Điểm mới của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025

Thứ Sáu, Tháng Ba 14, 2025 | 22:53

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) được Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 thông qua ngày 19/02/2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2025, trừ việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 được thực hiện theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL 2025 từ ngày 19/02/2025.

Luật Ban hành VBQPPL gồm 09 chương và 72 điều (giảm 8 chương, 101 điều so với Luật năm 2015, giảm tương ứng với 53% số chương và 58,4% số điều).

So sánh giữa Luật Ban hành VBQPPL năm 2025 và Luật Ban hành VBQPPL năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2020, cụ thể như sau:

1. Điểm giống nhau

1.1. Khái niệm VBQPPL: VBQPPL là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL.

1.2. Ngôn ngữ, thể thức, kỹ thuật trình bày VBQPPL:

– Ngôn ngữ được sử dụng trong VBQPPL là tiếng Việt, bảo đảm chính xác, phổ thông, thống nhất, diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu;

– VBQPPL phải đánh số, ký hiệu bảo đảm thể hiện rõ số thứ tự liên tục, năm ban hành, loại văn bản, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản.

1.3. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành VBQPPL: Luật ban hành VBQPPL 2025 kế thừa Luật 2015, sửa đổi 2020 về sửa đổi, bổ sung VBQPPL, theo đó, VBQPPL chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế bằng VBQPPL của chính cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành bằng văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền.

1.4. Về thẩm quyền ban hành VBQPPL đối với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước: cơ bản kế thừa Luật hiện nay.

1.5. Hiệu lực trở về trước của VBQPPL: Cả Luật năm 2015 và Luật năm 2025 đều quy định VBQPPL không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây:

– Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;

– Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn. 

2. Điểm khác biệt

Nguồn: Ban Pháp chế – Thanh tra