Giao lưu trực tuyến “Giải thưởng Chất lượng Quốc gia – Triển vọng để doanh nghiệp phát triển bền vững”
Thứ Tư, Tháng Một 3, 2018 | 1:36
Với mong muốn điểm lại những đóng góp và thành công không ngừng của các DN đạt GTCLQG; khích lệ những DN Việt đang nỗ lực phấn đấu hoàn thiện mình để vươn tới sự phát triển bền vững về hệ thống quản trị cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo Điện tử Đại biểu Nhân dân phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông Khoa học và Công nghệ tổ chức Giao lưu trực tuyến với chủ đề “Giải thưởng Chất lượng Quốc gia – Triển vọng để doanh nghiệp phát triển bền vững”.
Các khách mời tham gia chương trình Giao lưu trực tuyến gồm:
– Ông Đặng Quang Huấn, Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng, Bộ Khoa học và Công nghệ;
– Bà Ngô Thị Ngọc Hà, Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;
– Ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch HĐQT – Tổng Giám đốc Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình (ThaiBinh Seed), doanh nghiệp đạt giải Vàng GTCLQG năm 2016.
– Ông Nguyễn Huy Văn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Traphaco, doanh nghiệp đạt giải Vàng GTCLQG năm 2013 và giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương (GPEA) 2013; giải Vàng GTCLQG năm 2015.
Dưới đây là nội dung Chương trình Giao lưu trực tuyến
Ông Đặng Quang Huấn: Để quản lý và định hướng hoạt động tôn vinh danh hiệu, trao giải thưởng cho doanh nhân và DN, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 51/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2010 (Quyết định 51) về việc ban hành Quy chế quản lý, tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và DN; Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 01/2012/TT-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2012 quy định thi hành Quyết định 51. Theo thống kê chưa đầy đủ, tôi được biết: hiện nay, có 23 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở Trung ương xin phép tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và DN với gần 50 giải thưởng (tính từ năm 2010 đến tháng 10.2017). Cấp có thẩm quyền đã đồng ý cho phép 14 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở Trung ương chức xét 30 giải thưởng. Như vậy, hiện nay có 30 giải thưởng của 14 cơ quan cấp trung ương tổ chức tôn vinh, xét tặng giải thưởng liên quan đến DN và doanh nhân thực hiện theo quy định của Quyết định 91 (chưa kể đến các giải thưởng xét tặng cho doanh nhân và DN do cấp tỉnh/TP trực thuộc TW tổ chức).Lương Tuấn Khanh, (35 tuổi), Hưng Yên: Xin được hỏi ông Đặng Quang Huấn, hiện nay có rất nhiều giải thưởng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở Trung ương (Cơ quan Trung ương) tổ chức xét tặng để tôn vinh DN, doanh nhân có thành tích trong sản xuất, kinh doanh. Vậy những văn bản quy phạm pháp luật nào quy định các giải thưởng này? Ông có thể cho biết, sự khác biệt của GTCLQG so với các giải thưởng hiện nay là gì?
Các đợt tổ chức xét tặng giải thưởng, tôn vinh doanh nhân và DN đã góp phần kịp thời khích lệ, động viên và ghi nhận đóng góp của doanh nhân và DN cho phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong thời gian qua. Tuy nhiên, việc tổ chức xét tặng giải thưởng tràn lan, có một số ban tổ chức xét tặng giải thưởng đã yêu cầu, đề nghị DN hỗ trợ, đóng góp kinh phí thông qua đơn vị trung gian không những gây ra tình trạng lãng phí của cải, vật chất mà còn gây phản cảm trong xã hội.
Nhằm quản lý thống nhất các hoạt động tôn vinh, xét tặng giải thưởng liên quan đến doanh nhân và DN vào nề nếp, chất lượng và có ý nghĩa đích thực, đóng góp cho phát triển kinh tế- xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 51/2010/QĐ-TTg ngày 28.7.2010 để điều chỉnh các hoạt động tổ chức tôn vinh danh hiệu và xét tặng giải thưởng nêu trên. GTCLQG là Giải thưởng uy tín, duy nhất về năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa do Thủ tướng Chính phủ quyết định và tổ chức trao tặng hàng năm cho các tổ chức, DN có đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
Sự khác biệt của GTCLQG so với các giải thưởng nêu trên là:
(i) Giải thưởng được tổ chức xét tặng dựa trên căn cứ pháp lý của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế;
(ii) Giải thưởng uy tín, duy nhất về năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa do Thủ tướng Chính phủ quyết định và tổ chức trao tặng hàng năm;
(iii) các tổ chức, DN đạt giải vàng chất lượng quốc gia sẽ tạo ra hệ thống quản trị DN tiên tiến, nề nếp, tạo ra giá trị khác biệt trong sản xuất, kinh doanh và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế chung của khu vực và thế giới.
Trần Thanh Lâm (30 tuổi), Hà Nội: Xin được hỏi bà Ngô Thị Ngọc Hà, bà có thể cho biết việc xét thưởng, đánh giá GTCLQG dựa trên những tiêu chí cụ thể nào?
Bà Ngô Thị Ngọc Hà: GTCLQG, trước đây là Giải thưởng Chất lượng Việt Nam, ra đời từ năm 1996, với mục tiêu khuyến khích các DN sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, tăng năng suất lao động để có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. GTCLQG được thiết lập và triển khai từ năm 1996 trên cơ sở chấp nhận mô hình và 7 tiêu chí của Giải thưởng Malcolm Baldrige (MBA) – GTCLQG của Hoa Kỳ đã được nhiều nước trên thế giới coi là mô hình chuẩn để nghiên cứu học tập khi xây dựng GTCLQG của mình.
Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá đã được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam Khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21.11.2007 trong đó có Điều 7 và Điều 69 qui định về GTCLQG. Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31.12.2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá, trong đó có Điều 1, Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29 và Điều 30 quy định về GTCLQG.
GTCLQG được xây dựng và triển khai trên thành công của 13 năm hoạt động Giải thưởng Chất lượng Việt Nam (1996 – 2008) và do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định trao tặng. Sự hình thành GTCLQG đánh dấu một bước phát triển mới cho hoạt động Giải thưởng chất lượng của Việt Nam nói riêng và phong trào năng suất – chất lượng tại Việt Nam nói chung; khẳng định vai trò, vị thế của Giải thưởng chất lượng đối với cộng đồng DN và đối với xã hội.
GTCLQG bao gồm 7 tiêu chí với 18 hạng mục. Các tiêu chí và điểm số cụ thể của từng tiêu chí như sau:
– Vai trò của lãnh đạo tổ chức, doanh nghiệp : 120 điểm
– Chiến lược hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp : 85 điểm
– Chính sách định hướng vào khách hàng và thị trường : 85 điểm
– Đo lường, phân tích và quản lý tri thức : 90 điểm
– Quản lý, phát triển nguồn nhân lực : 85 điểm
– Quản lý quá trình hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp : 85 điểm
– Kết quả hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp : 450 điểm
Tổng điểm: 1.000 điểm.
Lê Anh Thơ (45 tuổi), Hà Nam: Hiện hệ thống văn bản pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã và đang dần được hoàn thiện với sự ra đời của các Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Đo lường, những Luật này đã góp phần hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh và lưu hành sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường như thế nào, thưa ông?
Chủ tịch HĐQT Trần Mạnh Báo: Chất lượng ngày nay đã trở thành thách thức lớn đối với bất kỳ DN, quốc gia nào trên thế giới khi nền kinh tế mở cửa hội nhập và người tiêu dùng ngày càng yêu cầu khắn khe về chất lượng hàng hóa. Nhờ có các hệ thống văn bản về tiêu chuẩn đo lường chất lượng và các luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Đo lường mà các DN Việt Nam nói riêng và người tiêu dùng Việt Nam nói chung đã quan tâm hơn với chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tạo ra phong trào thúc đẩy quá trình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của các DN, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước. Ngoài ra nó còn tạo lập uy tín chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa của các cơ sở sản xuất, kinh doanh góp phần đáp ứng nhu cầu trong nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, bảo vệ sức khỏe, an toàn, môi trường và thực hiện kiểm soát có hiệu lực và hiệu quả đối với các sản phẩm kém chất lượng lưu thông trên thị trường nội địa. Các hệ thống văn bản pháp luật đã tạo hành lang pháp lý và môi trường khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh chủ động, sáng tạo và có trách nhiệm làm ra sản phẩm chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc và tập quán quốc tế trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Trần Hoài Nam (52 tuổi), Nam Định: Thưa ông Huấn, GTCLQG được xét tặng trên cơ sở pháp lý nào? Cơ quan nào chủ trì xét tặng Giải thưởng này?
Ông Đặng Quang Huấn, Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng, Bộ Khoa học và Công nghệ đang giao lưu cùng bạn đọc |
Ông Đặng Quang Huấn: Căn cứ pháp lý xét tặng GTCLQG:
– Thứ nhất là Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007;
– Thứ hai là Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31.12.2008 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007;
– Thứ ba là Thông tư số 17/2011/TT-BKHCN ngày 30.6.2011 và Thông tư số 07/2012/TT-BKHCN ngày 02.4.2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ (Cơ quan Thường trực là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) tổ chức xét tặng GTCLQG.
Ngô Kiến Huy (50 tuổi), Hải Phòng: GTCLQG là nguồn động viên lớn của Đảng, Nhà nước đối với các DN có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ sản phẩm, hàng hóa. Theo ông, cần có những giải pháp nào để Giải thưởng tiếp tục được lan tỏa rộng rãi hơn nữa trong cộng đồng, tổ chức, DN?
Ông Đặng Quang Huấn: GTCLQG không những là nguồn động viên lớn đối với các DN tiêu biểu chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước mà còn ghi nhận là những DN tiêu biểu, dẫn đầu phong trào năng suất và chất lượng, là ngọn cờ đầu trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, áp dụng hệ thống quảN lý chất lượng tiên tiến và ngày càng hoàn thiện chất lượng hàng hóa, dịch vụ phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, để Giải thưởng tiếp tục được lan tỏa rộng rãi hơn nữa trong cộng đồng tổ chức, DN cần quan tâm, thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến DN hội nhập và phát triển nói chung và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến GTCLQG nói riêng sao cho phù hợp tinh thần Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16.5.2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN và phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.
Thứ hai, tăng cường công tác truyền thông về GTCLQG.
Thứ ba, kế thừa kết quả xét tặng GTCLQG trong 20 năm qua (1996-2016) và đồng hành hỗ trợ và phát triển cùng DN.
Nguyễn Đức Hoàng (39 tuổi), Sơn La: Thưa bà Ngô Thị Ngọc Hà, bà có thể cho biết ý nghĩa lớn nhất của Giải thưởng đối với doanh nghiệp tham dự là gì?
Bà Ngô Thị Ngọc Hà, Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đang giao lưu cùng bạn đọc |
Bà Ngô Thị Ngọc Hà: GTCLQG cũng như các hệ thống, công cụ quản lý khác sẽ thực sự đem lại lợi ích thiết thực cho DN khi mà chính bản thân DN thấu hiểu được tầm quan trọng của nó, biết áp dụng và duy trì một cách có hiệu quả, hiệu lực chúng vào trong hoạt động quản trị sản xuất kinh danh của DN mình. Điều quan trọng nhất là DN phải hiểu rõ mục đích của Giải thưởng là ngoài mục đích tôn vinh thì GTCLQG còn cung cấp công cụ mô hình tự đánh giá (self-assessment), giúp tổ chức, DN hoàn thiện hệ thống quản lý của mình thông qua việc áp dụng và duy trì thành công các mô hình, công cụ, hệ thống quản lý tiên tiến và thực hành tốt nhất như đã nêu ở trên.
Đồng thời GTCLQG còn là một chuẩn mực, chuẩn đối sánh (Bechmarking) và phương pháp thực hành tốt (Best practices) để DN đánh giá tình trạng của mình so với đối thủ cạnh tranh và học hỏi kinh nghiệm của những DN khác, cải tiến không ngừng các hoạt động và quá trình kinh doanh của mình. Mục đích này không chỉ học hỏi những cái gì đã được tạo ra mà cả cách làm thế nào để tạo ra nó. Vấn đề đề cập đến không chỉ sản phẩm hay dịch vụ mà còn cả quá trình, tìm ra phương pháp tốt nhất ở đâu không quan trọng, có thể trong bản thân công ty, trong ngành hoặc thậm chí ngoài ngành, đối tác làm chuẩn so sánh tốt nhất không có nghĩa chỉ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp mà là những người đang chạy ở phía trước, bất kể trong ngành nào. Có làm được như vậy, DN mới thực sự nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình.
Trần Ngọc Huy (40 tuổi), Hà Nam: Thưa bà Ngô Thị Ngọc Hà, DN của chúng tôi đã hoạt động được hơn 10 năm và đang mong muốn nộp hồ sơ tham dự nhưng chưa rõ về điều kiện và các thủ tục tham dự giải. Vậy Bà có thể cung cấp thêm các thông tin liên quan nói trên?
Bà Ngô Thị Ngọc Hà:Thứ nhất, về điều kiện tham dự GTCLQG: phải là các doanh nghiệp đã hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục tại Việt Nam và không vi phạm các quy định của pháp luật trong thời gian gần nhất ít nhất là 3 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký của năm tham gia xét thưởng. Đồng thời, các DN phải đáp ứng 7 tiêu chí GTCLQG đã nêu ở phần trên thì sẽ được xét trao giải. Trong đó:
– Sẽ được xét trao Giải Bạc Chất lượng Quốc gia khi các DN đạt từ 600/1.000 điểm trở lên.
– Sẽ được xét trao Giải Vàng khi DN đạt từ 800/1.000 điểm trở lên và được đánh giá là xuất sắc nhất trong số các DN đạt GTCLQG thuộc 4 loại hình: SX lớn, DV lớn, SX nhỏ và vừa, DV nhỏ và vừa.
Thứ hai, về thủ tục tham dự GTCLQG:
– DN đủ điều kiện tham dự có thể liên hệ và đăng ký tham dự GTCLQG tại cơ quan thường trực giải thưởng tại địa phương là Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng các tỉnh, thành phố nơi DN đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh.
– Hồ sơ tham dự bao gồm: a) Bản đăng ký tham dự GTCLQG;
b) Báo cáo giới thiệu chung về DN;
c) Báo cáo tự đánh giá theo bảy tiêu chí của GTCLQG;
d) Tài liệu chứng minh về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (bản sao chứng chỉ hoặc tài liệu liên quan);
đ) Tài liệu chứng minh về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa chính với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (bản sao);
e) Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường được phê duyệt và các kết quả quan trắc hằng năm theo quy định của pháp luật trong 03 năm gần nhất (bản sao);
g) Xác nhận kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động hằng năm trong 03 năm gần nhất (bản chính hoặc bản sao);
h) Các tài liệu chứng minh khác về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất, nếu có (bản sao).
Ngọc Tú (47 tuổi), TP Hồ Chí Minh: Là một trong những thương hiệu có thế mạnh về thuốc dược liệu, ông có thể giới thiệu những sản phẩm nổi bật, đặc biệt là việc đạt Giải thưởng đã có tác động như thế nào đối với thương hiệu cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thời gian qua?
Ông Nguyễn Huy Văn: Traphaco hiện đang có khoảng hơn 210 sản phẩm thuốc đăng ký lưu hành trên thị trường, trong đó 70% sản phẩm là từ dược liệu tự nhiên. Đóng góp lớn trong doanh thu Traphaco là thuốc từ dược liệu điển hình như thuốc bổ gan Boganic (100% được làm từ dược liệu Việt Nam đạt chuẩn GACP-WHO) và thuốc bổ não Hoạt huyết dưỡng não – Cebraton hiện xếp thứ 4 và thứ 13 top 20 dược phẩm OTC có doanh thu cao nhất thị trường (theo công ty nghiên cứu IMS Health). Các sản phẩm nói trên ngoài đóng góp lớn về doanh thu cho DN còn góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân tại các vùng trồng dược liệu trên các tỉnh, thành. Các sản phẩm của Traphaco cũng nhận được sự tin tưởng và yêu mến của người tiêu dùng và được nhận nhiều giải thưởng cao quý như: Giải Nhất Vifotec, Top 10 Nhãn hiệu nổi tiếng, Ngôi sao Thuốc Việt,… Đặc biệt hơn nữa trong Lễ tổng kết 5 năm cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, sản phẩm thuốc bổ gan Boganic của Traphaco vinh dự đại diện cho ngành dược, là 1 trong 10 sản phẩm được người tiêu dùng yêu thích và được trao danh hiệu Top 10 sản phẩm Thương hiệu Việt tiêu biểu. Điểm đặc biệt của các sản phẩm tiêu biểu này phát triển từ tri thức của các đồng bào dân tộc bản địa Việt Nam, được các nhà khoa học nghiên cứu phát triển thành những thuốc hiện đại, là kết quả các đề tài cấp nhà nước.
GTCLQG là giải thưởng quy mô, đánh giá toàn diện mọi khía cạnh của một DN, hướng tới phát triển bền vững. Chính vì thế việc đạt được Giải Vàng Chất lượng Quốc gia 2 kỳ liên tiếp là sự thừa nhận của Hội đồng xét giải cho Traphaco, nâng cao sức cạnh tranh của các DN đạt giải. Là DN 2 lần được trao tặng Giải Vàng chất lượng quốc gia, 1 lần được nhận Giải Chất lượng Quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương, Traphaco luôn nỗ lực để đưa DN phát triển hơn nữa, xứng tầm với Giải Vàng Chất lượng quốc gia.
Ngọc Tuấn (41 tuổi), Long Biên, Gia Lâm:Thưa ông Trần Mạnh Báo, việc đoạt GTCLQG giúp cải thiện khả năng cạnh tranh của DN Việt Nam khi ra thị trường quốc tế như thế nào?
Ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch HĐQT – Tổng Giám đốc Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình (ThaiBinh Seed) đang giao lưu cùng bạn đọc |
Ông Trần Mạnh Báo: Khi đạt được GTCLQG thì sẽ có điều kiện thuận lợi hơn khi ra đến thị trường quốc tế vì sản phẩm của mình sẽ có sự cạnh tranh nhiều hơn. Ngoài ra, GTCLQG chỉ là sự ghi nhận về trình độ chất lượng của DN, bản thân DN muốn đưa được sản phẩm ra thị trường quốc tế thì sản phẩm đó phải có chất lượng đạt trình độ quốc tế như vậy sẽ tiếp cận thị trường dễ hơn. Muốn đạt được điều đó, ngoài chất lượng sản phẩm thì phải có những điều kiện, nguồn lực khác như con người phải đáp ứng được trình độ để có thể đưa sản phẩm ra thị trường.
Hoàng Anh (39 tuổi), TP Hồ Chí Minh: Xin được hỏi ông Trần Mạnh Báo, tính đến nay, đây là lần thứ bao nhiêu công ty tham gia Giải thưởng? Và Công ty sẽ vẫn tiếp tục tham gia vào những lần tiếp theo không? Theo ông, việc nhận Giải thưởng liệu có quá khó đối với một DN lần đầu tiên tham gia?
Ông Trần Mạnh Báo: Tính đến nay, ThaiBinh Seed đã tham gia giải thưởng được 5 lần, trong đó năm 2016, ThaiBinh Seed đã đạt giải Vàng Chất lượng quốc gia. Có thể nói đây là một vinh dự cho ThaiBinh Seed bởi ThaiBinh Seed hiện là đơn vị đầu tiên và duy nhất trong tỉnh Thái Bình đạt giải Vàng GTCLQG. Và trong tương lai, chúng tôi sẽ hoàn thiện và phát triển hơn nữa để tham gia GTCLQG vào những lần tiếp theo, phấn đấu đạt Giải thưởng chất lượng Châu Á – Thái Bình Dương.
Hiện nay, ban tổ chức đã đưa ra hướng dẫn khá chi tiết với 7 tiêu chí logic với nhau, được phân chia thành các nội dung nhỏ cụ thể cho các DN tham gia giải thưởng, đây làm một trong những thuận lợi cho các DN tham gia giải thưởng so với những năm trước. Tuy nhiên, để nhận giải thưởng không phải là quá khó cũng không phải là dễ dàng gì đối với một số DN đặc biệt là các DN lần đầu tiên tham gia vì yêu cầu của giải thưởng tương đối cao, đặc biệt là các tiêu chuẩn về chất lượng, nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá thì chắc chắn không thể đạt được giải.
Tống Ngọc Anh (50 tuổi), Tây Ninh: Ông đánh giá như thế nào về GTCLQG so với các giải thưởng hiện nay tại Việt Nam? Để đạt được Giải thưởng, theo ông DN cần có những bước chuẩn bị như thế nào? Tại sao?
Ông Nguyễn Huy Văn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Traphaco đang giao lưu cùng bạn đọc
Các DN khi tham gia giải thưởng này đừng nghĩ tới việc đạt giải mà hãy cho rằng việc tham gia và soi chiếu DN bằng bộ tiêu chí này sẽ là một công cụ hữu hiệu để giúp cho DN quản lý, vận hành sao cho sản phẩm hàng hóa của DN đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người tiêu dùng, đồng thời có năng suất, chất lượng và giá thành hợp lý để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Trên cơ sở đó, 7 tiêu chí của Giải thưởng sẽ giúp cho DN nâng cao năng suất chất lượng và cải tiến quá trình sản xuất. DN có cam kết về định hướng hoạt động, định hướng chất lượng một cách nghiêm túc thì sẽ xác định được chiến lược chính sách với khách hàng, tiêu chí của sản phẩm hàng hóa là gì, mức độ đáp ứng, giá thành ra sao để từ đó thiết kế được sản phẩm phù hợp với yêu cầu. Với định hướng khách hàng như vậy, DN sẽ quản lý nhân lực, đầu vào đầu ra để đạt yêu cầu.Ông Nguyễn Huy Văn: GTCLQG là giải thưởng cấp Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ trao tặng cho tổ chức, DN có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh. Đây là giải thưởng thường niên duy nhất về chất lượng được luật hóa bởi Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa và được ban hành theo quy tắc quốc tế – thuộc hệ thống Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương (Global Performance Excellence Award – GPEA) của Tổ chức Chất lượng châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific Quality Organization – APQO). Giải thưởng vừa là mục tiêu, vừa là công cụ để các DN nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh sản phẩm của mình. Bộ tiêu chí của giải thưởng rất toàn diện, hướng các DN tới sự phát triển bền vững. Trong những năm qua, với chiến lược phát triển Con đường Sức khỏe Xanh, Traphaco đã tận dụng những lợi thế về đa dạng sinh học của Việt Nam và nền y học cổ truyền lâu đời phong phú để phát triển thuốc từ dược liệu. Traphaco đã không ngừng nghiên cứu, phát triển chuỗi giá trị xanh từ: Nguyên liệu – Công nghệ – Sản phẩm – Dịch vụ phân phối. Chúng tôi đưa ra thị trường các sản phẩm độc đáo trong công thức, có hiệu quả điều trị cao, an toàn cho người sử dụng, có khả năng cạnh tranh được với các sản phẩm nhập ngoại.
Thế kỷ XX đánh dấu sự tăng trưởng đột phá về sản xuất còn thế kỷ XXI được cho là thế kỷ về chất lượng. Vì vậy, những giải thưởng về chất lượng được các DN quan tâm số một, bởi chất lượng đáp ứng nhu cầu mong muốn không chỉ của khách hàng mà còn các nhà đầu tư.
Phùng Thanh Hằng, (42 tuổi), Hà Nam: Tôi là một DN kinh doanh trong lĩnh vực y tế và chưa có nhiều thông tin về GTCLQG? Ông có thể cho biết Giải thưởng có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển bền vững của DN nói chung trong môi trường cạnh tranh hiện nay, thưa ông Đặng Quang Huấn?
Ông Đặng Quang Huấn: Như tôi đã trả lời ở trên, GTCLQG không những là nguồn động viên lớn đối với các DN tiêu biểu chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước mà còn ghi nhận là những DN tiêu biểu, dẫn đầu phong trào năng suất và chất lượng, là ngọn cờ đầu trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, áp dụng hệ thống quả lý chất lượng tiên tiến và ngày càng hoàn thiện chất lượng hàng hóa, dịch vụ phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, ngoài những ý nghĩa nêu trên thì đối với DN sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực y tế còn có ý nghĩa và quan trọng hơn nhiều vì liên quan đến nâng cao sức khỏe của nhân dân. Theo tôi, để nâng cao sức khỏe nhân dân cần sự vào cuộc, chung tay của cả hệ thống chính trị để thực hiện từng công đoạn như: chương trình phòng bệnh cho nhân dân (quản lý chất lượng thực phẩm, môi trường…); nâng cao trình độ, tay nghề của các y, bác sỹ; đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất (máy móc thiết bị, quy mô bệnh viện)… và sản xuất, nhập khẩu các loại thuốc, dược liệu phục vụ khám, chữa bệnh. Vì những lý do trên, việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến và ngày càng hoàn thiện chất lượng hàng hóa, dịch vụ phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với ngành y tế lại càng quan trọng hơ.
Thăng Long (39 tuổi), Đồng Văn, Hà Giang: Xin được hỏi ông Nguyễn Huy Văn, ông mong muốn điều gì nhất ở GTCLQG? Và ông có chia sẻ gì với những DN chưa biết, hoặc đã biết rồi nhưng chưa tham gia?
Ông Nguyễn Huy Văn: Chúng tôi rất mong muốn cộng đồng các DN Việt Nam sẽ tích cực tham gia Giải thưởng này, cùng chung tay xây dựng phong trào năng suất chất lượng, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh để giúp các DN phát triển bền vững. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, chúng tôi cũng rất mong muốn Chính phủ Việt nam có những chính sách khuyến khích phù hợp để phát triển nền kinh tế trong nước, đặc biệt với lĩnh vực dược phẩm. Chúng ta có đủ các điều kiện để phát huy nền y học cổ truyền nước nhà, các sản phẩm của Việt Nam có thể sánh ngang với các sản phẩm nhập ngoại, nhưng cơ chế dành cho các DN đầu tư nhiều vào xây dựng vùng nguyên liệu hay đầu tư cho công nghệ hiện đại là chưa có, chưa tạo cơ chế thuận lợi trong đầu ra sản phẩm, khuyến khích được các DN mạnh dạn đầu tư các công nghệ hiện đại để cung ứng các sản phẩm có chất lượng cao tới người dân. Cần có nhiều hơn những chương trình truyền thông, quảng bá về giá trị của GTCLQG để đông đảo nhân dân cùng biết tới giá trị của giải thưởng, có thêm nhiều DN cùng tham gia để phong trào năng suất chất lượng được phổ biến rộng rãi hơn, tạo thêm một diễn đàn cho các DN Việt cùng chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm.
Hàng năm nên có các buổi hướng dẫn, cập nhật thêm mới các thông tin về GTCLQG cũng như Giải thưởng Chất lượng Châu Á – Thái Bình Dương để các DN hiểu rõ hơn về giải thưởng, được cập nhật các thông tin mới nhất và cũng là một lần truyền thông rõ hơn về giải thưởng CLQG. Cần có nhiều hơn các chương trình hỗ trợ sau trao giải, các chương trình truyền thông để nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các DN đạt GTCLQG. Có tác động để tăng ưu thế cho các DN đạt giải, ví dụ có ưu đãi trong đấu thầu, trong việc cung cấp sản phẩm,…
Nguyễn Ngọc Thuấn (39 tuổi), Tây Sơn- Đống Đa: Thưa bà Ngô Thị Ngọc Hà, việc áp dụng các tiêu chí của Giải thưởng có phù hợp với tình hình hiện nay, đặc biệt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các DN trong và ngoài nước?
Bà Ngô Thị Ngọc Hà: Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Hoa Kỳ – cơ quan chủ trì triển khai GTCLQG Hoa Kỳ quy định 2 năm một lần tiến hành cập nhập các tiêu chí giải thưởng cho phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ, yêu cầu về quản lý và đòi hỏi khách quan của khách hàng, thị trường và cơ quan quản lý.
GTCLQG của Việt Nam cũng luôn cập nhật những thay đổi này của GTCLQG Hoa Kỳ. Như vậy, có thể nói rằng, các tiêu chí của GTCLQG luôn phù hợp với xu thế phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh ở Việt Nam và trên thế giới.
Nguyễn Ngọc Long (48 tuổi), Vĩnh Phúc: Xin được hỏi ông Nguyễn Huy Văn, ông thấy được cơ hội, khó khăn, thách thức nào khi DN đã từng tham gia GTCLQG nhiều năm?
Ông Nguyễn Huy Văn: Cơ hội lớn nhất mà DN nhận được khi tham gia GTCLQG trong những lần tiếp theo chính là dịp để nhìn lại tất cả các mặt hoạt động của mình theo bộ tiêu chí của giải thưởng. Từ đó đánh giá, tổng kết lại để có thể làm được tốt hơn.
Theo tinh thần của phong trào năng suất chất lượng, không có gì tốt hoàn hảo mà luôn có thể làm được tốt hơn, nên mỗi lần tham gia giải thưởng, DN lại có cơ hội để tự hoàn thiện, gia tăng khả năng cạnh tranh của mình.
Ngoài ra, sự thừa nhận của xã hội đối với thương hiệu của DN sẽ tạo ra lượng khách mới và duy trì lượng khách hàng cũ, giúp gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho DN.
Tuy nhiên, thách thức là đạt được giải thưởng đã khó nhưng giữ được danh hiệu còn khó hơn. Hơn nữa, chất lượng là một sự cải tiến liên tục nên DN phải luôn phấn đấu, nỗ lực để phù hợp với những tiêu chuẩn và yêu cầu ngày càng cao hơn của thị trường cũng như của Giải thưởng.
Lê Thị Hoa (46 tuổi), Thái Nguyên: Xin được hỏi ông Đặng Quang Huấn, GTCLQG có được coi là “Giấy thông hành” khi hội nhập hay không?
Ông Đặng Quang Huấn: Giải thưởng không phải là giấy thông hành để DN vào thị trường nhưng nó là công cụ góp phần giúp DN hội nhập quốc tế. Lợi thế của tổ chức, DN đạt Giải Vàng Chất lượng Quốc gia trong 2 năm gần nhất sẽ được lựa chọn tham dự Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương (GPEA). Đây là cơ hội để tổ chức, DN vươn tầm ra thế giới.
Lê Việt Anh (48 tuổi), Phú Thọ: Trong quá trình xét Giải, bà có thể cho biết vướng mắc nào lớn nhất?
Bà Ngô Thị Ngọc Hà: Theo tôi đánh giá khó khăn nhất đối với các Hội đồng sơ tuyển và Hội đồng quốc gia là làm sao xem xét, đánh giá bảo đảm được tính chính xác cao nhất, cũng như công bằng nhất khi lựa chọn và đề xuất trao giải cho các DN tham dự. Bởi lẽ các DN tham dự, sau khi được các địa phương lựa chọn, trình lên Hội đồng Quốc gia đều rất xứng đáng được tôn vinh.
Thanh Tâm (54 tuổi), Sài Đồng, Long Biên: Thưa ông Nguyễn Huy Văn, là một trong những DN có thương hiệu về dược phẩm trên thị trường hiện nay, việc đến với GTCLQG và đạt giải đã có những tác động như thế nào đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty. Đây là lần thứ bao nhiêu Công ty tham gia Giải thưởng và Công ty sẽ vẫn tiếp tục tham gia những lần tiếp theo không? Tại sao, thưa ông?
Ông Nguyễn Huy Văn: Như tôi đã chia sẻ, đối với Traphaco chúng tôi luôn xác định bộ tiêu chí của giải thưởng là một công cụ hữu hiệu giúp DN quản lý, vận hành sao cho sản phẩm hàng hóa của DN đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người tiêu dùng, đồng thời có năng suất, chất lượng và giá thành hợp lý để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa.
Tại Traphaco, chúng tôi luôn tự nhủ không bao giờ có cái tốt nhất, luôn có cách để làm tốt hơn mỗi ngày. Chất lượng sản phẩm không cài đặt được mà là sự cải tiến liên tục để tránh tụt hậu, để hoàn thiện liên tục theo sự thay đổi của cuộc sống. Chúng tôi luôn nỗ lực để làm tốt nhất một cách hoàn hảo. Chính vì vậy, Traphaco xác định việc tham gia GTCLQG cũng như mong muốn được đề cử tham gia Giải Chất lượng Châu Á – Thái Bình Dương là cơ hội cho chúng tôi tự xem xét lại bản thân, đánh giá lại mọi quy trình trong DN, xem lại các công việc mà chúng tôi vẫn làm theo bộ tiêu chí đánh giá chặt chẽ của giải thưởng, từ đó chúng tôi sẽ nhìn thấy được những vẫn đề cần thay đổi, bổ sung để làm tốt hơn nữa công việc của mình, đưa DN phát triển một cách bền vững.
Nguyễn Ngọc Tú (33 tuổi), Hà Nội: Thưa ông Đặng Quang Huấn, trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, ông có thể cho biết vai trò quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc tổ chức GTCLQG? Và định hướng trong thời gian tới của Bộ là gì?
Ông Đặng Quang Huấn: Tại Hội nghị Chất lượng Việt Nam lần thứ nhất tổ chức tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt –Xô (Hà Nội) vào tháng 8.1995, Nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình đã công bố việc khởi xướng phong trào năng suất – chất lượng trong thập niên chất lượng Việt Nam lần thứ nhất theo sáng kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) thiết lập Giải thưởng chất lượng quốc gia nhằm tôn vinh, khuyến khích các tổ chức, DN hưởng hứng Phong trào năng suất – chất lượng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc. Bộ Khoa học và Công nghệ được Chính phủ thống nhất giao quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trong đó có lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Theo tôi, định hướng tổ chức xét tặng Giải thưởng Chất lượng quốc gia trong thời gian tới là:
Thứ nhất là, tiếp tục sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng nó chung và GTCLQG nói riêng để phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế – xã hội; tình hình thực tế phát triển DN giai đoạn hiện nay đòi hỏi lấy phát triển và hội nhập của DN gắn với đổi mới ứng dụng công nghệ tiên tiến và đổi mới sáng tạo làm trung tâm.
Thứ hai là, kế thừa kết quả của hoạt động tổ chức xét tặng Giải thưởng trong hơn hai mươi năm qua kết hợp với tinh thần đổi mới, sáng tạo để phù hợp với phát triển kinh tế -xã hội hiện nay.
Thứ ba là, tăng cường công tác truyền thông để các tổ chức, DN hiểu thấu đáo giá trị đích thực mà GTCLQG mang lại đóng góp cho phát triển và quản trị DN.
Ngọc Anh (50 tuổi), Khâm Thiên – Hà Nội: Là một giải thưởng được luật hóa về chất lượng hàng hóa được ban hành theo quy tắc quốc tế; khen thưởng ở cấp Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ trao tặng, Công ty đã có những hoạt động cụ thể nào thể hiện vai trò một DN có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội trong thời gian qua?
Ông Nguyễn Huy Văn: Trong những năm qua, với chiến lược phát triển Con đường Sức khỏe Xanh, Traphaco đã tận dụng những lợi thế về đa dạng sinh học của Việt Nam và nền y học cổ truyền lâu đời phong phú để phát triển thuốc từ dược liệu. Traphaco đã không ngừng nghiên cứu, phát triển chuỗi gía trị xanh từ: Nguyên liệu – Công nghệ – Sản phẩm – Dịch vụ phân phối. Traphaco phát triển trên nền tảng thấu hiểu và đi theo định hướng phát triển của nền kinh tế xanh: Phát triển môi trường bền vững, tạo nên hệ sinh thái khỏe mạnh; Tăng trưởng kinh tế bền vững, lợi nhuận cao và dài hạn; Tạo ra môi trường xã hội để mọi người đều được hưởng lợi, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, giúp người lao động hưởng lợi từ chính văn hóa của mình, không bị lấn lướt bởi các dân tộc khác.
Traphaco cũng là một DN luôn khẳng định vai trò tiên phong trong phát triển bền vững. Traphaco đã mạnh dạn đến với bà con nông dân miền núi, vùng sâu vùng xa để cùng xây dựng và phát triển các vùng trồng dược liệu. Năm 2014, Traphaco đã được Cục Quản lý y dược cổ truyền (Bộ Y tế) ghi nhận là DN dược đầu tiên tại miền Bắc có vùng trồng và thu hái dược liệu đạt chuẩn GACP-WHO cho 4 cây thuốc Actiso, Đinh lăng, Rau đắng đất, Bìm bìm.
Việc tiên phong trên con đường phát triển các vùng trồng dược liệu không chỉ hướng tới sự phát triển bền vững của Traphaco, tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường dược trong nước và quốc tế mà còn tạo ra công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động. Hơn thế nữa, việc hai lần được vinh danh Giải Vàng chất lượng quốc gia và giải thưởng Chất lượng Châu Á- Thái Bình Dương cũng là động lực để Traphaco không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng suất chất lượng; Thể hiện năng lực tiên phong của thương hiệu Traphaco trong ngành, đi đầu trong phong trào xây dựng và phát triển các vùng trồng dược liệu, tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền quảng bá để nâng cao hiểu biết và nhận thức về chất lượng Thuốc Việt nói riêng và khẳng định thương hiệu thuốc Việt uy tín, chất lượng. Đây sẽ tạo một bước ngoặt lớn, một cuộc bứt phá ngoạn mục để Traphaco trở thành một tập đoàn kinh tế lớn, một thương hiệu mạnh trong ngành dược phẩm không chỉ của Việt Nam mà cả trên thế giới.
Thanh Chương (30 tuổi), Vĩnh Long: Thưa bà Hà, GTCLQG có tác động như thế nào đối với hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm của DN trên thị trường trong và ngoài nước?
Bà Ngô Thị Ngọc Hà: Thứ nhất, GTCLQG là giải thưởng duy nhất về chất lượng đã được luật hóa (quy định trong Luật Chất lượng sản hàng hóa). Do đó, nhận được GTCLQG là DN đã được Nhà nước công nhận về chất lượng.
Thứ hai, GTCLQG được xây dựng dựa trên mô hình GTCLQG của Hoa Kỳ, đây là mô hình kinh doanh hoàn hảo đã được hơn 70 nước áp dụng để xây dựng GTCLQG. Chính vì vậy, việc nhận được GTCLQG sẽ là điểm nhấn cho việc hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm của DN trên thị trường trong và ngoài nước.
Trần Tú Anh (30 tuổi), Thanh Hóa: Thưa bà, Hội đồng chấm giải của GTCLQG được lựa chọn như thế nào để bảo đảm tính công tâm và đánh giá chuẩn xác những thành tựu của DN tham gia dự giải?
Bà Ngô Thị Ngọc Hà: Hội đồng quốc gia GTCLQG xem xét đánh giá DN tham gia trên cơ sở Hồ sơ tham dự GTCLQG của DN theo các hạng mục:
– Báo cáo tự đánh giá theo bảy tiêu chí của GTCLQG; bên cạnh đó là Tài liệu chứng minh về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (bản sao chứng chỉ hoặc tài liệu liên quan); Tài liệu chứng minh về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa chính với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (bản sao);
– Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường được phê duyệt và các kết quả quan trắc hằng năm theo quy định của pháp luật trong 03 năm gần nhất (bản sao);
– Xác nhận kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động hằng năm trong 03 năm gần nhất (bản chính hoặc bản sao);
– Các tài liệu chứng minh khác về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất, nếu có (bản sao).
Thanh Ngọc (60 tuổi), Nam Định: Có ý kiến cho rằng, năng suất chất lượng đóng vai trò thành bại của DN, vậy ông cho biết, việc áp dụng các tiêu chí của GTCLQG đã mang lại lợi ích thiết thực gì trong việc nâng cao năng suất lao động thời gian qua, thưa ông?
Ông Trần Mạnh Báo: Như tôi đã nói ở trên, 7 tiêu chí của GTCLQG được hệ thống chi tiết, cụ thể, hướng dẫn bằng các tiêu chí nhỏ, dễ hiểu giúp DN hiểu rõ các vấn đề phát triển của một DN mà trước đây nhiều DN sắp xếp có sự chồng chéo dẫn tới hiệu quả làm việc hiệu quả không cao. Sau khi hoàn thiện bộ tiêu chí tham gia GTCLQG, chúng tôi cũng tự nhận thấy có nhiều vấn đề cần sắp xếp lại, khắc phục, nhiều vấn đề đã được hệ thống lại thống nhất giúp công việc giải quyết nhanh gọn. Đạt được GTCLQG không phải là thỏa mãn mà cần phải tiếp tục để 7 tiêu chí đó rõ nét hơn và được duy trì ở DN.
Trịnh Thanh Bình (44 tuổi), Lâm Đồng: Theo ông, việc đoạt giải thưởng sẽ là cách PR tốt nhất cho hoạt động của DN, giúp quảng bá hình ảnh và thành tựu của công ty ra sao?
Ông Trần Mạnh Báo: GTCLQG là một chứng nhận chính thức về trình độ phát triển chất lượng sản phẩm của DN, vì thế đây là yếu tố để tạo cơ hội truyền thông cho sản phẩm của mình, tạo được cơ sở niềm tin cho người tiêu dùng giúp sản phẩm của công ty được phát triển rộng hơn trên thị trường.
Lê Ngọc Tứ (60 tuổi), Nam Định: Cho tôi hỏi DN có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam thì có được tham ra GTCLQG hay không?
Bà Ngô Thị Ngọc Hà: DN có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam có thể đăng ký tham dự nếu đáp ứng các điều kiện của GTCLQG. Hiện nay, Hiệp hội các DN có vốn đầu tư nước ngoài cũng là thành viên của Hội đồng Quốc gia Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.
Ông Đặng Quang Huấn: Căn cứ vào điều kiện xét tặng giải thưởng theo quy định thì tổ chức, DN tham dự GTCLQG phải đáp ứng điều kiện: các tổ chức, DN có tư cách pháp nhân đã hoạt động sản xuất , kinh doanh và dịch vụ liên tục tại Việt Nam và không vi phạm các quy định của pháp luật trong thời gian 36 tháng, tính đến thời điểm đăng ký tham dự. Tổ chức, DN đã đạt GTCLQG thì sau 3 năm kể từ ngày nhận Giải Vàng Chất lượng Quốc gia mới được tiếp tục tham dự lại GTCLQG.
Chiểu theo những quy định xét tặng giải thưởng ở trên, tùy vào trường hợp, DN có vốn đầu tư nước ngoài, DN 100% vốn nước ngoài có thể lên hệ trực tiếp với văn phòng thường trực giải thưởng (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ KH-CN) để tìm hiểu thêm.
Đức Nam (40 tuổi), Ba Đình Hà Nội: Thưa ông Nguyễn Huy Văn, theo ông, các tiêu chí của Giải thưởng có cần thay đổi cho phù hợp với xu thế hiện nay?
Ông Nguyễn Huy Văn: Giải thưởng Chất lượng Quốc gia gồm 7 tiêu chí được chia thành 18 hạng mục tiêu chí. Doanh nghiệp được xét tặng GTCLQG phải có số điểm từ 600 điểm trở lên. Hội đồng sơ tuyển là đại diện các Sở, Ban, ngành và các tổ chức có liên quan tại địa phương. Hội đồng quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập theo đề nghị của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Thành viên Hội đồng quốc gia là đại diện của các Bộ, ngành, cơ quan và tổ chức có liên quan.
Việc bố trí hết sức chặt chẽ và khoa học của Giải thưởng này cũng là một điểm rất thú vị, thu hút được những DN thực sự có năng lực tham gia. Chính vì vậy, tôi nghĩ không nên thay đổi, có nên chăng chỉ bổ sung thêm điểm cộng cho các DN làm tốt trách nhiệm xã hội, có ý thức bảo vệ người tiêu dùng. Cần cải tiến phương thức đánh giá, để tạo ra nhiều DN đạt giải mới có thể thúc đẩy phát triển thị trường. Các DN cần tạo ra mặt bằng chuẩn mực mới để nâng cao sức cạnh tranh, nên hướng đến một phần nhỏ của miếng bánh thị trường lớn hơn là phần lớn của miếng bánh thị trường nhỏ.
Nguyễn Nam Anh (45 tuổi), Thanh Hóa: Với tư cách là một doanh nghiệp đạt giải, ông có ý kiến đóng góp gì để Giải thưởng ngày càng được công nhận và được biết đến nhiều hơn?
Ông Trần Mạnh Báo: Qua nhiều lần tham gia giải thưởng, theo tôi để các DN quan tâm đến giải thưởng nhiều hơn thì các tiêu chí này phải hoàn thiện thêm cho phù hợp với tình hình hội nhập hiện nay (Ví dụ như về khoa học công nghệ, quản trị DN,…). Phải tăng cường truyền thông về giải thưởng để các DN có thể nắm bắt rõ và dễ dàng hơn. Đồng thời, khi xét tặng giải thưởng nên phân ra nhiều loại, tạo điều kiện để nhiều DN có thể nhận giải thưởng, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ.
Trần Trung Hiếu (38 tuổi), Hà Nam: GTCLQG gồm 7 tiêu chí trong đó bao gồm: Vai trò của lãnh đạo; Hoạch định chiến lược; Định hướng vào khách hàng; Đo lường, phân tích và quản lý tri thức; Định hướng vào nguồn nhân lực; Quản lý quá trình hoạt động; Kết quả hoạt động. Ông đánh giá tiêu chí nào trong những tiêu chí trên có tầm quan trọng quyết định đối với sự thành công và uy tín của DN?
Ông Trần Mạnh Báo: Trong 7 tiêu chí trên theo tôi có 3 tiêu chí quan trọng nhất: tiêu chí số 1 là vai trò của người lãnh đạo, vì người lãnh đạo là người đầu tàu của cả hệ thống, đưa ra những quyết sách quan trọng để phát triển DN. Tiêu chí thứ 2 là hoạch định chiến lược phát triển, và tiêu chí cuối cùng là đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Nguyễn Minh Đức (52 tuổi), Hà Tĩnh: Ông cho biết bài học kinh nghiệm trong việc áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ nâng cao năng suất trong quá trình tham gia GTCLQG?
Ông Nguyễn Huy Văn: Traphaco nhận thấy quan trọng nhất là cần đẩy mạnh công tác Đổi mới sáng tạo trong DN. Từ kinh nghiệm nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng theo bộ tiêu chí của Giải thưởng, chúng tôi xác định rằng muốn nâng cao năng suất và chất lượng trong DN thì các yêu tố quan trọng nhất là:
– Công tác đào tạo cán bộ: luôn có các chương trình đào tạo mới và đào tạo lại cho nguồn nhân lực nội bộ. Các khóa đào tạo này được thiết kế để người lao động tùy theo vị trí chuyên môn có thể cập nhật và đáp ứng được các quy định mới nhất của ngành, phát triển được các kiến thức chuyên môn cần thiết cùng nhiều kỹ năng mềm, tiếp nhận và áp dụng hiệu quả trong thực tế các công nghệ hiện đại, góp phần đẩy mạnh năng suất và chất lượng sản phẩm. Traphaco tâm niệm rằng: con người chính là điểm mấu chốt quyết định sự phát triển của mình.
– Hiện đại hóa bằng việc áp dụng công nghệ mới, hiện đại: tích hợp công nghệ thông tin trong hệ thống quản trị, từng bước xây dựng “DN số”. Cụ thể, áp dụng công nghệ thông tin trong khâu phân phối thuốc (hệ thống DMS), trang bị máy tính bảng cho nhân viên kinh doanh để cập nhật và phân tích chính xác dữ liệu bán hàng. Đặc biệt, Traphaco đã đầu tư, triển khai áp dụng phần mềm quản lý đa năng ERP trong công ty, cho phép hoạch định tổng thể các nguồn lực (tài lực, vật lực và nhân lực). Chủ động đầu tư và đổi mới trạng thiết bị công nghệ theo chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng dạng bào chế sản phẩm. Hệ thống nhà máy sản xuất dược phẩm của Traphaco đều đang áp dụng những dây chuyền sản xuất hiện đại nhất hiện nay, đơn cử như dây chuyền sản xuất thuốc nhỏ mắt – mũi tại nhà máy sản xuất tân dược Traphaco Hưng Yên áp dụng công nghệ BFS, mỗi giờ vận hành tạo ra 8.000 lọ sản phẩm với độ vô khuẩn tuyệt đối, gấp đôi năng suất của dây chuyền trước đây. Traphaco đặt mục tiêu đến năm 2020 sở hữu công nghệ đạt chuẩn ở Top cao nhất ngành dược Việt Nam.
– Bên cạnh đó, nhiều hệ thống quản lý hỗ trợ khác cũng được công ty chú trọng. Áp dụng hệ thống tính lương 3P tiên tiến là một trong những bước đi mạnh dạn của chúng tôi nhằm đảm bảo tính công bằng, cạnh tranh và minh bạch, tạo động lực cho người lao động từ đó tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Trần Kim Yến (48 tuổi), Hà Nội: Thưa ông Nguyễn Huy Văn, hiện nay, năng suất chất lượng đã và đang được rất nhiều phương tiện truyền thông đại chúng đề cập, đặc biệt khi Việt Nam đang đứng trước xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay. Vậy ông cho biết việc áp dụng các tiêu chí của GTCLQG đã có những lợi ích gì cho DN trong việc nâng cao năng suất lao động?
Ông Nguyễn Huy Văn: Traphaco vinh dự được nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia năm 2012, Giải thưởng chất lượng Châu Á – Thái Bình Dương năm 2013, đây là động lực cho DN nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như quảng bá hình ảnh DN ở trong và ngoài nước. Sau khi được vinh danh, Traphaco đã không ngừng vươn lên và tự hoàn thiện mình.
Là DN Dược đầu tiên được Bộ y tế công nhận có vùng trồng của 05 dược liệu đạt chuẩn GACP-WHO. Traphaco cũng là doanh nghiệp dám thay đổi, thực hiện thành công cuộc cách mạng trong thiết lập, xây dựng lại hệ thống phân phối, áp dụng công nghệ cao trong quản trị hệ thống phân phối với mục tiêu khai thác tối đa năng suất, hiệu quả công việc của toàn hệ thống nói chung và của nhân viên bán hàng nói riêng. Những thành tích sản xuất, kinh doanh nổi bật của Traphaco đã đóng góp tích cực cho xã hội. Được công nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia năm 2015 là cơ hội để Traphaco tiếp tục khẳng định thành công của mình, hướng tới sự phát triển bền vững. Đặc biệt với việc tuân thủ theo bộ tiêu chí của Giải thưởng, nâng cao năng suất lao động trong DN, Traphaco đã táo bạo, mạnh dạn đưa ra mục tiêu chiến lược tới năm 2020 trở thành doanh nghiệp số 1 thị trường dược Việt Nam về tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, vốn hóa thị trường với 10.000 tỷ đồng giá trị vốn hóa, tổng doanh thu đạt 4000 tỷ đồng.
Bùi Tuấn Cường (36 tuổi), Long Biên, Gia Lâm: Theo ông, các tiêu chí của Giải thưởng có cần thay đổi, điều chỉnh gì để góp phần hỗ trợ DN có thể tiếp cận Giải thưởng cũng như nâng cao năng suất chất lượng?
Ông Trần Mạnh Báo: Bộ tiêu chí đang áp dụng hiện nay phù hợp với các vấn đề phát triển nội tại trong DN, có tính chất khoa học, logic, tuy nhiên hiện nay, nền kinh tế nước đang hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu, mỗi ngành nghề có những đặc thù riêng nên theo tôi, ban tổ chức cần có các bộ tiêu chí tham gia giải thưởng cụ thể cho từng lĩnh vực, khi đó mới đánh giá chính xác hơn nữa chất lượng phát triển của các DN trong từng lĩnh vực.
Nguyễn Thị Thảo (37 tuổi), Nghệ An: Thưa ông Đặng Quang Huấn, ông có thể cho biết DN có những lợi thế gì khi đạt GTCLQG và những đóng góp nổi bật của các DN đạt Giải thưởng cho phát triển kinh tế – xã hội trong thời gian qua là gì?
Ông Đặng Quang Huấn: Theo tôi, DN có những lợi thế khi đạt GTCLQG, đó là:
– Thông qua quá trình xây dựng hồ sơ đề nghị xét tặng GTCLQG, tổ chức, DN đã rà soát quy trình quản trị của DN từ đó sẽ hoàn hiện hệ thống quản trị DN sao cho phù hợp nhất, nghĩa là giảm được chi phí hoặc kiểm soát chặt chẽ chi phí không phù hợp của chu trình sản xuất, kinh doanh.
– Nâng cao uy tín thương hiệu của DN đối với người tiêu dùng và xã hội, mở mang, tăng trưởng về kinh doanh, thị phần và tìm kiếm khách hàng mới…
– Có lợi thế trong việc cạnh tranh chất lượng sản phẩm hàng hóa đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước và đóng góp phát triển kính tế – xã hội bền vững của Việt Nam. Những đóng góp nổi bật của các DN đạt GTCLQG cho phát triển kinh tế – xã hội: Trong hai mươi năm (1996 – 2016), GTCLQG đã tôn vinh 1.690 lượt DN tiêu biểu, dẫn đầu trong phong trào năng suất – chất lượng. Các DN được tôn vinh đã ghi những dấu mốc quan trọng trong phát triển của chính mình nói riêng và đóng góp cho phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia nói chung. Tôi lấy ví dụ một vài DN đạt Giải Vàng Chất Lượng quốc gia qua các năm xét tặng GTCLQG để bạn hình dung, tìm hiểu sâu hơn và thấy rõ những đóng góp của những DN này không những về giá trị kinh tế – xã hội của quốc gia mà còn đóng góp cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng của Việt Nam trong những năm qua. Ví dụ như: Công ty May 10, Công ty cổ phần Traphaco, Công ty TNHH nhà nước MTV cấp thoát nước và phát triển đô thị Bà Rịa – Vũng tàu, Công ty TNHHMTV Lọc – Hóa dầu Bình Sơn, Công ty Cổ phần Thiết bị điện và Công ty TNHH Minh Long 1…
Huy Tuấn (50 tuổi), Phú Thọ: Là một trong những thương hiệu liên quan đến sản phẩm nông nghiệp, vậy ông có thể cho biết những đặc điểm nổi bật của công ty so với những sản phẩm cùng loại trên thị trường hiện nay, đặc biệt là việc nhận Giải thưởng đã có những tác động cụ thể nào đối với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thời gian qua?
Ông Trần Mạnh Báo: Là một DN có uy tín trên thị trường đặc biệt sản phẩm của công ty chúng tôi được bà con nông dân trên cả nước tin dùng. Nhắc đến sản phẩm của Thaibinh Seed là các khách hàng yên tâm về chất lượng sản phẩm. Vì Thaibinh Seed có cơ sở vật chất cho nghiên cứu chọn tạo và chế biến sản phẩm hiện đại theo tiêu chuẩn Châu Âu và những đội ngũ kỹ sư có kinh nghiệm trong chọn tạo giống vì vậy những giống lúa của Thaibinh Seed chọn tạo ra có sự thích nghi tốt với đồng đất nơi nông dân canh tác.
Việc nhận giải thưởng đã có những tác động nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giải thưởng chính là thước đo sức khỏe của DN và thông qua giải thưởng đã giúp cho công ty có cái nhìn tổng quát hơn về hệ thống quản lý chất lượng của mình để cái tiến cho phù hợp; là các công cụ giúp nâng cao năng lực quản trị của DN. Giải thưởng chính là động lực thúc đẩy DN chúng tôi phát triển và quan trọng hơn là nhờ GTCLQG, năng suất lao động của chúng tôi luôn tăng cao hơn.
Công Mạnh (50 tuổi), Đà Nẵng: Việc phát triển các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao là một trong những lợi thế của Việt Nam trước xu thế hội nhập hiện nay. Vậy Công ty ông đã có những chuẩn bị cụ thể gì cho hoạt động sản xuất kinh doanh thời kỳ hội nhập? Và việc đạt Giải thưởng có phải là một trong những “phép thử” cho chính Công ty, thưa ông?
Ông Trần Mạnh Báo: Trong chiến lược phát triển bền vững, Thaibinh Seed xác định việc đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ, khuyến khích, đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học và mạnh dạn áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật sẽ là một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh với các đối thủ và xây dựng uy tín, thương hiệu không chỉ ở Việt Nam mà còn trong khu vực.
Hiện ThaiBinh Seed đã đầu tư hệ thống nhà máy sấy, chế biến hạt giống tự động theo công nghệ Châu Âu hiện đại nhất hiện nay, đầu tư công nghệ bảo quản sản phẩm hạt giống cây trồng để bảo đảm chất lượng cho hạt giống và kéo dài tuổi thọ hạt giống, đầu tư nhà nuôi cấy mô, hệ thống nghiên cứu áp dụng máy móc hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào lai chọn tạo giống lúa, màu. Đồng thời ThaiBinh Seed đã đầu tư công nghệ bảo quản gạo sau chế biến và các công nghệ chế biến gạo chất lượng nhằm mở rộng quy mô hoạt động.
Ngô Thị Phương (47 tuổi), Hòa Bình: Tính đến nay, đã có hơn 1.700 doanh nghiệp được tặng GTCLQG, việc tham gia và nhận Giải thưởng đã giúp ích gì cho các DN thời gian qua, thưa bà Ngô Thị Ngọc Hà?
Bà Ngô Thị Ngọc Hà: Các DN khi tham gia giải thưởng không chỉ được tôn vinh ở cấp nhà nước, mà thiết thực hơn là được sử dụng các tiêu chí của GTCL như là một công cụ tự đánh giá để nâng cao hiệu lực, hiệu quả và cải tiến hoạt động quản lý nói chung và nâng cao năng suất và chất lượng nói riêng.
GTCLQG cung cấp công cụ mô hình tự đánh giá giúp tổ chức, DN hoàn thiện hệ thống quản lý của mình thông qua việc áp dụng và duy trì thành công các mô hình, công cụ, hệ thống quản lý tiên tiến và thực hành tốt nhất. Vấn đề chất lượng được xem xét trong các hạng mục cụ thể của 7 tiêu chí GTCLQG, thể hiện ở các nội dung như: Thiết lập tầm nhìn và sứ mệnh vững chắc của DN; Xây dựng các chính sách và chiến lược phù hợp; Cam kết phấn đấu vươn tới sự tuyệt hảo về quản lý chất lượng. Đồng thời, chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực, hướng tới xu thế phát huy sự chủ động của người lao động trong việc cải tiến và sáng tạo đồng thời với việc bảo đảm phúc lợi. Mặt khác, các tiêu chí của GTCLQG cũng xem xét các nội dung về chất lượng thông qua việc yêu cầu DN chú trọng đến chăm lo khách hàng, dịch vụ khách hàng và sự thoả mãn của khách hàng…
Lê Hằng Nga (35 tuổi), Hà Nội: Đến với Giải thưởng và đạt giải, ông kỳ vọng điều gì nhất ở Giải thưởng mang lại?
Ông Trần Mạnh Báo: Sự thừa nhận rộng rãi mà giải thưởng mang lại cho các tổ chức, DN đạt giải chính là giá trị gia tăng mà các tổ chức, DN đó có được để tiếp tục cải tiến hoạt động của mình. Trong quá trình chuẩn bị tham gia, công ty đã áp dụng các công cụ thông qua các tiêu chí tham dự giải. Đó là một bước chuẩn bị quan trọng, tăng sức cạnh tranh để chúng tôi tham gia hội nhập. Không dừng lại ở đó, các công cụ đó còn được tiếp tục sử dụng trong quá trình điều hành DN. Thaibinh Seed tham gia giải thưởng không nằm ngoài các mục đính trên.
Thùy Linh (38 tuổi), Hà Nam: Việc tổ chức Giải thưởng năm nay (2017) có gì khác biệt so với những năm trước? Số lượng, chất lượng năm nay so với các năm trước có sự chuyển biến gì không, thưa bà?
Bà Ngô Thị Ngọc Hà : Năm 2017 có 145 DN đăng ký tham dự GTCLQG, sau khi đánh giá, xem xét, Hội đồng sơ tuyển tại các địa phương và Hội đồng Quốc gia đã lựa chọn được 79 DN đủ điều kiện để đề xuất Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trình Thủ tướng chính phủ tặng GTCLQG 2017 cho các DN trên, trong đó dự kiến có 59 DN dẽ được tặng Giải Bạc Chất lượng Quốc gia, 20 DN sẽ được tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia.
Trong những năm gần đây càng có nhiều DN lớn, có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước tham dự và đạt giải. Chất lượng hồ sơ tham dự ngày càng được hoàn thiện, các DN đăng ký tham dự và đạt giải đều là những DN xứng đáng, áp dụng thành công các hệ thống, công cụ quản lý tiên tiến, có những thành tích sản xuất kinh doanh thực sự nổi bật, đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội. Đồng thời quy trình xem xét, đánh giá ngày càng được hoàn thiện, trình độ của đội ngũ chuyên gia, hội đồng giải thưởng các cấp ngày càng được nâng cao cùng với kinh nghiệm thực tiễn hơn 20 năm hoạt động Giải thưởng Chất lượng.
Văn Long (52 tuổi), Thanh Hóa: Có ý kiến cho rằng, các DN Việt Nam thường tự đánh mất mình khi đã có thương hiệu, hay nói cách khác là thường “ngủ quên trên chiến thắng”. Vậy ông đánh giá ý kiến trên như thế nào sau khi đạt Giải thưởng?
Ông Trần Mạnh Báo: Thành công của ngày hôm nay không có nghĩa là nó sẽ tiếp tục vào ngày mai, cuộc chơi luôn thay đổi ở những ngày tiếp theo mà nếu không bắt kịp nó, DN sẽ bị loại bỏ, cho dù không làm gì sai. Bất cứ lúc nào bạn cũng có thể bị thay thế, bị bật khỏi cuộc chơi, cho dù mình đã từng làm chủ nó. Thaibinh Seed đã đạt được rất nhiều các giải thưởng của nhà nước, có thương hiệu lớn trong ngành giống cây trồng Việt Nam, nhưng Thaibinh Seed luôn luôn cố gắng, đổi mới trong quản lý, trong khoa học công nghệ để phát triển công ty ngày càng mạnh hơn nữa.
Phan Thanh Hằng (48 tuổi), Nghệ An: Thưa ông Nguyễn Huy Văn, hiện hệ thống văn bản pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã và đang dần được hoàn thiện với sự ra đời của các Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Đo lường. Những Luật này đã góp phần hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh và lưu hành sản phẩm của DN Việt Nam trên thị trường như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Huy Văn: Hệ thống văn bản pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng ra đời đã giúp đỡ rất nhiều cho DN. Hệ thống luật pháp này giúp DN tự do sáng tạo, năng động và tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà không bị chệch về đường lối. Hệ thống văn bản pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng còn là cơ sở cho các giao dịch trong nước và quốc tế. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh có cơ sở soi chiếu, làm căn cứ cho các giao dịch, thuận lợi tối đa cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. VD: Traphaco có các hợp đồng thu mua dược liệu với bà con nông dân, sử dụng các tiêu chuẩn về dược liệu, về cây trồng để có căn cứ pháp lý, bảo đảm lợi ích tối đa cho người nông dân cũng như hài hòa về lợi ích của DN.
Nguyễn Ngọc Thọ (30 tuổi), Đà Nẵng: Thưa ông Nguyễn Huy Văn, để có được sản phẩm có chất lượng tầm Quốc gia, bản thân lãnh đạo cũng như tập thể công ty đã xây dựng thương hiệu chất lượng của mình như thế nào ?
Ông Nguyễn Huy Văn: Thứ nhất, DN phải xây dựng chiến lược trọng tâm là lấy chất lượng làm nền tảng. Đối với Traphaco, chúng tôi luôn kiên định với mục tiêu chất lượng. Chúng tôi cho rằng không có thị trường bão hòa đối với những sản phẩm có chất lượng tốt. Chất lượng phải được xuyên suốt từ chuỗi nghiên cứu, phát triển, sản xuất thị trường – RDPM. Sản xuất từ những nguyên liệu sạch (đạt chuẩn GACP-WHO, ORGANIC…), sử dụng những công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường để tạo ra những sản phẩm xanh và dịch vụ phân phối xan.
Lê Lan Hương (42 tuổi), Sóc Sơn, Hà Nội: Là DN áp dụng các tiêu chí và đạt Giải thưởng, vậy ông có thể chia sẻ nhưng bài học kinh nghiệm của DN mình?
Nguyễn Thanh Thúy (46 tuổi), Nha Trang: Vì được áp dụng mô hình giải thưởng chất lượng của thế giới nên so với nhiều loại giải thưởng khác, GTCLQG có những tiêu chí khắt khe hơn rất nhiều. Trong quá trình xét giải tiêu chí nào khiến Traphaco “gặp khó” nhất?Ông Trần Mạnh Báo: Nhìn những kết quả đạt được của Thaibinh Seed sau 46 năm phát triển, về cơ sở vật chất, sản phẩm tốt, thương hiệu, uy tín có được trên thị trường, để có được kết quả đó, đội ngũ cán bộ Thaibinh Seed đã phải nỗ lực cố gắng trong thực hiện công việc đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo đã thực hiện tốt vai trò quản lý, đề ra các chiến lược ngắn hạn, dài hạn rõ ràng và phù hợp với tình hình của DN, cải tiến kỹ thuật, thúc đẩy các hoạt động khoa học công nghệ, đào tạo đội ngũ cán bộ.
Ông Nguyễn Huy Văn: Đối với chúng tôi, các tiêu chí của GTCLQG đều rất chặt chẽ, toàn diện và có liên quan mật thiết với nhau. Tại Traphaco, chúng tôi áp dụng các công cụ quản trị hiện đại và tiên tiến trên thế giới như KPI, ISO,ERP… Các hoạt động sản xuất kinh doanh tại DN đều được áp dụng các quy trình chuẩn hóa. Chính vì vậy, khi áp bộ tiêu chí của GTCLQG, chúng tôi không gặp những khó khăn gì lớn mà ngược lại bộ tiêu chí còn giúp cho Traphaco hệ thống lại các hoạt động để từ đó đưa ra các chiến lược và kế hoạch phát triển một cách toàn diện hơn.
Lê Anh Ngọc (40 tuổi), Hà Nội: Thưa ông, để có được sản phẩm có chất lượng tầm quốc gia, bản thân lãnh đạo cũng như tập thể công ty đã xây dựng thương hiệu chất lượng của mình như thế nào?
Ông Trần Mạnh Báo: Để có được GTCLQG thì người lãnh đạo và tập thể người lao động phải có quan điểm đồng thuận về ý chí và thống nhất về hành động, khi tổ chức sản xuất ra sản phẩm có chất lượng ở một trình độ nhất định. Khi đã có sản phẩm chất lượng đưa ra thị trường thì thương hiệu của sản phẩm sẽ được hình thành. Bởi vì, thương hiệu muốn phát triển được phải dựa trên nền tảng chất lượng của sản phẩm.
Lại Việt Anh (47 tuổi), Nghệ An: Thưa bà Ngô Thị Ngọc Hà, bà có thể cho biết những định hướng cụ thể trong thời gian tới của hoạt động GTCLQG để tiếp tục đẩy mạnh phong trào nâng cao năng suất chất lượng của Việt Nam?
Bà Ngô Thị Ngọc Hà: Để tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động GTCLQG nhằm góp phần tạo bước chuyển biến về chất cho Phong trào Năng suất – Chất lượng trong thời gian tới, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ nghiên cứu, thực hiện các giải pháp hoàn thiện sau:
1) Hoàn thiện cơ sở pháp luật về quản lý hoạt động tôn vinh, khen thưởng về chất lượng ở cấp quốc gia. Cụ thể là việc nghiên cứu sửa đổi các quy định của Nghị định 132/2008/NĐ-CP có liên quan đến hoạt động GTCLQG. Cụ thể:
• Quy định thêm các Bộ, ngành thành lập hội đồng sơ tuyển cấp bộ, ngành để cùng phối hợp với Bộ KHCN triển khai hoạt động GTCLQG (trước đây HĐST tỉnh, thành phố chỉ do Tổng cục TCĐLCL thành lập trên cơ sở đề nghị của Sở KHCN).
• Quy định rõ thêm trách nhiệm của các bộ, ngành và các cơ quan liên quan trong việc phối hợp triển khai hoạt động GTCLQG hằng năm, tăng cường phối hợp giữa cơ quan tổ chức và điều hành GTCLQG với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức để huy động sự tham gia, hưởng ứng tích cực của cộng đồng doanh nghiệp tham gia GTCLQG.
• Quy định rõ thêm môt số quyền lợi cho các DN sau khi đạt giải để động viên, khuyến khích DN như: ưu tiên vay vốn từ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ ở các bộ, ngành, địa phương và các quỹ khác theo quy định hiện hành; ưu tiên tham gia các chương trình, dự án cấp quốc gia về phát triển, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng; Các tổ chức, doanh nghiệp đạt giải được các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khen thưởng theo quy định từ nguồn quỹ khen thưởng hằng năm.
2) Định hướng cho DN áp dụng các tiêu chí của GTCLQG để GTCLQG thực sự là một công cụ tự đánh giá (self-assessment) có khả năng giúp tổ chức, DN hoàn thiện hệ thống quản lý của mình thông qua việc áp dụng và duy trì thành công các mô hình, công cụ, hệ thống quản lý tiên tiến và thực hành tốt nhất. Từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho các DN Việt Nam.
3) Tiếp tục hoàn thiện, cập nhật nội dung các tiêu chí của GTCLQG cho phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN Việt Nam theo hướng thể hiện chi tiết nội dung các tiêu chí sao cho phù hợp với nhận thức, trình độ quản lý của các DN Việt Nam giúp DN dễ hiểu, dễ áp dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của mình và khích lệ họ tham gia GTCLQG.
4) Xây dựng một đội ngũ chuyên gia đánh giá đủ năng lực nhằm bảo đảm chất lượng của quá trình đánh giá, tuyển chọn. Hiện nay đội ngũ chuyên gia đánh giá về GTCLQG luôn biến động (do chuyển công tác, thay đổi nhân sự), kinh nghiệm và kỹ năng còn hạn chế. Tổng cục TCĐLCL có tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ hằng năm cho đội ngũ chuyên gia nhưng số lượng người tham dự còn ít do kinh phí và địa bàn tổ chức xa, nhiều địa phương không cử người tham dự được và không bố trí được nguồn kinh phí. Mời chuyên gia nước ngoài về đào tạo như đã từng mời vào các năm 2005 và 2008.
5) Tạo nguồn kinh phí hoạt động ổn định cho hoạt động GTCLQG. Để bảo đảm tính khách quan của hoạt động xét giải và hoạt động ổn định của GTCLQG: đề nghị phần lớn kinh phí cho hoạt động GTCLQG hằng năm sẽ bố trí từ NSNN.
6) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về GTCLQG dưới nhiều hình thức: báo chí, đài phát thanh và truyền hình Trung ương và địa phương; tổ chức các hội nghị, hội thảo, triển lãm…
ĐBND: GTCLQG là giải thưởng cấp Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ trao tặng cho tổ chức, DN có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh. Đây là giải thưởng thường niên duy nhất về chất lượng được luật hóa bởi Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa và được ban hành theo quy tắc quốc tế – thuộc hệ thống Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương của Tổ chức Chất lượng châu Á – Thái Bình Dương. Giải thưởng vừa là mục tiêu, vừa là công cụ để các DN nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh sản phẩm của mình.
Tại cuộc giao lưu này, Báo điện tử Đại biểu Nhân dân đã nhận được rất nhiều câu hỏi hay, tâm huyết của bạn đọc gửi tới các vị khách mời. Tuy nhiên, thời gian dành cho giao lưu trực tuyến có hạn, Báo điện tử Đại biểu Nhân dân xin trân trọng cám ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi, góp ý và gửi câu hỏi giao lưu.
Xin hẹn bạn đọc vào lần giao lưu tiếp theo.
Ông Đặng Quang Huấn: Thay mặt các khách mời, chân thành cảm ơn bạn đọc của Báo điện tử Đại biểu Nhân dân.
(Nguồn:daibieunhandan.vn)