ làn da người nhưng lại gây hại tới rặng san hô và các sinh vật biển cũng như sức khỏe con người.
Chất oxybenzone
Những năm gần đây, nhận thức về ảnh hưởng của một vài loại kem chống nắng lên các rặng san hô đã được nâng cao. Tuy nhiên, mặc dù biết rằng hóa chất có trong kem chống nắng như oxybenzone là nguồn cơn của vấn đề nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra các chất này tại sao và ảnh hưởng tới rặng san hô bằng cách nào. Gần đây, một nhóm chuyên gia hóa học và sinh học môi trường đã tìm ra câu trả lời cho điều đó.
Ban đầu, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu vì họ muốn tìm hiểu rằng liệu chất hóa học có trong các loại kem chống nắng được gắn mác “vô hại với san hô” có thật sự “vô hại” hay không.
Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) của Mỹ, kem chống nắng bị rửa trôi từ da người trong quá trình bơi lội hoặc tắm rửa sẽ tích tụ chồng chất trên các rặng san hô. Sau đó, các chất hóa học trong chúng có thể tẩy trắng hoặc phá hủy DNA của san hô.
Nhưng tại sao những hóa chất có khả năng bảo vệ làn da con người này lại có hại đối với san hô và nhiều loài sinh vật biển khác? Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng san hô có khả năng hấp thụ oxybenzone và chuyển hóa nó thành phototoxins, một chất hóa học sẽ trở nên độc hại khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Djordje Vuckovix và Bill Mitch, hai trong số các tác giả của nghiên cứu đã chia sẻ trên tờ The Scientist rằng nghiên cứu của họ bắt đầu từ loài hải quỳ do chúng có thể làm vật mẫu thay thế cho san hô. Các nhà khoa học để 21 con hải quỳ vào trong những ống nước biển thí nghiệm. Ở phía trên, họ lắp đặt một hệ thống ánh sáng mô phỏng quang phổ của ánh nắng mặt trời. Trong đó 5 ống nghiệm được đặt trong hộp arcrylic để có thể hấp thụ cùng một lượng UV với oxybenzone.
Các con hải quỳ được đặt trong môi trường nước biển có chứa 2 miligam oxybenzone/lít. Trên thực tế, chỉ cần 0.14 miligam/lít đã đủ để giết ấu trùng san hô. Vậy mà ở các địa điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng như đảo Virgin, Mỹ, lượng oxybenzone được tìm thấy trong các rặng san hô lên tới 1.4 miligam/lít.
Vào ngày thứ 6 của thí nghiệm, con hải quỳ đầu tiên trong nhóm không được đặt trong hộp arcylic chết. Đến ngày thứ 17, tất cả hải quỳ trong nhóm này chết. Thí nghiệm được thực hiện trong vòng 21 ngày và cuối cùng, tất cả hải quỳ trong nhóm được che phủ bởi hộp arcrylic đều còn sống.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra những con hải quỳ ở trong nhóm bị phơi ngoài ánh sáng và thấy rằng tế bào của chúng đã thay thế một phần cấu trúc hóa học của oxybenzone, một chất cồn bằng đường. Điều này đã làm oxybenzone không thể phát huy khả năng chống lại tia UV mà khiến nó phá hủy các tế bào khi tiếp xúc với ánh mặt trời.
Các tác giả của nghiên cứu kết luận rằng nghiên cứu đã rung lên hồi chuông cảnh báo về một số vấn đề như hiện tượng này có thể xảy ra với các loài động vật có vú khác bao gồm con người. Hay hiện tượng tẩy trắng ở san hô do biến đổi khí hậu và nước biển nóng lên gây ra có thể khiến chúng trở nên nhạy cảm hơn với sự tích tụ của kem chống nắng và những ảnh hưởng tiêu cực của nó. Và vấn đề đáng lo ngại cuối cùng là những loại kem chống nắng gắn mác “vô hại với san hô” không thật sự tốt như lời hứa hẹn đến từ các nhãn hàng.
Trước đó vào năm 2018, tổ chức ban hành pháp luật ở Hawaii (Mỹ) đã có lệnh cấm mua bán các loại kem chống nắng chứa chất oxybenzone và octinoxate – hai loại hoá chất được cho là có khả năng gây hại đến các rặng san hô trong vùng biển. Sự kiện này đã gây lo lắng với nhiều người tiêu dùng rằng nếu oxybenzone và octinoxate có thể gây hại đến san hô thì nó sẽ có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ con người?
Trên thực tế, theo như trang Huffpost của Mỹ, sự lo lắng về tác hại của oxybenzone trong kem chống nắng đã tồn tại được ít nhất… 10 năm. Ông David Andrews, nhà khoa học dẫn đầu tổ chức Environmental Working Group (EWG) cho biết, EWG vẫn luôn kiến nghị người dùng tránh sử dụng kem chống nắng có hai chất này nếu có thể.
Oxybenzone đã được phát hiện trong máu của gần như tất cả người Mỹ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chất này có thể có khả năng ảnh hưởng đến các nội tiết tố trong cơ thể.
Cụ thể, ông Andrews cho rằng lượng oxybenzone nhiều trong cơ thể của thiếu niên giới tính nam có thể dẫn đến sự giảm sút của testosterone. Octinoxate cũng được cho là có hiệu ứng tương tự, tuy nhiên chính ông Andrews cũng phải thừa nhận rằng có rất ít nguồn học thuật và nghiên cứu để chứng minh điều này 100%. Nhưng ông cũng cho rằng điều này đủ gây quan ngại cho người tiêu dùng để họ chủ động tránh sử dụng những sản phẩm có chứa hai chất này, bởi trên thị trường hiện tại cũng có loại kem chống nắng có thành phần khoáng chất khác. Những loại kem chống nắng khoáng chất có nguyên lý khác với kem chống nắng hoá học, vì nó hoạt động trên nguyên lí tạo một chiếc “màn” chống nắng, trong khi kem hoá học lại dựa vào sự thay đổi và phản ứng hoá học để làm giảm sự ảnh hưởng của tia cực tím.
Cách chọn kem chống nắng đúng quy chuẩn an toàn
Theo quy định của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, các nhãn phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định để người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm kem chống nắng theo quy chuẩn an toàn.
Theo đó, cần chọn loại kem chống nắng có bảo vệ phổ rộng cao “HIGH PROTECTION”. Kem chống nắng có nhãn này bảo vệ chống lại cả tia UVA và UVB. Tất cả sản phẩm chống nắng bảo vệ chống lại tia UVB là nguyên nhân chính gây ra cháy nắng và ung thư da. Những tia UVA cũng góp phần gây ung thư da và lão hóa sớm. Chỉ những sản phẩm vượt qua một thử nghiệm nhất định mới có thể được dán nhãn phổ rộng như vậy.
Chỉ số chống nắng SPF: Hãy chắc chắn rằng kem chống nắng của bạn có chỉ số chống nắng (SPF) 30 hoặc cao hơn. Số SPF là mức độ bảo vệ mà kem chống nắng cung cấp chống lại tia UVB. Số SPF cao hơn có nghĩa là bảo vệ nhiều hơn nhưng càng cao, sự khác biệt giữa chúng càng nhỏ nên ko nhất thiết phải quá cao. Kem chống nắng SPF 15 lọc ra khoảng 93% tia UVB, trong khi kem chống nắng SPF 30 lọc ra khoảng 97%, kem chống nắng SPF 50 khoảng 98% và SPF 100 khoảng 99%. Không có kem chống nắng bảo vệ bạn hoàn toàn. FDA yêu cầu bất kỳ loại kem chống nắng nào có SPF dưới 15 để đưa ra cảnh báo rằng nó chỉ bảo vệ chống cháy nắng, không gây ung thư da hay lão hóa da.
Tính chống thấm nước: Có nghĩa là không thấm nước, có khả năng chống thấm nước. Thường sẽ ghi trên nhãn của sản phẩm để duy trì da trong tầm 40 – 80 phút trong khi bơi hoặc đổ mồ hôi. Cho nên có kết quả tốt nhất, hãy bôi lại kem chống nắng ít nhất 2 giờ một lần thậm chí thường xuyên hơn nếu đang bơi hoặc đổ mồ hôi.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2008/BTNMT về chất lượng nước biển ven bờ Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước biển ven bờ. Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của vùng nước biển ven bờ, phục vụ mục đích thể thao, giải trí dưới nước, nuôi trồng thủy sản và các mục đích khác. Giá trị giới hạn của các thông số trong nước biển ven bờ th
|
Theo VietQ