GLTT về thách thức năng suất chất lượng của doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế

Người viết: admin - Ngày viết: Thứ Sáu, Tháng Tám 4, 2017 | 8:43 - Lượt xem: 4223

Tại Chất lượng Việt Nam (VietQ.vn) diễn ra giao lưu trực tuyến “Hội nhập kinh tế quốc tế, thách thức nâng cao năng suất chất lượng của doanh nghiệp Việt Nam”.

Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương nhất quán và là nội dung trọng tâm trong chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế của Đảng ta trong quá trình đổi mới đất nước. Thực hiện chủ trương này, Việt Nam đã từng bước, chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Tổng Biên tập Trần Văn Dư tặng hoa Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Hoàng Linh – Khách mời tham gia chương trình giao lưu trực tuyến Hội nhập kinh tế quốc tế, thách thức nâng cao năng suất chất lượng của doanh nghiệp Việt Nam do Chất lượng Việt Nam (VietQ.vn) tổ chức

Trong lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL), hoạt động hợp tác quốc tế và hội nhập trong thời gian qua đã được đẩy mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu. Tổng cục TCĐLCL hiện là cơ quan đại diện Việt Nam tham gia với tư cách thành viên tại 14 tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn, đo lường, năng suất, chất lượng và mã số mã vạch; duy trì hợp tác thường xuyên với hơn 30 tổ chức quốc tế, một số nước trên thế giới và khu vực.

Việc tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực trong nhiều năm qua đã giúp xây dựng nên chính sách về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng phù hợp với quốc tế, góp phần tích cực tạo thuận lợi cho thương mại, nâng cao vị thế của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế và khu vực, thúc đẩy việc sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Nhằm tổng quan về vai trò của TCĐLCL trong việc tạo thuận lợi hóa thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng (NSCL) và hội nhập kinh tế quốc tế;

Cập nhật tình hình năng suất chất lượng của Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn và định hướng trong 5 năm tới liên quan đến hoạt động hợp tác quốc tế về NSCL;

Tư vấn các dạng chương trình hỗ trợ ứng dụng các công cụ cải tiến chất lượng sản phẩm hàng hóa cho các doanh nghiệp; Cách thức tổ chức và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các chương trình hợp tác quốc tế về NSCL, hướng dẫn các doanh nghiệp có thể tiếp cận các chương trình này.

Chất lượng Việt Nam Online sẽ tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Hội nhập kinh tế quốc tế, thách thức nâng cao năng suất chất lượng của doanh nghiệp Việt Nam”.

Chương trình giao lưu trực tuyến có sự tham gia của các khách mời:

– TS. Nguyễn Hoàng Linh – Phó Tổng cục trưởng – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

– TS. Phan Chí Anh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh, Trường ĐHKT – ĐH Quốc gia Hà Nội.

– Bà Vũ Tú Quyên – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

– Bà Nguyễn Thu Hiền – Phó Viện trưởng Viện Viện Năng suất Việt Nam – VNPI

– TS. Joongha Shin – chuyên gia Trung tâm Đổi mới công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc

 

NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU:
Phan Ngọc Hòa – hoaphan82@gmail.com
Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương nhất quán và là nội dung trọng tâm trong chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế của Việt Nam trong quá trình đổi mới đất nước. Tổng cục đã và đang làm gì trong lĩnh vực hợp tác quốc tế để triển khai các nghị quyết về hội nhập quốc tế thưa ông Linh?
TS. Nguyễn Hoàng Linh – Phó Tổng cục trưởng – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Hội nhập kinh tế quốc tế là một nội dung trọng tâm trong hoạt động đối ngoại củaTổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Tổng cục TCĐLCL). Để triển khai các nghị quyết về hội nhập quốc tế, Tổng cục chú trọng tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế và khu vực chuyên ngành. Cho tới nay, Tổng cục TCĐLCL là đại diện cho Việt Nam tham gia với tư cách thành viên của 14 tổ chức quốc tế và khu vực trong lĩnh vực TCĐLCL:

1. Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO)

2. Uỷ ban Kỹ thuật điện Quốc tế (IEC)

3. Hội nghị Tiêu chuẩn khu vực Thái Bình Dương (PASC)

4. Tổ chức Đo lường pháp định quốc tế (OIML)

5. Hội nghị toàn thể về Cân Đo (CGPM)

6. Chương trình Đo lường châu Á – Thái Bình Dương (APMP)

7. Diễn đàn Đo lường pháp định Châu Á-Thái Bình Dương (APLMF)

8. Tổ chức Năng suất Châu Á (APO)

9. Tổ chức Chất lượng Châu Á-Thái Bình Dương (APQO)

10. Tổ chức Mã số Mã vạch Quốc tế (GS1)

11. Ủy ban Tư vấn về Tiêu chuẩn và Chất lượng của ASEAN (ACCSQ)

12. Tiểu ban Tiêu chuẩn và Đánh giá sự phù hợp của APEC (APEC/SCSC)

13. Hội nghị Á-Âu (ASEM)

14. Ủy ban Hàng rào Kỹ thuật đối với Thương mại của WTO (WTO/TBT)

Phó Tổng cục trưởng – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Nguyễn Hoàng Linh trả lời các câu hỏi của bạn đọc gửi về chương trình giao lưu trực tuyến.

Tổng cục với tư cách là cơ quan đầu mối luôn phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc các Bộ, Ngành liên quan tham gia tích cực và hiệu quả vào hoạt động của các tổ chức trên, thường xuyên tham gia các cuộc họp xây dựng dự thảo các văn kiện, chiến lược phát triển ngắn và dài hạn của tổ chức; góp ý dự thảo và bỏ phiếu cho các tiêu chuẩn quốc tế, tài liệu kỹ thuật…

Qua việc triển khai đồng bộ và có hệ thống các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TCĐLCL, Tổng cục đã thực hiện tốt được mục tiêu hỗ trợ hội nhập kinh tế quốc tế qua các đánh giá nhận định cụ thể như sau:

– Thông qua việc tham gia một cách chủ động, tích cực, đảm bảo hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ thành viên của Việt Nam trong các tổ chức khu vực và quốc tế về TCĐLCL, Tổng cục đã góp phần tạo dựng được uy tín của Việt Nam trong các hoạt động chung, được đối tác quốc tế đánh giá cao; tích cựcđàm phán, tham gia xây dựng chính sách của các tổ chức này theo hướng thuận lợi hóa cho doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động hội nhập.

– Hoạt động hội nhập quốc tế về TCĐLCL góp phần mở rộng mối quan hệ với nhiều bên liên quan, tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan quản lý của Việt Nam tiếp cận được với mạng lưới thông tin, tri thức và các dịch vụ, hoạt động của nhiều tổ chức quốc tế có uy tín trong lĩnh vực TCĐLCL;

– Quan trọng nhất, hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế về TCĐLCL mà Tổng cục đã triển khai và thúc đẩy trong giai đoạn trước đã góp phần tạo điều kiện để các tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam có được cơ hội tiếp cận được với các thị trường quốc tế; nắm bắt các xu thế mới của thế giớiđể tuyên truyền, phổ biến cho cộngđồng DN VN tiếp cận. VD: các công cụ NSCL, các tiêu chuẩn về chất lượng tiên tiến, các kinh nghiệm quản lý hay của các nước.

 

Nguyễn Thị Thanh Thanh – thanhthanh1988@gmail.com
Để hỗ trợ doanh nghiệp thì cần thực hiện những giải pháp nào? Vì sao lại lựa chọn các giải pháp đó?
Bà Nguyễn Thu Hiền – Phó Viện trưởng Viện Viện Năng suất Việt Nam – VNPI

Với thực trạng phát triển của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, các nỗ lực và giải pháp cần có đến từ chính doanh nghiệp, hỗ trợ chính sách của nhà nước và bên cạnh đó là vai trò của các cơ quan hỗ trợ như hiệp hội ngành nghề, trường/viện nghiên cứu.

Trước hết vai trò của nhà nước trong việc tạo môi trường kinh doanh và khuyến khích thúc đẩy các doanh nghiệp. Cụ thể:

– Tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp dựa trên thị trường cạnh tranh lành mạnh.

– Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển dựa trên đơn giản hóa các thủ tục hành chính hướng tới hiệu quả.

– Các chính sách phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.

– Chính sách đầu tư hiệu quả, đặc biệt là đối với nguồn đầu tư FDI đảm bảo đem đến những lợi ích kinh tế, lan tỏa được công nghệ tới doanh nghiệp trong nước, hỗ trợ thúc đẩy được phát triển doanh nghiệp nội địa.

Các doanh nghiệp cần chủ động phát triển, đổi mới công nghệ, xây dựng thị trường và thương hiệu, ứngdụng hệ thống sản xuất, hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế và các mô hình cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến, hiện đại.

Bên cạnh đó vai trò của các cơ quan liên quan như các hiệp hội, phòng thương mại và công nghiệp, các trường/viện nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong việc:

– Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích và hỗ trợ để các doanh nghiệp tiếp cận thông tin thị trường, phát triển thương hiệu, tham gia vào các chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất.

– Phát triển các diễn đàn trao đổi về kinh doanh, công nghệ, quản trị doanh nghiệp, phát triển cơ sở dữ liệu các thông tin về chỉ số năng suất ngành, năng suất doanh nghiệp. Đây là những nền tảng quan trọng để các doanh nghiệp có thể thiết lập mục tiêu và xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp.

 

Quỳnh Anh – quynhanh123@gmail.com
Xin bà cho biết trong quá trình triển khai FTA song phương đã ký kết, doanh nghiệp có lợi gì không?
Bà Vũ Tú Quyên – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng chủ trì Tiểu ban về TBT thực thi FTA Việt Nam – Hàn Quốc. Các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc gặp khó khăn về tiêu chuẩn, quy trình đánh giá sự phù hợp đều có thể liên hệ với Tổng cục (qua Vụ HTQT) đề đề nghị giúp đỡ về thông tin, thủ tục cũng như tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể chủ động truy cập vào trang web của Văn phòng TBT Việt Nam (http://www.tbtvn.org) để tìm hiểu các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của Hàn Quốc và chủ động có những biện pháp chuẩn bị trước khi có chiến lược thâm nhập vào thị trường Hàn Quốc.

 

Thu Trang – lethithutrang@yahoo.com.vn
Ở Hàn Quốc có chính sách nào về năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa hay không? Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm của DN Hàn Quốc trong việc nâng cao chất lượng hàng hóa cũng như năng suất lao động để cạnh tranh với các quốc gia khác hay không?
TS. Joongha Shin – chuyên gia Trung tâm Đổi mới công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc

Theo như tôi biết hầu hết các quốc gia Hàn Quốc đều cho rằng uy tín là điều quan trọng nhất, nó được cấu thành từ ba nhân tố: chất lượng, thời gian cung ứng và chi phí. Do vậy, các lao động Hàn Quốc thường làm việc rất chăm chỉ, kể cả nửa đêm, cuối tuần và nghỉ để để đáp ứng được các yêu cầu về thời gian hoàn thành.

Nếu sản phẩm có chất lượng tốt nhưng không đảm bảo thời gian cung ứng thì vẫn bị người mua từ chối. Tương tự, nếu sản phẩm đáp ứng kịp thời gian nhưng chất lượng không tốt thì các công ty không bán được hàng.

Do vậy, tôi nghĩ rằng không có chính sách nào là hoàn hảo mà điều chúng ta cần làm là xây dựng một hệ thống thật tốt, sau đó đào tạo nhân viên để họ tuân thủ theo hệ thống đó. Sau đó, liên tục kiểm tra, giám sát thì sẽ thành công.

 

Hiệp Lê – hieplexuan1990@gmail.com
Để doanh nghiệp Việt Nam tăng năng suất chất lượng, các hoạt động của phong trào năng suất, chất lượng cần tiếp tục hướng vào các các yếu tố nào?
Bà Nguyễn Thu Hiền – Phó Viện trưởng Viện Viện Năng suất Việt Nam – VNPI

Kể từ Thập niên chất lượng lần thứ nhất (1996-2005) Phong trào Năng suất Chất lượng tại Việt Nam được hình thành, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu quan tâm tới vấn đề cải tiến năng suất chất lượng và đã có những bước tiến quan trọng trên chặng đường nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm, hàng hóa và hội nhập quốc tế. Thập niên Chất lượng lần thứ hai với chủ đề “Năng suất Chất lượng – Chìa khóa phát triển và hội nhập” đặt ra với mục tiêu mới là tạo lập uy tín chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa “sản xuất tại Việt Nam”.

Tháng 5/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 712/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, đánh dấu bước chuyển biến mạnh mẽ trong thúc đẩy hoạt động nâng cao năng suất tại Việt Nam để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế và đổi mới doanh nghiệp.

Các hoạt động thúc đẩy năng suất và chất lượng được triển khai với nhiều hoạt động như xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, giới thiệu năng suất chất lượng qua các kênh thông tin đại chúng; đào tạo nâng cao kiến thức về năng suất chất lượng, phát triển đội ngũ chuyên gia tư vấn cho các bộ, ngành địa phương và doanh nghiệp; xây dựng các mô hình thí điểm áp dụng hệ thống giải pháp nâng cao năng suất tại các doanh nghiệp làm thay đổi rõ nét bức tranh năng suất và chất lượng Việt Nam.

Trong giai đoạn II của chương trình, nhằm thúc đẩy được các hoạt động nâng cao năng suất doanh nghiệp một cách mạnh mẽ, cần quan tâm tới các vấn đề sau:

– Tiếp tục tuyên truyền các lợi ích của nâng cao năng suất để tạo được sự quan tâm, đồng thuận và hợp tác của 3 bên: Nhà nước – Chủ doanh nghiệp – Người lao động.

– Các hoạt động năng suất và chất lượng cần có sự liên kết ở nhiều cấp độ, nhiều ngành, nhiều địa phương để có sự tiến bộ một cách đồng bộ, tạo nên một sự thay đổi, cải thiện có tính đột phá dựa trên sức mạnh tập thể và tinh thần đoàn kết.

– Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng được văn hóa cải tiến năng suất và ý thức công nghiệp của người lao động.

– Xây dựng, đào tạo và phát triển chuyên gia chuyên sâu trong lĩnh vực năng suất, chất lượng.

– Nâng cao trình độ, kỹ năng cải tiến, đổi mới cho người lao động thông qua tăng cường các khóa đào tạo về năng suất chất lượng, nâng cao trình độ văn hóa nhận thức về pháp luật, kỹ năng công nghiệp cho người lao động.

– Thúc đẩy các doanh nghiệp học hỏi lẫn nhau và học hỏi từ phương pháp thực hành tốt nhất thông qua tổ chức các diễn đàn chia sẻ kết quả áp dụng hệ thống, công cụ quản lý năng suất chất lượng, giới thiệu các mô hình quản lý tiên tiến và các điển hình thành công về nâng cao năng suất chất lượng.

– Xây dựng, vận hành có hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu và thực hành tốt nhất về năng suất để theo dõi tình hình thực hiện và phân tích, đánh giá, dự báo giúp cho các nhà quản lý, các cán bộ của chương trình thúc đẩy năng suất và các doanh nghiệp có thông tin về xu hướng năng suất, các giáp pháp nâng cao năng suất phù hợp với từng giai đoạn.

– Thúc đẩy tích cực hoạt động nghiên cứu và phát triển, học hỏi, tiếp cận các mô hình quản lý, cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến.

 

chung anh – chunganhtbbt@gmail.com
Ông có thể cho biết vai trò của Việt Nam trong Tiểu ban Tư vấn về Tiêu chuẩn và Đánh giá sự phụ hợp của APEC?
TS. Nguyễn Hoàng Linh – Phó Tổng cục trưởng – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Việt Nam tham gia tích cực vào Tiểu ban Tư vấn về Tiêu chuẩn và Sự phù hợp của APEC (APEC/SCSC) từ năm 1997, đóng góp xây dựng chiến lược hoạt động trong nội khối, đề cử cán bộ chuyên môn của Tổng cục và các Bộ, ngành liên quan tham gia các hội nghị, hội thảo trong khuôn khổ APEC/SCSC nhằm nâng cao năng lực, tiếp cận thông tin và các hoạt động chung trong khối.

APEC/SCSC hiện đang tiến hành rất nhiều các dự án nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại và sự tương tác theo cơ chế thị trường giữa các nền kinh tế và khuyến khích các nền kinh tế thành viên thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc tế. Các dự án chính có thể kể đến bao gồm: Thực hành pháp quy tốt (GRP), an toàn thực phẩm, các hoạt động của Diễn đàn rượu vang, xây dựng cơ sở hạ tầng về tiêu chuẩn, tăng cường hiệu quả năng lượng, đô thị thông minh…

Đặc biệt, trong khuôn khổ kì họp quan chức cấp cao SOM3 tại TP.HCM vào cuối tháng 8/2017, theo sáng kiến của Việt Nam, APEC/SCSC sẽ tổ chức một hội thảo quốc tế về Đô thị thông minh (Smart City) cho 21 nền kinh tế thành viên. Đây sẽ là một trong những sự kiện chính để các nền kinh tế thành viên có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong việc xây dựng các đô thị thông minh.

Mạnh Tiến – lemanhtien@gmail.com
Chất lượng hàng hóa của các DN Hàn Quốc rất được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng, theo ông DN Việt Nam cần phải làm gì để hàng hóa Việt Nam được như vậy trên thị trường Hàn Quốc?
TS. Joongha Shin – chuyên gia Trung tâm Đổi mới công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc

Theo tôi nghĩ, Việt Nam cần tìm ra một sản phẩm đặc trưng và đẩy mạnh quảng cáo cho mặt hàng đó. Chẳng hạn như trong trường hợp của Hàn Quốc là nhân sâm.

Đây là một sản phẩm rất tốt cho sức khỏe thế nhưng phải mất một thời gian rất dài để người nước ngoài biết đến sản phẩm đó và Hàn Quốc đã đầu tư rất nhiều cho việc quảng bá sản phẩm này.

Kết quả là, hiện tại các sản phẩm từ nhân sâm của Hàn Quốc như trà nhân sâm, mỹ phẩm nhân sâm, mặt nạ nhân sâm,… đều được ưu chuộng tại nhiều quốc gia khác nhau.

Nếu Việt Nam tìm ra sản phẩm đặc trưng và đẩy mạnh quảng cáo cho sản phẩm đó thì tôi nghĩ các bạn sẽ thành công.

 

Nguyễn Trần Thanh Hoa – hoathanhtran@gmail.com
Với tư cách là nhà nghiên cứu, ông có thể cho biết tình hình NSCL trên thế giới có điểm gì mới và các DN Việt Nam cần phải tiếp cận như thế nào để ứng dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến để đáp ứng tình hình mới đó?
TS. Phan Chí Anh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh, Trường ĐHKT – ĐH Quốc gia Hà Nội.

Hoạt động NSCL trên thế giới hiện nay tiếp tục các xu hướng trong những năm 2000 là nhấn mạnh đến yếu tố năng suất xanh, chuỗi cung ứng xanh, tiêu dùng xanh, kinh tế xanh, hướng đến phát triển bền vững; đồng thời nhấn mạnh đến các yếu tố công nghệ đang làm thay đổi cấu trúc hoạt động doanh nghiệp.

Đặc biệt là công nghệ điện toán đám mây, internet vạn vật IoT, in 3D.. đang làm thay đổi cấu trúc chuỗi cung ứng và năng lực chế tạo của doanh nghiệp, hình thành lên mô hình Công nghiệp 4.0. DNVN cần quan tâm đến ứng dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến giúp họ liên kết có hiệu quả với thị trường, khách hàng, chuỗi cung ứng/chuỗi giá trị.

– Hệ thống quản trị theo tiêu chuẩn ISO

– Các công cụ cải tiến, lựa chọn theo đặc thù doanh nghiệp

– Hệ thống thông tin quản trị, mạng kết nối, cơ sở dữ liệu.

 

Hà Thu Giang – hagianghiang@gmail.com
Doanh nghiệp đã xây dựng áp dụng thành công HTQL, ví dụ ISO 9001, thì có thể áp dụng thêm các công cụ năng suất chất lượng hay thêm HTQL nào không? Có thuận lợi và khó khăn gì không?
Bà Nguyễn Thu Hiền – Phó Viện trưởng Viện Viện Năng suất Việt Nam – VNPI

Doanh nghiệp đã áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 có được nền tảng cơ bản cho các hoạt động quản lý và cải tiến năng suất chất lượng.

Tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 đã được Ban Kỹ thuật của tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) cải tiến để giúp cho tiêu chuẩn này tương thích với các hệ thống tiêu chuẩn quản lý khác, nên việc áp dụng thêm các tiêu chuẩn khác trong hệ thống cũng rất thuận lợi, đặc biệt khi áp dụng tích hợp.

Các hệ thống, công cụ năng suất, chất lượng có tác dụng tương trợ và bổ sung lẫn nhau giúp cho việc hoạt động nâng cao NSCL được đồng bộ và hiệu quả hơn.

Lan Anh Nguyễn – nguyenlananhvp@gmail.com
Làm sao các doanh nghiệp tiếp cận được các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp này thưa ông Linh?
TS. Nguyễn Hoàng Linh – Phó Tổng cục trưởng – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Hiện nay, Tổng cục liên tục giới thiệu nhiều khóa đào tạo tự học trực tuyến (self e – learning), đào tạo qua cầu truyền hình (e – course), giới thiệu các tổ chức/doanh nghiệp tham dự các chương trình trong và ngoài nước. Các tổ chức/doanh nghiệp có quan tâm, có thể cập nhật thông tin tại website của Tổng cục và VietQ hoặc liên hệ với Tổng cục (qua Vụ Hợp tác quốc tế) theo thông tin cụ thể sau:
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Email: htqt@tcvn.gov.vn
ĐT: 024 37911 630
Fax: 024 37911 595

Website: www.tcvn.gov.vn

 

Nguyễn Tùng – nguyenhuytung@gmail.com
Năm 2017 là năm Việt Nam đăng cai tổ chức APEC, xin bà cho biết Tổng cục có tham gia hoạt động nào của APEC không và với vai trò như thế nào?
Bà Vũ Tú Quyên – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Trong khuôn khổ APEC, Tổng cục là thành viên và tham gia vào các hoạt động của Tiểu ban Tiêu chuẩn và Hợp chuẩn (SCSC) bao gồm đánh giá và thực hiện các dự án, tổ chức và tham dự các hội nghị, hội thảo, các khóa đào tạo liên quan của Tiểu ban. Năm 2017, Tổng cục đóng vai trò là Chủ tịch SCSC và chủ trì phối hợp với Ban Thư ký APEC quốc tế tổ chức các hội nghị, hội thảo trong khuôn khổ Hội nghị các quan chức cao cấp lần thứ nhất (SOM 1), Hội nghị các quan chức cao cấp lần thứ hai (SOM 2) và Hội nghị các quan chức cao cấp lần thứ ba (SOM 3).

Từ ngày 18/8/2017 đến ngày 24/8/2017 tại TP.HCM, Tổng cục sẽ tổ chức Hội nghị lần thứ 2 của SCSC và các sự kiện có liên quan như:

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp về đô thị thông minh trong khu vực APEC

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm dán nhãn điện tử đối với sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông.

Hội nghị lần thứ 10 về chia sẻ thực hành pháp quy tốt (GRP) trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Hội nghị lần thứ 22 của Ủy ban tư vấn pháp quy hỗn hợp về các thiết bị điện, điện tử.

Hội thảo về tăng cường kiến thức cho các cơ quan quản lý về hiệp định các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại của WTO.

 

La Thanh Thanh – thanhla@gmail.com
FTA giữa Việt Nam và Hàn Quốc mang lại những cơ hội gì cho cộng đồng doanh nghiệp 2 nước, đặc biệt là trong lĩnh vực KH&CN?
TS. Joongha Shin – chuyên gia Trung tâm Đổi mới công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc

TS. Joongha Shin – chuyên gia Trung tâm Đổi mới công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc trao đổi với Phóng viên Chất lượng Việt Nam (VietQ.vn) trong chương trình Giao lưu trực tuyến

Như các bạn đã biết, hàng hóa phải được sản xuất dựa trên các tiêu chuẩn nhất định và các tiêu chuẩn này phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Việc có cùng một hệ thống tiêu chuẩn là hết sức cần thiết vì nếu có cùng các tiêu chuẩn và quy chuẩn thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều trong việc phát triển các sản phẩm và giúp giảm thiểu chi phí và thời gian trong việc chứng nhận chất lượng.

Tuy nhiên, điều này rất khó thực hiện vì các tiêu chuẩn và quy chuẩn giữa hai quốc gia thường khác nhau và muốn xuất khẩu hàng hóa sang quốc gia này thì hàng hóa đó phải đáp ứng tiêu chuẩn và quy chuẩn của quốc gia đó. Quy trình này tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc.

Thông qua các Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), các doanh nghiệp hai nước sẽ có cơ hội trao đổi và giải quyết các vướng mắc trong việc xuất khẩu hàng hóa và trong quy trình đánh giá sự phù hợp giữa hai nước. Việc thực hiện các cam kết trong VKFTA sẽ giúp việc lưu thông hàng hóa giữa hai quốc gia trở nên dễ dàng hơn thông qua việc chấp nhận kết quả thử nghiệm, chứng nhận trong một số mặt hàng.

 

Loan Nguyen – loannguyen145@gmail.com
Ông có thể cho biết những hoạt động chính của Tổng cục về năng suất chất lượng trong khuôn khổ APO từ nay đến cuối năm 2017?
TS. Nguyễn Hoàng Linh – Phó Tổng cục trưởng – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Hoạt động chính về năng suất trong khuôn khổ của APO từ nay đến cuối năm sẽ tập trung vào việc triển khai một cách tối ưu các kế hoạch về năng suất chất lượng của Việt Nam đã đề ra, tận dụng tối đa các nguồn lực hỗ trợ của APO như các khóa đào tạo về năng suất, nông nghiệp hữu cơ, các hoạt động trợ giúp kĩ thuật trực tiếp cho Việt Nam. Bên cạnh đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là việc nghiên cứu, tìm hiểu cách thức xây dựng cơ sở dữ liệu về chuẩn đối sánh (benchmarking) về năng suất để phục vụ cho các doanh nghiệp Việt Nam theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.

Để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động năng suất chất lượng tại Việt Nam, sắp tới Tổng cục sẽ mời Ngài Santhi Kanoktanaporn – Tổng thư ký APO sang thăm và làm việc tại Việt Nam để bàn về cơ chế thúc đẩy hợp tác giữa APO và Việt Nam trong hoạt động năng suất chất lượng.

Thảo Phương – thaophuong98@gmail.com
Việc tham gia vào các hoạt động của APEC, cụ thể là qua Tiểu ban SCSC có mang lại những lợi ích gì?
Bà Vũ Tú Quyên – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Việc tham gia các hoạt động hợp tác với APEC trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp nhất là thông qua Tiểu ban Tiêu chuẩn và Hợp chuẩn (SCSC) đã giúp tạo ra một diễn đàn trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau giữa các nền kinh tế thành viên một cách có hiệu quả, nhất là những nền kinh tế tiên tiến có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này như Hoa Kỳ, Canada, Úc, Nhật Bản,… Thông qua SCSC, Việt Nam đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm và nhận được sự hỗ trợ của APEC và các nền kinh tế thành viên để tham gia các khóa đào tạo, thực hiện dự án, tư vấn, trao đổi thông tin và chuyên môn,… qua đó giúp tăng cường vai trò của cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia.

 

Ninh Thị Lan – ninhthilan1234@gmail.com
Là một chuyên gia có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực NSCL, xin ông chia sẻ về những kinh nghiệm để các DN Việt Nam có thể “bước ngắn nhưng tiến dài” trong lĩnh vực này?
TS. Phan Chí Anh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh, Trường ĐHKT – ĐH Quốc gia Hà Nội.

Đối với một số lĩnh vực kinh doanh có thể có một số hoạt động đi tắt đón đầu để đạt được kết quả ngoạn mục trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, đối với chủ đề NSCL quan điểm của cá nhân tôi là doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm từ gốc, bắt đầu từ vấn đề tiêu chuẩn hóa, đào tạo và bố trí con người, xây dựng văn hóa chất lượng trong doanh nghiệp… để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Để nâng cao năng suất tổng thể, có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo tôi, cách tăng năng suất khả thi nhất trong bối cảnh công nghệ còn lạc hậu như ở Việt Nam là cố gắng loại bỏ các lãng phí trong quá trình sản xuất kinh doanh: chờ đợi, sản xuất dư thừa, vận chuyển, tồn kho…

 

Dương Thị Hồng Hạnh – honghanhduong@gmail.com
Chương trình NSCL quốc gia đã xây dựng nhiều mô hình thành công áp dụng các HTQT/công cụ NSCL cho các doanh nghiệp. Vậy cần phải có những giải pháp gì để tiếp tục nhân rộng những mô hình này để góp phần nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế?
Bà Nguyễn Thu Hiền – Phó Viện trưởng Viện Viện Năng suất Việt Nam – VNPI

Những mô hình thành công của chương trình NSCL quốc gia sẽ được xây dựng thành những bài học chia sẻ để tiếp tục nhân rộng cho các doanh nghiệp khác. Các hoạt động hỗ trợ cho việc chia sẻ để nhân rộng các mô hình này sẽ được triển khai trong thời gian tới như:

–         Các hội thảo chia sẻ về những mô hình thành công việc quản lý, cải tiến năng suất, chất lượng

–         Xây dựng các chương trình, đào tạo tập huấn trên cơ sở những kiến thức thu được trong thực tiễn

–         Các tài liệu, ấn phẩm chia sẻ những kinh nghiệm thành công của các doanh nghiệp

–         Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng thành công các mô hình, công cụ cải tiến năng suất chia sẻ các kết quả và kinh nghiệm áp dụng thông qua các diễn đàn, các trao đổi trực tiếp, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng văn hóa học hỏi và cải tiến.

–         Chương trình năng suất chất lượng quốc gia tiếp tục lựa chọn những mô hình, công cụ quản lý cải tiến năng suất chất lượng hiệu quả để giới thiệu tới các doanh nghiệp và lập các dự án hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động cải tiến năng suất, chất lượng.

 

Nhung Pham – phamnhung56@gmail.com
Tổ chức APO có những hoạt động gì để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nâng cao NSCL thưa TS Nguyễn Hoàng Linh?
TS. Nguyễn Hoàng Linh – Phó Tổng cục trưởng – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Một số hoạt động chính của APO hỗ trợ doanh nghiệp cho các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng suất, chất lượng như sau:

1. Tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo, hội nghị, cuộc họp chuyên gia, thực hiện các nghiên cứu về 03 mảng chiến lược chính nêu trên cho các tổ chức/doanh nghiệp trong cả nước. Bên cạnh đó, APO cũng thường xuyên tổ chức các khóa tự học trực tuyến, các khóa đào tạo qua cầu truyền hình dành cho các tổ chức/doanh nghiệp về nhiều lãnh vực.

2. APO cũng có nhiều chương trình hỗ trợ kỹ thuật, như National Follow – up Program (NFP) dành cho các thành viên đã tham dự chương trình APO về có mong muốn tổ chức chương trình tương tự tại Việt Nam; Chương trình Technical Expert Services (TES) cho các tổ chức tại Việt Nam mong muốn mời chuyên gia APO sang hỗ trợ về nội dung kỹ thuật liên quan đến hoạt động của APO; Các đoàn học tập khảo sát theo chủ đề tại các quốc gia thành viên, v.v. Các chương trình này sẽ do APO tài trợ và yêu cầu đối ứng từ phía đơn vị đăng cai.

Tổng cục TCĐLCL đã tích hợp các chương trình hỗ trợ của APO để nâng cao năng lực chuyên gia tư vấn, giảng viên trong cả nước; Xây dựng các mô hình điểm các hệ thống/công cụ nâng cao năng suất chất lượng/phương pháp tiên tiến cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp/tổ chức Việt Nam tham gia học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với các quốc gia thành viên trong khu vực từ đó góp phần nâng cao năng suất cho các doanh nghiệp.

 

Hải Anh – haianhle87@gmail.com
Vậy Bà có thể cho biết trong khuôn khổ hoạt động của SCSC, Tổng cục có đề xuất, sáng kiến gì để thực hiện các ưu tiên của APEC 2017 không?
Bà Vũ Tú Quyên – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

 Bà Vũ Tú Quyên – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trả lời nhiều câu hỏi bạn đọc quan tâm liên quan đến vấn đề hội nhập.

SCSC 2017 đã nhấn mạnh việc thúc đẩy phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia trong đó tập trung vào những ưu tiên như vấn đề an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phát triển thành phố thông minh; biện pháp kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu; tăng cường phối hợp giữa các thành viên trong khuôn khổ hoạt động WTO/TBT-SPS, giữa SCSC và các tổ chức quốc tế, khu vực như Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC), Hội nghị Tiêu chuẩn Châu Á Thái Bình Dương (PASC), Tổ chức công nhận các phòng thử nghiệm Châu Á – Thái Bình Dương (APLAC), Diễn đàn đo lường pháp quyền Châu Á – Thái Bình Dương (APMLF)…; chia sẻ thông tin về hoạt động áp dụng tiêu chuẩn, chứng nhận, đổi mới công nghệ, giáo dục tiêu chuẩn trong trường học…

Với tư cách chủ nhà và Chủ tịch SCSC 2017, Tổng cục đã tích cực, chủ động đưa ra Sáng kiến về “Chia sẻ thực hành tốt nhất về việc áp dụng tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp đối với Đô thị thông minh trong khu vực APEC”.

Đây là một sáng kiến mang dấu ấn của Việt Nam, phù hợp với Ưu tiên 3 của năm APEC 2017- “Nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) trong kỷ nguyên số” và trong bối cảnh việc phát triển đô thị thông minh đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía Chính phủ và các thành phố lớn tại Việt Nam.

 

Võ Anh – voanhanh78@gmail.com
Bà có thể giải thích rõ hơn một chút về Tiểu ban SCSC được không?
Bà Vũ Tú Quyên – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Tiểu ban Tiêu chuẩn và Hợp chuẩn hay viết tắt là SCSC được thành lập năm 1994 nhằm giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực có thể xảy ra do những khác biệt về tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp đối với thương mại và đầu tư trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. SCSC hỗ trợ Ủy ban Thương mại và Đầu tư (CTI) thực hiện việc tự do hóa đầu tư và thương mại và các chương trình nghị sự của APEC.

Để thực hiện sứ mệnh của mình, SCSC hiện đang tiến hành rất nhiều các dự án nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại và sự tương tác theo cơ chế thị trường giữa các nền kinh tế và khuyến khích các nền kinh tế thành viên thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc tế. Các dự án chính có thể kể đến bao gồm: Thực hành pháp quy tốt (GRP), an toàn thực phẩm, các hoạt động của Diễn đàn rượu vang, xây dựng cơ sở hạ tẩng về tiêu chuẩn, tăng cường hiệu quả năng lượng, v.v..

 

Trần Quốc Anh – quocanhtran92@gmail.com
Ông đã có nghiên cứu về Chất lượng dịch vụ tại các doanh nghiệp Việt Nam, vậy theo ông Chất lượng dịch vụ tại các doanh nghiệp Việt Nam đang ở đâu so với khu vực và thế giới? Giải pháp của chúng ta để cải thiện chất lượng dịch vụ là gì?
TS. Phan Chí Anh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh, Trường ĐHKT – ĐH Quốc gia Hà Nội.

Một số lĩnh vực dịch vụ viễn thông, ngân hàng, vận tải hàng không.. chúng ta đã tiếp cận với chuẩn mực thế giới và có chất lượng tương đương với khu vực. Do sự kết nối và tham gia vào thị trường quốc tế, nhiều doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả dịch vụ có chất lượng làm khách hàng hài lòng, chi phí hợp lý, tốc độ dịch vụ khá nhanh. Ví dụ như chất lượng dịch vụ hàng không Vietnamairlines, Vietjet Air; dịch vụ ngân hàng như BIDV, Vietinbank; dịch vụ viễn thông như Viettel, Vinaphone. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ tại Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế thể hiện trong các khía cạnh sau:

  • Một số lĩnh vực dịch vụ có mặt bằng chất lượng tương đối thấp hơn so với mặt bằng chung như: Dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ du lịch điểm đến, dịch vụ hậu cần… Nguyên nhân thì có nhiều, đối với dịch vụ hậu cầu có thể là là do cấu trúc chuỗi cung ứng dịch vụ chưa tối ưu, đối với dịch vụ khám chữa bệnh có thể là do quy hoạch mạng lưới thiếu hiệu quả dẫn đến thiếu và thừa công suất và nhân lực phục vụ người khám chữa bệnh (mạng lưới bệnh viên), năng lực kiểm soát và quản trị quá trình khám chữa bệnh nói riêng và năng lực quản trị bệnh viện nói chung.
  • Dịch vụ là nơi ứng dụng công nghệ thông tin có thể đem lại sự khác biệt về chất lượng, hài lòng của khách hàng, nâng cao tốc độ dịch vụ.. Tuy nhiên ứng dụng công nghệ thông tin trong dịch vụ còn tương đối hạn chế trong một số lĩnh vực như bán lẻ, chăm sóc sức khỏe….
  • Để tiêu chuẩn hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ, vai trò của các Hiệp hội ngành là rất quan trọng. Ví dụ như trong lĩnh vực ngân hàng, hơn 30 ngân hàng hiện nay đang làm tương đối tốt các hoạt động từ chuẩn dịch vụ SLA, xây dựng và triển khai KPI chất lượng, xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng, đánh giá sự hài lòng khách hàng thông qua các chương trình khách hàng bí mật.. Tuy nhiên các hoạt động này cần được liên kết với nhau để hình thành các chuẩn mực chung của chất lượng dịch vụ ngân hàng. Vi dụ các ngân hàng thông qua Hiệp hội có thể tự xây dựng mô hình Đánh giá sự hài lòng của khách hàng theo mô hình ACSI của Mỹ để giúp các ngân hàng tự đánh giá nhận dạng vị trí của mình trong thị trường để cải tiến chất lượng. Đồng thời khách hàng cũng biết được mức độ chất lượng của các ngân hàng khác nhau.
Trần Xuân Quang – xuanquangtran@gmail.com
Tôi thấy trong NSCL hay được nhắc đến khái niệm về năng suất xanh nhưng chưa hiểu ý nghĩa của khái niệm này, xin được chuyên gia tư vấn?
Bà Nguyễn Thu Hiền – Phó Viện trưởng Viện Viện Năng suất Việt Nam – VNPI

Khái niệm “Năng suất xanh – Green Productivity, (viết tắt là GP) được Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) khởi xướng từ năm 1994. GP hướng tới nâng cao năng suất đồng thời cải thiện hiệu quả về môi trường thông qua áp dụng các kỹ thuật, công nghệ, phương pháp, công cụ năng suất và quản lý môi trường thích hợp nhằm giảm tác động xấu tới môi trường. Đây cũng chiến lược được APO và các nước thành viên đồng thuận lựa chọn với mục tiêu nâng cao năng suất, đồng thời đảm bảo hiệu quả môi trường cho phát triển kinh tế xã hội nói chung tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Về mặt kỹ thuật, các chuyên gia APO đã xây dựng Mô hình khung về Năng suất xanh, phương pháp tiếp cận, tập hợp những công cụ tăng năng suất kết hợp với các giải pháp phát triển bền vững.

Việt Nam đã có các chương trình điểm về áp dụng Năng suất xanh thành công tại cộng đồng nông thôn, doanh nghiệp và hàng năm tiếp tục cử các cán bộ tham dự các hội thảo, diễn đàn, các khóa đào tạo chuyên sâu về các giải pháp áp dụng năng suất xanh trong khuôn khổ các chương trình/dự án APO. Các đơn vị/doanh nghiệp quan tâm và có nguyện vọng tham gia các chương trình cụ thể có thể tham khảo thêm trang web của APO: http://www.apo-tokyo.orghoặc vui lòng liên hệ với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để có thêm thông tin và hướng dẫn cần thiết.

 

Khánh Linh – khanhlinhle
ACCSQ đã làm gì để phát huy vai trò của mình trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) nói riêng và thúc đẩy tự do hóa thương mại khu vực và quốc tế nói chung?
Bà Vũ Tú Quyên – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Để hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình và đáp ứng các nhu cầu hội nhập mới sau khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập, ACCSQ đã tiến hành rà soát toàn bộ hoạt động và xây dựng Kế hoạch Chiến lược của ASEAN về Tiêu chuẩn và Đánh giá sự phù hợp giai đoạn 2016-2025 (gọi tắt là Kế hoạch Chiến lược 2025).

Bản kế hoạch vạch ra lộ trình cụ thể để triển khai công tác tiêu chuẩn và Đ\đánh giá sự phù hợp nhằm hỗ trợ hội nhập đối với các nhóm sản phẩm ưu tiên như: thiết bị điện tử, thiết bị y tế, sản phẩm gỗ, ô tô, sản phẩm cao su, nông sản, thuỷ sản …và nghiên cứu sản phẩm mới ưu tiên hội nhập.

 

Linh Thuy Nguyen – nguyenlinh126@gmail.com
Tôi muốn biết về Tổ chức Năng suất Châu Á và sứ mạng của Tổ chức này? Việt Nam có vai trò gì trong Tổ chức Năng suất Châu Á?
TS. Nguyễn Hoàng Linh – Phó Tổng cục trưởng – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Tổ chức năng suất Châu Á (APO) là tổ chức quốc tế duy nhất tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương dành cho việc nâng cao năng suất. APO được thành lập như là một tổ chức liên chính phủ trong khu vực và góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của khu vực châu Á Thái Bình Dương thông qua nâng cao năng suất.

Với định hướng chiến lược chính: Tăng cường năng lực của các Tổ chức năng suất quốc gia thành viên APO và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cộng đồng; Thúc đẩy các hoạt động đổi mới tăng trưởng năng suất và thúc đẩy năng xuất xanh.

Các hoạt động chính của APO là xây dựng năng lực của các tổ chức và phát triển nguồn nhân lực.Tầm nhìn của APO đến năm 2020, trở thành tổ chức quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực nâng cao năng suất, làm cho nền kinh tế APO trở nên hiệu quả và cạnh tranh hơn.

APO có 20 quốc gia thành viên và Việt Nam chính thức trở thành thành viên APO từ ngày 1/1/1996. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là đại diện thường trực của Việt Nam tại APO với đầu mối tổ chức thực hiện các chương trình, dự án của APO, dự án song phương với các Tổ chức năng suất quốc gia thành viên APO.

Từ khi gia nhập đến nay, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã cử hàng nghìn lượt cán bộ của nhiều cơ quan quản lý, các ngành kinh tế và các tổ chức, doanh nghiệp tham dự các chương trình, dự án của APO ở trong nước và nước ngoài. Các chương trình, dự án APO do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng triển khai thực hiện tại Việt Nam đã được APO và các quốc gia thành viên đánh giá cao như: “Dự án Năng suất xanh tại cộng đồng” được triển khai tại hơn 80 làng thuộc 21 tỉnh/thành trong cả nước; “Dự án áp dụng hệ thống quản lý quan hệ khách hàng – CRM trong các doanh nghiệp dịch vụ; Hội chợ triển lãm quốc tế về sản phẩm sinh thái – EPIF 2017.

 

Phạm Văn Tuấn – tuanpham67@gmail.com
Ông khá am hiểu về cách tiếp cận về NSCL và cách quản trị trong DN của người Nhật, ông có chia sẻ gì với DN Việt Nam?
TS. Phan Chí Anh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh, Trường ĐHKT – ĐH Quốc gia Hà Nội.
TS. Phan Chí Anh trả lời phỏng vấn của PV Chất lượng Việt Nam bên lề chương trình Giao lưu trực tuyến

Nhìn chung các doanh nghiệp Nhật Bản làm NSCL thông qua việc đầu tư dài hại cho yếu tố con người, tích lũy kinh nghiệm và trải nghiệm, tích lũy công nghệ… Bất chấp các yếu tố khách quan đang tác động lớn đến hoạt động kinh doanh như sự già hóa, thiếu hút lao động, thị trường trong nước thu hẹp… các nhà quản trị Nhật Bản vẫn tiếp tục duy trì sự chú ý vào NSCL và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ khách hàng.

Tuy nhiên phải nhìn nhận rằng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang bị đối thủ cạnh tranh vượt qua ở các khía cạnh đổi mới công nghệ sản phẩm, linh hoạt trong vận hành chuỗi cung ứng và đáp ứng các nhu cầu thị trường quốc tế, thích nghi với các nền văn hóa khác nhau..

Cách thức xây dựng văn hóa chất lượng trong toàn tổ chức một cách kiên trì, bền bỉ theo cung cách từ dưới lên trên (bottom up) vẫn nên tiếp tục trở thành khuôn mẫu cho các doanh nghiejp Việt Nam học tập.

 

Lê Thị Lan – lanthile78@gmail.com
Việt Nam có vai trò gì trong Tổ chức Năng suất Châu Á? Tổ chức này có những hoạt động gì để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nâng cao NSCL?
Bà Nguyễn Thu Hiền – Phó Viện trưởng Viện Viện Năng suất Việt Nam – VNPI

Việt Nam là thành viên của Tổ chức Năng suất Châu Á. Đây là tổ chức liên chính phủ khu vực được thành lập vào ngày 11 tháng 5 năm 1961 với tư cách là một tổ chức phi chính trị, phi lợi nhuận và không phân biệt đối xử, có nhiệm vụ đóng góp và sự phát triển kinh tế xã hội bền vững ở Châu Á thông qua thúc đẩy năng suất. Các hoạt động gồm:

–         Nghiên cứu về nhu cầu phát triển kinh tế, nâng cao năng suất của các nước thành viên để theo dõi và xác định hỗ trợ thích hợp.

–         Thúc đẩy các liên minh hợp tác song phương và đa phương giữa các nước thành viên các nước khác để hợp tác trong các lĩnh vực liên quan đến năng suất.

–         Điều tra các chính sách kinh tế và phát triển và hoạt động của mỗi thành viên và hỗ trợ trong việc hoạch định những thay đổi chiến lược để nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh.

–         Tăng cường năng lực của các Tổ chức Năng suất Quốc gia (NPOs) và các tổ chức khác để cung cấp các dịch vụ khuyến khích, đào tạo và tư vấn năng suất cho khu vực công và tư nhân.

–         Tạo điều kiện cho việc phổ biến và trao đổi thông tin về năng suất giữa các thành viên và các bên liên quan khác.

Các chương trình dự án cụ thể được thiết lập hàng năm trên cơ sở các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, phát triển doanh nghiệp của các nước thành viên APO bao gồm các chương trình hội thảo, chia sẻ kiến thức, đào tạo, khảo sát học tập, hỗ trợ chuyên gia kỹ thuật trong các lĩnh vực nhằm thúc đẩy năng suất trong đó có các chương trình, dự án dành riêng cho các doanh nghiệp.

 

Minh Anh – minhanhtran1979
Năm 2017 là năm kỷ niệm 50 Năm ASEAN, 25 năm thành lập ACCSQ, bà có thể điểm qua một số thành tựu tiêu biểu mà Tổng cục đã đạt được trong chặng đường 50 năm của ASEAN?
Bà Vũ Tú Quyên – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Ban đầu, Việt Nam tham gia ACCSQ với vai trò quan sát viên, đến nay đã trở thành thành viên chủ động và tích cực. Trong một số mảng hoạt động của ACCSQ như đánh giá sự phù hợp, Việt Nam còn hỗ trợ tư vấn và đào tạo chuyên gia cho các nước Lào, Cam-pu-chia và My-an-ma trong hoạt động đánh giá sự phù hợp với tinh thần tương thân, tương ái “người ASEAN giúp người ASEAN”.

Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều phiên họp ACCSQ toàn thể và phiên họp các nhóm công tác của ACCSQ được bạn bè quốc tế đánh giá cao.

2 phòng thử nghiệm của QUATEST 1, 3 và Cơ quan chứng nhận QUACEART được chỉ định là tổ chức đánh giá sự phù hợp của ASEAN theo MRA về thiết bị điện, điện tử của ASEAN. Phòng thử nghiệm cao su của QUATEST 3 là một trong các phòng thử nghiệm chuẩn của ASEAN trong lĩnh vực cao su.

Trình độ, năng lực của các cán bộ làm công tác hội nhập tăng lên rõ rệt. Tổng cục đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên của ACCSQ, các nhóm công tác điện, điện tử, đồng chủ tịch nhóm công tác 1 về MRA và tiêu chuẩn.

Tổng cục là cơ quan điều phối hoạt động hợp tác ACCSQ-Mỹ. Và nhiều hoạt động khác đang ngày càng phát huy vai trò của Tổng cục tại ACCSQ.

 

Mỹ Lệ – demdong_247@yahoo.com.vn
Thông qua hoạt động hợp tác này, đã có những hỗ trợ cụ thể nào cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam muốn tiếp cận thị trường Hàn Quốc?
TS. Joongha Shin – chuyên gia Trung tâm Đổi mới công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc

Để hỗ trợ doanh nghiệp hai nước, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và KTR (Viện Nghiên cứu và Thử nghiệm Hàn Quốc) đã hợp tác thành lập Trung tâm Đổi mới Công nghệ Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt – Hàn (INCENTECH). INCENTECH đã triển khai nhiều hoạt động để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm hàng hóa sang Hàn Quốc một cách dễ dàng, như:

1. Lĩnh vực xuất khẩu than củi:

– Hỗ trợ và tư vấn thủ tục xuất khẩu

– Là đầu mối liên lạc cho các tổ chức thử nghiệm và hỗ trợ cung cấp thông tin về các hồ sơ cần thiết, thời hạn xử lý, chi phí,…

2. Xuất khẩu đèn LED:

– Hỗ trợ và tư vấn thủ tục đăng ký dấu chứng nhận hợp quy KC (dành chung cho các sản phẩm) và KCC (đối với các sản phẩm công nghệ thông tin truyền thông) từ KTR.

Cũng tương tự như vậy, INCENTECH cũng triển khai các hoạt động hỗ trợ và tư vấn thủ tục đăng ký dấu chứng nhận hợp quy CR cho các doanh nghiệp Hàn Quốc muốn xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam.

 

Vũ Trọng Thái – thaivt@gmail.com
Được biết, Tổng cục TCĐLCL là đại diện của Việt Nam tham gia Ủy ban tư vấn về tiêu chuẩn và chất lượng (ACCSQ), ông có thể cho biết vai trò của tổ chức này trong Asean và vai trò của Việt Nam trong tổ chức này?
TS. Nguyễn Hoàng Linh – Phó Tổng cục trưởng – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

ACCSQ tên đầy đủ là ASEAN CONSULTATIVE COMMITTEE ON STANDARDS AND QUALITY.

Mục tiêu chính của tổ chức này là thúc đẩy việc gỡ bỏ rào cản thương mại (TBT) giữa các nước thành viên ASEAN để mở rộng thương mại trong và ngoài ASEAN thông qua các biện pháp chủ yếu như: Hài hoà tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật để phù hợp với các thông lệ quốc tế; Xây dựng và áp dụng các Hiệp định thừa nhận lẫn nhau (MRAs) về Đánh giá sự phù hợp; Cải tiến hạ tầng kỹ thuật và nâng cao năng lực trong các hoạt động thử nghiệm, chứng nhận, công nhận dựa trên các hướng dẫn và quy trình được quốc tế công nhận; Đẩy mạnh hoạt động các mạng lưới thông tin về Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật nhằm đáp ứng các yêu cầu của Hiệp định WTO/TBT và SPS.

Tổng cục chính thức tham gia từ năm 1995 từ vai trò quan sát viên nay đã trở thành thành viên chủ động và tích cực tham gia vào các hoạt động chung của khu vực.Hiện nay, ACCSQ có 11 nhóm công tác trong đó 3 nhóm công tác chung và 8 nhóm công tác sản phẩm thuộc các ngành ưu tiên hội nhập. Trong đó, Tổng cục phân công các Vụ, Viện chuyên môn là đơn vị đầu mối tham gia vào Nhóm công tác 1, 2, 3 và Ủy ban hỗn hợp chuyên ngành về thiết bị điện, điện tử (JSC EEE). Tổng cục còn thực hiện chức năng điều phối, liên lạc với các đầu mối Việt Nam tham gia các nhóm công tác sản phẩm của ACCSQ tại 5 Bộ khác bao gồm: Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông Vận tải.

Tổng cục tham gia xây dựng các chính sách chung về tiêu chuẩn, quy chuẩn và đánh giá sự phù hợp của ASEAN như Hiệp định khung của ASEAN về các thoả thuận thừa nhận lẫn nhau; Kế hoạch hành động tổng thể Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC Blueprint), Hướng dẫn của ASEAN về Tiêu chuẩn, Quy chuẩn và Đánh giá sự phù hợp, Kế hoạch Chiến lược và Kế hoạch Hành động của các nhóm công tác của ACCSQ về tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp giai đoạn 2016-2025 …

Hiện có 309 tiêu chuẩn hài hòa trong ASEAN trên hệ thống cơ sở dữ liệu (http://atr.asean.org/standards/) trong đó 154 tiêu chuẩn điện, điện tử, 44 tiêu chuẩn cao su, 35 tiêu chuẩn nông nghiệp và các tiêu chuẩn của các nhóm sản phẩm khác.

Đến nay đã có 3 MRA đã được ACCSQ thông qua và triển khai như MRA trong lĩnh vực điện, điện tử, Thanh tra GMP đối với các nhà sản xuất dược phẩm, MRA Báo cáo nghiên cứu Tương đương sinh học. Một số MRA đang trong quá trình xây dựng như MRA về ô tô, MRA về thực phẩm chế biến sẵn và MRA về vật liệu xây dựng.

Các MRA tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực nêu trên, đơn giản hóa thủ tục thông quan, giảm chi phí về thử nghiệm, chứng nhận lại.

 Quang cảnh hội trường Giao lưu trực tuyến
Lê Lan – lanle223@gmail.com
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để vượt qua sức ép cạnh tranh của doanh nghiệp nước ngoài, giữ vững thị trường và tăng cường xuất khẩu hàng hóa?
TS. Phan Chí Anh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh, Trường ĐHKT – ĐH Quốc gia Hà Nội.

Tồn tại và phát triển trong môi trường toàn cầu hóa đòi hỏi doanh nghiệp phải xử lý nhiều vấn đề liên quan đến quản trị các quá trình sản xuất và dịch vụ; quan hệ với khách hàng, thị trường và nhà cung ứng; công nghệ và thiết bị… Nếu phân tích từ góc độ NSCL, có lẽ vấn đề đầu tiên doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm là công tác tiêu chuẩn hóa và quản trị quá trình tạo sản phẩm và dịch vụ. Đối với các doanh nghiệp chú trọng xuất khẩu, cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn sản phẩm và dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng và thị trường nhập khẩu hàng hóa, cũng như áp dụng mô hình ISO 9000. Đây là cơ sở để doanh nghiệp Việt Nam tham gia và chuỗi cung ứng toàn cầu nơi mà hàng hóa Việt Nam cần phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.

Đối với các doanh nghiệp hướng vào thị trường nội địa, mức độ yêu cầu về tiêu chuẩn hóa có thể không đòi hỏi cao như xuất khẩu. Tuy các doanh nghiệp vẫn cần chú trọng vào xây dựng và cải tiến liên tục hệ thống  tiêu chuẩn cơ sở, qui cách kỹ thuật sản phẩm, chuẩn mực dịch vụ…

Công tác quản trị chất lượng sẽ chuyển dịch từ bên trong doanh nghiệp ra toàn bộ chuỗi cung ứng sản xuất và dịch vụ.

 

Lê Thị Hoa – lehoa.1994@gmail.com
Doanh nghiệp Việt Nam đang gặp vướng mắc gì trong hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và yêu cầu của thị trường xuất khẩu?
Bà Nguyễn Thu Hiền – Phó Viện trưởng Viện Viện Năng suất Việt Nam – VNPI

Trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, các doanh nghiệp nếu nắm bắt được xu thế và có những chiến lược phù hợp, có thể tận dụng được lợi thế: Thị trường nội địa với dân số hơn 90 triệu cùng với thị trường khu vực ASEAN với hơn 600 triệu dân và mức sống ngày càng tăng là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp công nghiệp phát triển thị trường trong nước với nhiều sản phẩm có chất lượng cao. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có cơ hội thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, học tập kiến thức quản lý và đào tạo nhân lực từ các ngành công nghiệp phát triển trong khu vực.

Tuy nhiên là nước phát triển sau nên các doanh nghiệp Việt Nam gặp không ít thách thức và khó khăn:

– Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ sở hữu trang thiết bị máy móc, công nghệ còn lạc hậu so với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó việc trang bị máy móc, thiết bị phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài. Doanh nghiệp còn khó khăn về vốn, nguồn nhân lực trình độ cao trong quá trình đầu tư và chuyển giao công nghệ mới đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh doanh. Các doanh nghiệp chế biến chế tạo tại Việt Nam chủ yếu là gia công với lực lượng lao động đông đảo nhưng lại thiếu đội ngũ tay nghề cao, cán bộ kỹ thuật và quản lý. Năng lực tiếp thị còn hạn chế, hầu hết đều chưa có thương hiệu riêng được biết đến trên thị trường quốc tế.

– Việc hợp tác và liên kết giữa các doanh nghiệp còn yếu và thiếu. Do thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp với hiệp hội nên chưa tạo được sức cạnh tranh, xây dựng và bảo vệ thị trường trong nước. Bên cạnh đó các doanh nghiệp còn khó khăn trong việc tiếp cận với các chương trình hỗ trợ về pháp lý, vốn và gặp không ít các rào cản liên quan tới thủ tục hành chính và môi trường kinh doanh.

Trong lĩnh vực áp dụng các hệ thống quản lý và giải pháp nâng cao năng suất chất lượng, các doanh nghiệp còn thiếu nguồn nhân lực được đào tạo bài bản cũng như phương pháp và kỹ năng thực hiện trong quá trình áp dụng các hệ thống và công cụ nâng cao năng suất chất lượng.

 

Xuân Đức – tranxuanduc90@gmail.com
Có rất nhiều các Hiệp định Thương mại tự do đa phương (FTA) mà Việt Nam tham gia, Tổng cục có tham gia triển khai các FTA này không?
Bà Vũ Tú Quyên – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Tổng cục hiện nay đang triển khai các hoạt động liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn và đánh giá sự phù hợp trong các FTA đa phương như: FTA ASEAN + gồm ASEAN – Úc, Niu Di lan, ASEAN – Hàn Quốc, ASEAN -Trung Quốc, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP).

Tổng cục đã kết thúc đàm phán FTA ASEAN – Hongkong, đang đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Lê Oanh – oanhoanhle@gmail.com
Xin ông có thể chia sẻ thông tin về hợp tác giữa Quacert và KTR?
TS. Joongha Shin – chuyên gia Trung tâm Đổi mới công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc

KTR (Korea Testing and Research Institute) và QUACERT đều là các cơ quan chứng nhận phù hợp. Trong đó, KTR là cơ quan chứng nhận phù hợp hàng đầu của Hàn Quốc.

Trước khi có sự hợp tác giữa hai cơ quan này, bất kỳ công ty Hàn Quốc nào muốn xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam đều phải trải qua việc đánh giá nhà máy bởi chuyên gia của QUACERT và họ phải gửi tất cả các mẫu sản phẩm đến QUACERT để kiểm nghiệm.

Nhưng, từ khi có sự hợp tác giữa hai cơ quan này, các chuyên gia đánh giá của QUACERT đã đào tạo cho các chuyên gia đánh giá của KTR. Do vậy, KTR có thể tiến hành đánh giá nhà máy tại Hàn Quốc thay vì phải gửi mẫu sản phẩm sang QUACERT. Việc này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và rất tiện lợi cho cả KTR và QUACERT. Đây có thể coi là một ví dụ điển hình cho sự hợp tác giữa hai cơ quan.

 

Phạm Văn An – vanan57@gmail.com
Câu hỏi xin gửi tới TS Phan Chí Anh: Xin ông cho một số nhận định về thách thức của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ?
TS. Phan Chí Anh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh, Trường ĐHKT – ĐH Quốc gia Hà Nội.

Cho đến 2016, Việt Nam đã tham gia ký kết 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới. Trong giai đoạn 2015 – 2020, chúng ta cần hoàn tất đàm phán và thực thi các FTA với Liên minh Kinh tế Á – Âu, EU và Hàn Quốc,  Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA); các FTA của ASEAN (AFTA), ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc có thời hạn cắt giảm thuế năm 2018.

Việc thực hiện các cam kết trong hội nhập quốc tế cho phép chúng ta tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu với phạm vi quy mô ngày càng phát triển, nhưng đồng thời tạo ra các sức ép về cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trên cả ba cấp độ sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia.

Các sản phẩm và doanh nghiệp của ta sẽ phải cạnh tranh với sản phẩm và doanh nghiệp nước ngoài không chỉ trên thị trường quốc tế mà ngay trên thị trường nội địa. Chính phủ ta phải cạnh tranh với chính phủ các nước trong cải thiện môi trường thu hút đầu tư, nguồn nhân lực, năng lực công nghệ hỗ trợ… Sức ép sẽ tác động mạnh đến các lĩnh vực kinh tế vốn được bảo hộ bị thách thức gay gắt do việc cắt giảm thuế quan, như ngành sản xuất ô-tô, sản phẩm nông nghiệp như gia súc, mía đường, gạo, xăng dầu…

Bên cạnh đó khu vực kinh tế tư nhân với sự hạn chế về quy mô vốn và công nghệ dễ chịu tác động của thị trường thế giới.

 

hapquyen – hapthiquyen@gmail.com
Xin hỏi TS. Nguyễn Hoàng Linh, nếu để đánh giá những kết quả đạt được của ngành TCDLCL thông qua hoạt động hợp tác Quốc tế, ông đánh giá như thế nào?
TS. Nguyễn Hoàng Linh – Phó Tổng cục trưởng – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Những kết quả chính mà ngành TCĐLCL đã đạt được thông qua hội nhập kinh tế quốc tế có thể kể đến như sau:

+ Hệ thống khoảng 9500 tiêu chuẩn quốc gia TCVN với tỉ lệ 47% hài hoà tiêu chuẩn quốc tế là cơ sở nền tảng để sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam hướng đến chuẩn mực chất lượng của quốc tế;

+ Hệ thống chuẩn đo lường quốc gia được xây dựng, tiếp tục củng cố, có liên kết với hệ thống chuẩn đo lường quốc tế đảm bảo cho công tác nghiên cứu khoa học, hoạt động sản xuất, chế tạo… đạt được độ chính xác, ổn định và phù hợp;

+ Hệ thống các tổ chức đánh giá sự phù hợp (Thử nghiệm, Chứng nhận, Giám định, Công nhận, Hiệu chuẩn, Kiểm định) đã được hình thành có tổ chức và hoạt động phù hợp với các tiêu chuẩn, chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Thông qua việc sử dụng các dịch vụ đánh giá sự phù hợp đạt chuẩn quốc tế, các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội vượt qua các rào cản về kỹ thuật trong thương mại mà các thị trường quốc tế đặt ra trong bối cảnh hội nhập.

 

Dương Hòa – duonghoa.ajc@gmail.com
Ở góc độ là chuyên gia, theo bà Hiền, yếu tố quan trọng nhất của doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam cần phải thay đổi để bắt kịp nhịp hội nhập kinh tế quốc tế là gì?
Bà Nguyễn Thu Hiền – Phó Viện trưởng Viện Viện Năng suất Việt Nam – VNPI

 Bà Nguyễn Thu Hiền – Phó Viện trưởng Viện Viện Năng suất Việt Nam trong chương trình Giao lưu trực tuyến do Chất lượng Việt Nam (VietQ.vn) tổ chức

Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) có những ưu điểm nổi bật là tính linh hoạt và dễ thích ứng song, qua thực tiễn cho thấy DNVVN ở Việt Nam hiện nay còn gặp khó khăn như về vốn, máy móc thiết bị và trình độ quản lý còn hạn chế chính vì vậy khả năng cạnh tranh trên thị trường còn thấp.

Các doanh nghiệp này cũng gặp rất nhiều hạn chế về khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài và khả năng tham gia vào mạng lưới doanh nghiệp phụ trợ cho các tập đoàn lớn trong và ngoài nước.

Trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh hiện nay, các thách thức sẽ ngày càng lớn hơn đối với các DNVVN và đòi hỏi những nỗ lực rất lớn. Cụ thể các doanh nghiệp này cần tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế cũng như yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Đây là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể tồn tại và cạnh tranh ngay chính tại thị trường trong nước, tiếp đó là trên thị trường khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cần nâng cao khả năng quản lý, áp dụng các giải pháp sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, giảm lãng phí và liên tục cải tiến.

 

Thảo Linh – thaolinhnguyen@123
Khi nói đến hội nhập ASEAN trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, người ta hay nói đến ACCSQ, tôi muốn hỏi bà Quyên, ACCSQ là tổ chức gì và hoạt động như thế nào?
Bà Vũ Tú Quyên – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

ACCSQ là tên viết tắt tiếng Anh của Ủy ban Tư vấn về Tiêu chuẩn và Chất lượng của ASEAN. Ủy ban được thành lập năm 1992, tính đến nay là tròn 25 năm thành lập. Thành viên của ACCSQ là các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc gia của 10 nước ASEAN.

ACCSQ thảo luận và xây dựng chính sách về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trong khu vực như hài hòa tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, hài hòa quy định kỹ thuật, hài hòa các cơ chế quản lý đối với các sản phẩm ưu tiên hội nhập trong khu vực này. ACCSQ tổ chức kỳ họp thường niên 2 lần/năm luân phiên ở các nước ASEAN.

 

Lưu Hương – huongluu288@gmail.com
Tôi là người Việt, xin hỏi ông TS. Joongha Shin, là chuyên gia nước ngoài công tác tại Việt Nam trong lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, ông đánh giá như thế nào về sự hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực này thời gian qua?
TS. Joongha Shin – chuyên gia Trung tâm Đổi mới công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc

Như các bạn đã biết, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, gần đây, có rất nhiều tiêu chuẩn mới được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế như IECEE, ISO,… Việt Nam và Hàn Quốc đã hợp tác trong việc xây dựng các tiêu chuẩn và các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) về kết quả thử nghiệm để thúc đẩy thương mại giữa hai quốc gia.

Bên cạnh đó, hiện nay Hàn Quốc và Việt Nam đang hợp tác trong lĩnh vực chứng nhận chất lượng và xây dựng tiêu chuẩn cho các sản phẩm đèn LED tại Việt Nam. Các quy chuẩn này dự kiến sẽ được ban hành trong năm tới.

Trong lĩnh vực này, tôi đã giới thiệu nhãn chứng nhận KC của Hàn Quốc cho Trung tâm Chứng nhận phù hợp (QUACERT) tại Việt Nam để áp dụng hệ thống nhãn này vào nhãn CR của Việt Nam.

 

Phạm Quốc Hảo – quochao157@gmail.com
Theo ông Phan Chí Anh, khối nghiên cứu có đóng góp gì cho doanh nghiệp trong việc nâng cao năng suất lao động (NSCL) hay không?
TS. Phan Chí Anh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh, Trường ĐHKT – ĐH Quốc gia Hà Nội.

Nếu đánh giá các hoạt động nghiên cứu về NSCL của các trường đại học từ năm 2010 đến nay chúng ta thấy rằng các nội dung có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến NSCL đang được ngày càng quan tâm, chiếm đến 50% số lượng các đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực quản trị.

Chẳng hạn các đề tài nghiên cứu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng dịch vụ bán hàng/marketing, các yếu tố tác động đến kết quả hoạt động doanh nghiệp (DN). Một số xu hướng mới về NSCL trong đời sống kinh tế xã hội như quản trị tri thức, chuỗi cung ứng xanh… đã được tiếp cận trong các trường đại học. Tuy nhiên việc nghiên cứu về NSCL trong các trường đại học hiện nay đang có một số hạn chế như sau:

  • Nhân lực GV/nghiên cứu viên có năng lực nghiên cứu về NSCL (cả vi mô/ vĩ mô) nói chung hạn chế cả về số lượng và chất lượng, thiếu cơ hội nâng cao năng lực và cọ xát quốc tế.
  • Thiếu liên kết giữa trường đại học và DN trong nghiên cứu NSCL. Nhiều DN có nhu cầu về cải tiến NSCL nhưng không tìm đến các trường đại học.
  • Trường đại học Việt Nam nhìn chung lạc hậu khoảng 7-10 năm so với quốc tế về các kiến thức về hệ thống và công cụ đổi mới NSCL. Ví dụ như mô hình ISO 31000 về quản trị rủi ro hay mô hình Lean Six Sigma hoàn toàn chưa được nghiên cứu phát triển cho phù hợp với hoàn cảnh doanh nghiệp Việt Nam.
Bình An – binhan123@123
Thưa bà Quyên, theo bà thì cộng đồng Kinh tế ASEAN đem lại cơ hội và thách thức nào cho các doanh nghiệp Việt Nam?
Bà Vũ Tú Quyên – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Năm 2017 là năm đánh dấu mốc quan trọng cho chặng đường 50 năm hình thành và phát triển của ASEAN. Trải qua nửa thế kỷ với nhiều chuyển biến sâu sắc của tình hình quốc tế và khu vực, ASEAN đã trở nên lớn mạnh, đạt nhiều thành tựu mang tính bước ngoặt, được thế giới công nhận như một tổ chức hợp tác đa phương thành công nhất. Điều đó càng được khẳng định mạnh mẽ hơn khi Cộng đồng ASEAN chính thức được hình thành với 3 trụ cột: Chính trị- An ninh, Kinh tế và Văn hoá – xã hội vào ngày 31/12/2015.

Các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). ASEAN là thị trường lớn thứ 3 và cũng là đối tác thương mại cung cấp nguồn hàng hóa lớn thứ 3 cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những thách thức khi tham gia AEC, trong đó nổi lên là áp lực cạnh tranh từ các nước ASEAN cả trong sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ.

 

Dương Ly – lyduong1983@gmail.com
Xin hỏi bà Hiền, hiện trạng năng suất lao động Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực hiện nay đang ở đâu?
Bà Nguyễn Thu Hiền – Phó Viện trưởng Viện Viện Năng suất Việt Nam – VNPI

Mặc dù có sự thay đổi năng suất rất đáng ghi nhận với tốc độ tăng khoảng 4%/năm (từ 2006-2016) mức chênh lệch về năng suất giữa Việt Nam so với các nước phát triển và đang phát triển ở Châu Á vẫn khá lớn.

Hiện nay, năng suất lao động (NSLĐ) ở nhóm nước đã phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore có mức NSLĐ cao gấp 7,9 đến 14,1 lần NSLĐ Việt Nam. Indonesia, Thái lan, Malaysia có mức NSLĐ cao gấp từ 2,6 đến 6,1 lần NSLĐ Việt Nam.

Một số nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á như Lào, Myanmar và Cambodia đang có xu hướng tăng tốc nhanh, theo đà tăng trưởng này có thể bắt kịp và vượt NSLĐ vủa Việt Nam trong thời gian tới. – (Số liệu trong báo cáo năng suất của APO – APO databook 2016).

(Nguồn:vietq.vn)