FDA xác nhận thịt gà công nghiệp chứa chất gây ung thư
Thứ Ba, Tháng Bảy 10, 2018 | 2:08
Asen là chất cực kỳ độc hại đối với sức khỏe con người. Theo khoa Khoa học Y tế Môi trường thuộc Đại học South Carolina, asen cùng với chì và thủy ngân là những chất gây ảnh hưởng khủng khiếp tới hệ thần kinh đặc biệt với sự phát triển của bào thai và trẻ nhỏ. Thậm chí, asen nói chung còn được cho là độc hại gấp bốn lần thủy ngân. Asen hóa trị ba được xem là độc hơn 60 lần so với pentavalent As +5.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho thấy những người tiêu thụ một lượng lớn gạo có chứa asen, xuất hiện những thay đổi trong tế bào quan trọng liên quan đến phát triển ung thư. Nhiều báo cáo khác cũng xác nhận rằng asen có thể gây ra ung thư biểu mô tế bào vảy; ung thư biểu mô tế bào vảy xâm lấn; ung thư biểu mô tế bào cơ bản của da; và đôi khi gây ra ung thư nội tạng của phổi, thận, bàng quang và gan.
FDA xác nhận thịt gà công nghiệp chứa chất gây ung thư.
Theo các báo cáo, hơn 70% số gà được nuôi lấy thịt ở Mỹ được cho ăn thức ăn có chứa asen. Nó được thêm vào thức ăn nhằm tăng cân nhanh hơn với lượng thức ăn sử dụng ít hơn và tạo màu sắc bắt mắt hơn cho thịt gà, gà tây và cả thịt lợn.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã phát hiện ra rằng gần một nửa số gà được thử nghiệm đã hấp thụ asen vô cơ dạng đơn nhất trong gan. Dựa trên phát hiện đó, cơ quan này đã yêu cầu nhà sản xuất Pfizer ngừng sản xuất Roxarsone, loại thuốc có chứa asen được thêm vào thức ăn để vỗ béo gà và tạo màu hồng bắt mắt cho thịt gà.
Nhưng ngay cả khi sản phẩm thuốc chứa asen của Pfizer được thu hồi, FDA vẫn khuyến cáo rằng thịt gà chứa một lượng asen, nhưng an toàn để ăn. Cơ quan này cũng cho biết asen là một chất gây ung thư, có nghĩa là nó làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở người.
Vào năm 2011, FDA đã cấm sử dụng thuốc roxarsone ở gà. Một số nước châu Âu như Thụy Điển, Đan Mạch, và cả Hàn Quốc đã cấm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi. Nhưng ở Việt Nam hiện nay, loại hóa chất này vẫn được sử dụng khá phổ biến trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Ngoài ra, còn có những loại kháng sinh mà nhiều nước đã sớm cấm sử dụng, trước khi cấm toàn bộ các loại khác sinh, như Salinomycin, Bacitracin zinc, Virginiamycin, Tylosin phosphate, Lincomycin, Chlortetracycline, Oxytetracycline… cũng vẫn đang được sử dụng tại nước ta.
Tuy nhiên, mới đây, báo Sài Gòn giải phóng đưa tin, Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã ban hành quy định về việc dừng nhập khẩu tất cả sản phẩm thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh kích thích sinh trưởng, áp dụng từ ngày 1/10/2017, theo công văn số 468/2017.
Các đơn vị nhập khẩu có trách nhiệm giám sát để đảm bảo không còn thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh kích thích sinh trưởng (do đơn vị nhập khẩu trước đó còn lưu thông trên thị trường) kể từ ngày 1/1/2018.
Ngoài ra, đơn vị nhập khẩu báo cáo tình hình nhập khẩu, tiêu thụ thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh đã nhập khẩu trước đó và kế hoạch tiêu thụ cho Cục Chăn nuôi.
Việc dừng nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm tiến đến không sử dụng kháng sinh kích thích sinh trưởng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm kể từ ngày 1/1/2018.