Dự án cải tiến năng suất chất lượng của Công ty Cổ phần đường Qquảng Ngãi
Người viết: admin - Ngày viết: Thứ Năm, Tháng Chín 17, 2015 | 22:34 - Lượt xem: 2427
Tiền thân là Công ty đường Quảng Ngãi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2005 tiến hành cổ phần hóa thành lập Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi và hoạt động từ năm 2006. Đến nay, Công ty có 14 đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ trực thuộc, 01 công ty con, 6 đơn vị thuộc khối văn phòng và 1 văn phòng đại diện tại TP HCM.
Trụ sở chính đóng tại Số 02 Nguyễn Chí Thanh, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
– Trong khuôn viên trụ sở có 10 nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động bao gồm: Nhà máy sữa đậu nành Vinasoy, Nhà máy Nước khoáng Thạch Bích, Nhà máy Bia Dung Quất, Nhà máy Bánh Kẹo Biscafun, Nhà máy Nha, Nhà máy Cơ khí và xây lắp, Xí nghiệp Cơ giới nông nghiệp, Phân xưởng Lò hơi, Trung tâm Môi trường & Nước sạch và Công ty TNHH MTV Thành Phát.
– Các đơn vị còn lại gồm có:
+ Nhà máy Đường Phổ Phong: Xã Phổ Phong, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi;
+ Trung tâm mía giống: Xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi;
+ Nhà máy đường An Khê: Xã Thành An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai;
+ Nhà máy sữa đậu nành Bắc Ninh: KCN Tiên Sơn, Bắc Ninh.
Chức năng hoạt động của Công ty là sản xuất đường kính trắng, sữa đậu nành các loại, cồn, bia, bánh, kẹo, nước giải khát…,và kinh doanh thương mại, nhà hàng, dịch vụ tổng hợp, hoạt động xuất nhập khẩu, ….
Hình: Văn phòng điều hành Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi
Địa chỉ: Số 02 Nguyễn Chí Thanh, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
Điện thoại: (055) 3822697.110, (055) 3822831
Fax:(055) 3822843; E.mail: info@qns.com.vn;
Website: http://www.qns.com.vn
3. Dự án cải tiến năng suất chất lượng Công ty đã triển khai áp dụng:
Trong giai đoạn 2013 -2014, Công ty có 03 đơn vị trực thuộc ( Nhà máy Nước khoáng Thạch Bích, Nhà máy bia Dung Quất và Nhà máy Bánh kẹo Biscafun) được lựa chọn thực hiện Dự án “Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng” thuộc Chương trình Quốc gia “ Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” do Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ – SMEDEC 2 hướng dẫn áp dụng “Xây dựng mô hình điểm về áp dụng phương pháp Quản lý chi phí dòng nguyên liệu MFCA (Material Flow Cost Accounting).
3.1 Thực trạng chung:
– Hao phí loại 1: Chai thủy tinh được sử dụng quay vòng đưa vào trong sản xuất nước giải khát (Nhà máy Nước khoáng Thạch Bích), bia (Nhà máy bia Dung Quất) từ ngoài thị trường đưa về, sau khi kết thúc một quá trình sản xuất, thấy rằng tỷ lệ chai không đạt yêu cầu nhiều, gây tổn thất lớn, nhưng chưa biết ở công đoạn nào, nguyên nhân gì tạo ra, cũng như chưa có giải pháp khắc phục.
– Hao phí loại 2: Tại công đoạn chiết rót sản phẩm (Nhà máy Nước khoáng và Nhà máy Bia Dung Quất) thì tỷ lệ hao hụt về sản phẩm vượt mức định mức, nhưng chưa xác định nguyên nhân, từ đó chưa có biện pháp khắc phục.
– Hao phí loại 3: Hiệu suất thu hồi cho cả 01 quá trình sản xuất thấp, chưa xác định, cần phải kiểm toán lại hao phí các nguyên vật liệu ở từng công đoạn trong sản xuất.
3.2 Giải pháp thực hiện:
Trước những vấn đề nêu trên, Công ty cùng với đơn vị tư vấn khảo sát thực tế, lập kế hoạch với trình tự thực hiện giải pháp chung MFCA như sau:
3.3 Kết quả thực hiện:
3.3.1 Hao phí loại 1: Xác định hao phí chai thủy tinh trong quá trình sản xuất:
a. Nhà máy Nước khoáng Thạch Bích:
– Thực trạng: Chai thủy tinh từ ngoài thị trường thu về, công nhân ở các công đoạn bắt buộc phải kiểm tra chai bị bể, mẻ miệng, bị ren nứt (gọi chung là chai không đạt yêu cầu) được loại bỏ cho đến cả công đoạn sau khi chiết thành phẩm, máy bốc chai thành phẩm; tuy nhiên lượng chai thủy tinh không đạt yêu cầu khá lớn phát hiện ở nhiều công đoạn, mà chưa biết nguyên nhân cũng như chưa có biện pháp khắc phục.
– Giải pháp thực hiện:
+ Chuẩn hóa cách hướng dẫn kiểm tra, giao nhận két vỏ, chai thủy tinh từ đại lý chuyển về, cũng như trên từng công đoạn kiểm tra chai;
+ Rà soát, lập kế hoạch hiệu chỉnh, bảo dưỡng máy móc thiết bị định kỳ cho phù hợp nhằm hạn chế tối đa chai bị bể, mẻ, nứt, ….
– Thời gian thực hiện: Trong 04 tháng (9-12/2013)
– Kết quả:
Bảng 1:So sánh tỷ lệ chai bể trong quá trình sản xuất giữa trước và sau khi áp dụng các giải pháp cải tiến:
Loại chai | Tỷ lệ chai hỏng (%) | So sánh (%) | ||
Trước khắc phục | Sau khắc phục | |||
Loại chai có dung tích 0,43 Lít | 0,32% | 0,14% | Giảm | 0,18%
|
Loại chai có dung tích 0,24 Lít | 0,92% | 0,37% | Giảm | 0,55%
|
Bảng 2:Kết quả tiết kiệm được từ việc giảm tỷ lệ chai bể trong quá trình sản xuất của 02 loại chai 0,43L và chai 0,24 L tính cho 01 năm 2014 quy ra tiền là:
Loại chai | Tổng số chai đưa vào sản xuât cả năm 2014 (cái) | Tỷ lệ tiết kiệm được (%) | Lượng chai tiết kiệm được (cái) | Đơn giá (đồng/cái) | Thành tiền
(đồng) |
Loại chai 0,43L | 19.311.386 | 0,18 | 34.760 | 5.770 | 200.565.000 |
Loại chai
0,24 L |
4.747.378 | 0,55 | 26.110 | 5.850 | 152.743.000 |
Tổng cộng: | 353.308.000 |
b. Nhà máy Bia Dung Quất:
– Thực trạng: Tương tự như dây chuyền sản xuất nước giải khát tại Nhà máy Nước khoáng Thạch Bích, chai thủy tinh từ ngoài thị trường thu về, công nhân phát hiện lượng chai không đạt yêu cầu ở nhiều công đoạn khá lớn, không những gây tổn thất về hóa chất, nước, điện, … để súc, rửa, tốn nhân công ở công đoạn về sau mà còn tổn thất về lượng bia thành phẩm đã được chiết rót; điểm lưu ý là lượng chai thủy tinh bị bể, ren, nứt, không đúng chủng loại được phát hiện lúc giao nhận từ thị trường chuyển về thì bên đại lý bán hàng chịu chi phí.
– Giải pháp thực hiện: Chuẩn hóa các hướng dẫn kiểm tra, giao nhận két vỏ, chai thủy tinh từ đại lý chuyển về.
– Thời gian thực hiện:Thời gian khảo sát, thống kê, thực hiện trong 09 tháng (2-10/2014):
– Kết quả:
Bảng 3: So sánh tỷ lệ chai không đạt yêu cầu trong quá trình sản xuất giữa trước và sau khi áp dụng các giải pháp cải tiến:
Thời điểm khảo sát/thực hiện giải pháp | Tổng lượng chai nhập vào (cái) | Số lượng chai không đạt yêu cầu (cái) | Tỷ lệ (%) |
Trước khi áp dụng cải tiến
Trung bình 01 tháng ( Số liệu thu thập của các tháng 2,3,4/2014) |
8.672.943 | 42.200 | 0,48 |
Sau khi áp dụng cải tiến
Trung bình 01 tháng (Số liệu thu thập của các tháng 8,9,10/2014) |
10.965.795 | 102.958 | 0,94 |
Tỷ lệ chai không đạt yêu cầu được phát hiện và loại bỏ tăng lên so với trước đây | 0,46 |
Bảng 4:Kết quả tiết kiệm được từ việc giảm tỷ lệ chai không đạt yêu cầu trong quá trình sản xuất tính cho 01 năm 2014 quy ra tiền là:
Tháng/năm | Tổng lượng chai nhập vào (cái) | Tỷ lệ hao phí tiết kiệm (%) | Số lượng chai tiết kiệm (cái) | Đơn giá (đồng) | Thành tiền (đồng) |
Trung bình trong 01 tháng | 10.965.795 | 0,46 | 50. 442 | 1.950 | 98.363.000 |
Tính cho 01 năm | 1.180.358.000 |
Đơn giá: Lấy đơn giá 50% của giá trị mua chai mới theo thị trường.
3.3.2 Hao phí loại 2: Xác định hao phí tại công đoạn chiết rót sản phẩm tại Nhà máy Nước khoáng:
– Thực trạng: Theo quy định, thể tích chiết rót thành phẩm 480 ml trong trong chai có dung tích 500 ml, tuy nhiên khi vận hành máy chiết, không điều chỉnh được dung tích đúng quy định, lỗi thường xảy ra là nạp đầy chai (>480 ml), dẫn đến hiệu suất thu hồi sản phẩm thấp.
– Giải pháp thực hiện: Hiệu chỉnh máy, làm kín hệ thống ron siêu tại các vòi chiết và thay đổi chiều dài của ty bài khí; điều chỉnh mức chiết theo đúng dung tích yêu cầu.
– Thời gian thực hiện: Từ tháng 1-12/2014:
– Kết quả:
Bảng 5:So sánh tỷ lệ hao hụt sản phẩm tại công đoạn chiết rót sản phẩm trong quá trình sản xuất trước và sau khi áp dụng các giải pháp cải tiến:
Loại sảm phẩm | Tỷ lệ hao hụt trước khi cải tiến (%) | Tỷ lệ hao hụt sau khi cải tiến (%) | Tỷ lệ tiết kiệm được (%) |
Nước khoáng ngọt có ga | 8,65 | 3,1 | 5,55 |
Nước khoáng chanh muối | 11,09 | 5,7 | 5,39 |
Bảng 6: Kết quả tiết kiệm được từ việc giảm tỷ lệ hao hụt sản phẩm tại công đoạn chiết rót sản phẩm tính cho 01 năm 2014 quy ra tiền là:
Loại sảm phẩm | Tổng thể tích pha chế (lít) | Tỷ lệ tiết kiệm được (%) | Tổng thể tích tiết kiệm (lít) | Đơn giá (đồng/lít) | Thành tiền
(đồng) |
Tính cho 01 tháng: | |||||
Nước khoáng ngọt có ga | 176.000 | 5,55 | 9,768 | 7.010 | 68.473.680 |
Nước khoáng chanh muối | 140.000 | 5,39 | 7.546 | 7.800 | 58.858.800 |
Tổng cộng | 127.332.480 | ||||
Tính cho 01 năm: | 1,527,989,760 |
3.3.3 Hao phí loại 3: Hiệu suất thu hồi cho cả 01 quá trình sản xuất thấp, chưa xác định, kiểm toán lại hao phí các nguyên vật liệu ở từng công đoạn, đó là thực trạng trước khi áp dụng các giải pháp cải tiến tại Nhà máy Bánh kẹo Biscafun:
a. Tại công đoạn nấu dịch siro trong quá trình chế biến kẹo:
– Thực trạng: Trong quá trình chế biến, lượng kẹo thất thoát do bám dính vào thiết bị, vệ sinh thiết bị cho mỗi quá trình trước khi sản xuất và mỗi khi kết thúc quá trình sản xuất, bavia kẹo rơi trên nền nhà không thu hồi được; cách thức sử dụng nước làm mát thiết bị, cũng như vệ sinh trong quá trình sản xuất không hợp lý, gây tổn thất lớn về hiệu suất thu hồi sản phẩm, chi phí giá thành cao.
– Giải pháp thực hiện:
+ Thực hiện quá trình sản xuất kẹo liên tục cho 03 ca sản xuất (08 giờ/ca), sau đó tiến hành vệ sinh 01 lần, thay cho việc thực hiện mỗi lần vệ sinh cho mỗi lần sản xuất như trước đây.
+ Hoàn thiện máng hứng, đường ống dẫn nước từ bơm tháo siro về bể thu hồi bơm chân không, sử dụng tuần hoàn trở lại, định kỳ mới đưa đi xử lý.
– Kết quả:
Bảng 7: Kết quả tiết kiệm được từ việc thực hiện 02 giải pháp cải tiến, quy ra tiền là:
Stt | Giải pháp thực hiện | Số tiền tiết kiệm/01 ca sản xuất (đồng) |
Tiết kiệm lượng nước làm mát khi thực hiện thu hồi, tái tuần hoàn sử dụng | 24. 375 | |
Tiết kiệm từ việc cắt giảm thất thoát lượng chất khô trong nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất | 140. 932 | |
Tổng cộng:
Cho 01 ca sản xuất: |
165.307 |
|
Cho 01 ngày: | 496.000 | |
Cho 01 năm (tính cho 300 ngày): | 148.776.300 |
b. Tại công đoạn kẹp kem trên dây chuyền sản xuất bánh mềm phủ chocolate:
– Thực trạng: Tại công đoạn chế biến, cung cấp kem cho công đoạn kẹp trong quá trình sản xuất bánh, thì lượng kem bị tổn thất ở các công đoạn xả đầu và cuối chu kỳ sản xuất, kem phải bỏ do chuyển đổi loại kem để kẹp cho bánh, kem bị hỏng do sự cố thiết bị, ….
– Giải pháp thực hiện:
+ Ráp thêm val xả kem trên bầu chứa kem để khi xả kem ở đầu hoặc cuối chu kỳ sẽ nhanh hơn và sạch đường ống.
+ Điều chỉnh, chuẩn hóa các bước thực hiện bơm kem qua công đoạn kẹp kem cho phù hợp.
– Kết quả:
Bảng 8: So sánh lượng kem tổn thất giữa trước và sau khi áp dụng các giải pháp cải tiến, tính hiệu quả tiết kiệm sau khi áp dụng các giải pháp:
Stt | Công đoạn | ĐVT | Trước khi cải tiến | Sau khi cải tiến | So sánh hiệu quả /01 ngày | |
Tính lượng kem tổn thất: | ||||||
1 | Kem xả đầu ca | Kg | 14.6 | 11.1 | 3.5 | |
2 | Kem xả cuối ca | “ | 3 | 2.9 | 0.1 *3ca | |
3 | Kem xả tại thùng chứa cuối | “ | 2.9 | 2.2 | 0.53* 3ca | |
4 | Kem hỏng trong quá trình sản xuất | “ | 2.9 | 2.2 | 0.7 | |
Tổng cộng: | 6.09 | |||||
Tính hiệu quả kinh tế khi thực hiện MFCA | ||||||
Nguyên liệu | K.lượng
(Kg) |
Đơn giá
(đồng) |
Thành tiền
(đồng) |
|||
1 | Gelatine | 0,1427 | 189.460 | 27.036 | ||
2 | Đường hạt | 0,952 | 11.453 | 10.903 | ||
3 | Nha 82% | 3,664 | 11.621 | 42.581 | ||
4 | Hyfoama | 0,0043 | 745.384 | 3.205 | ||
5 | Ethyl vanilin | 0,0071 | 421.262 | 2.990 | ||
6 | Kali sorbate | 0,0095 | 120.485 | 1.144 | ||
Tổng cộng: | 87.682 | |||||
Tính cho 01 năm (300 ngày sản xuất): | 26.300.000 |
3.4 Đánh giá chung về kết quả và lợi ích đạt được:
– Nhìn thấy được những hao phí qua đó xác định được các lãng phí thông qua những phế liệu mà doanh nghiệp trước đó không quan tâm.
– Phân tích hợp lý và chính xác các điểm cần đầu tư giúp giảm giá thành sản xuất thông qua các cải tiến như thay đổi thiết kế sản phẩm, thay đổi định mức sử dụng nguyên vật liệu, tiết kiệm năng lượng.
– Giảm được lãng phí từ việc cải tiến quá trình sản xuất giúp tăng hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, năng lượng bao gồm điện nước, chi phí nhân công, bảo trì bảo dưỡng và các chi phí phát sinh khác.
– Giúp doanh nghiệp tăng cường năng lực cạnh tranh như qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực như nguyên vật liệu, năng lượng, lao động,… làm tăng lợi nhuận, giảm giá thành.
– Giảm thiểu chất thải ra môi trường giúp phát triển bền vững.
– Đáp ứng được các quy định về bảo vệ môi trường của các cơ quan quản lý.
3.5 Kinh nghiệm để thực hiện cải tiến năng suất, chất lượng thành công:
Để việc thực hiện cải tiến năng suất, chất lượng thành công thì đòi hỏi sự nỗ lực của chính bản thân doanh nghiệp, sự quyết tâm của lãnh đạo cao nhất trong doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp có quyết tâm, cố gắng thì việc triển khai mới thực hiện được.
Có 03 bước cơ bản để thưc hiện việc cải tiến năng suất, chất lượng đạt hiệu quả cao:
– Bước 1: Truyền đạt quyết tâm, mong muốn tới mọi nhân viên, người lao động. Lãnh đạo doanh nghiệp cần truyền đạt đến người lao động về việc cải tiến năng suất, chất lượng và nhấn mạnh sự cần thiết của nó đối với doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại để mọi người nhận thấy được đó là vấn đề chung của doanh nghiệp và phải gắn liền với quyền lợi của mỗi cá nhân, đi kèm với điều đó là chính sách khen thưởng hợp lý để động viên người lao động (ví dụ: Được hưởng % giá trị tiết kiệm mang lại).
– Bước 2: Xác định vấn đề, lựa chọn nguyên nhân và xây dựng mục tiêu.
Doanh nghiệp cần phải xác định được hiệu quả sản xuất, dịch vụ của mình hiện tại thế nào. Tìm ra các nguyên nhân chính ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng của mình và chọn một hoặc hai vấn đề chính để tiến hành xem xét, giải quyết nhằm giảm chi phí nâng cao hiệu quả. Ở đây chúng ta lưu ý không nên chọn vấn đề quá sức mình hoặc chọn một lần quá nhiều vấn đề vì như vậy sẽ khó đạt hiệu quả cao.
– Bước 3: Giải quyết vấn đề.
Sau khi đã xác định được nguyên nhân, xây dựng được mục tiêu của mình, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp để thực hiện cải tiến năng suất, chất lượng.
Sau khi áp dụng các biện pháp để cải tiến cần tiến hành đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu và rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. Tiếp theo, doanh nghiệp lại bắt đầu trở lại “Bước 2” để lựa chọn các vấn đề khác cần cải tiến và tiến hành cải tiến.
4.Phương hướng trong thời gian đến:
Căn cứ Chương trình hỗ trợ năng suất chất lượng do SMEDEC 2 thực hiện, đồng thời qua hiệu quả áp dụng từ 03 đơn vị nêu trên, Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi đã tiếp tục đầu tư kinh phí, ký kết hợp đồng với Trung tâm SMEDEC 2 để triển khai áp dụng MFCA cho 05 đơn vị khác của Công ty, đó là:
– Nhà máy Đường Phổ Phong.
– Nhà máy Sữa đậu nành Vinasoy.
– Nhà máy Nha
– Trung tâm Môi trường và Nước sạch
– Phân xưởng sản xuất Hơi
Hiện nay dự án đang được triển khai thực hiện tại các đơn vị trên, và với định hướng của Công ty, trong từng đơn vị sẽ tiếp tục triển khai nhân rộng dự án ra các đơn vị, bộ phận trực thuộc nhằm cải tiến và phát triển không ngừng.
5. Kết luận:
MFCA có thể coi là một tư duy khác biệt về việc cắt giảm chi phí. Nếu như tỉ lệ giá thành nguyên vật liệu chiếm đáng kể trong cấu thành giá thành sản phẩm thì doanh nghiệp còn rất nhiều khả năng cải tiến thông qua giảm việc tiêu hao nguyên vật liệu, giảm phát thải ra môi trường, góp phần phát triển bền vững./.