Đề xuất phát triển thêm hai tiêu chuẩn mới, đảm bảo nguồn nước sạch trong tương lai
Thứ Tư, Tháng TưTháng Tư 5, 2023 | 11:06
Ủy ban nước thuộc ủy ban tiêu chuẩn quốc tế ASTM đang triển khai xây dựng thêm hai tiêu chuẩn mới đảm bảo hơn cho nguồn nước sạch trên thế giới.
Hai tiêu chuẩn được đề xuất từ Uỷ ban nước của ASTM International (D19) dành cho các khía cạnh khác nhau của chất lượng nước.
Tiêu chuẩn đề xuất đầu tiên (WK68866) sẽ cung cấp phương pháp sàng lọc để đánh giá chất gây ô nhiễm trong mẫu nước trước khi phân tích chi tiết hơn. Nếu được phê duyệt, tiêu chuẩn này sẽ bao gồm việc xác định flo hữu cơ có thể hấp phụ (AOF) trong nước và nước thải có thể được hấp phụ vào than hoạt tính.
“Hiện tại có hơn 4000 chất per- và polyfluoroalkyl (PFAS) trong môi trường,” ông Jay Gandhi, quản lý của công ty Vertical Markets cũng là thành viên của ASTM, cho biết. “Tiêu chuẩn được đề xuất là một công cụ sàng lọc giúp nắm bắt hơn 90% hóa chất PFAS để đánh giá tác động của PFAS đối với môi trường.”
Tiêu chuẩn này được đề xuất sẽ giúp cho các nhà sản xuất sản phẩm tiêu dùng cũng như cho các cơ quan quản lý môi trường cảm thấy hữu ích hơn trong việc kiểm tra nhiều nguồn nước có khả năng chứa các chất PFAS.
Bên cạnh đó, Uỷ ban cũng đang phát triển một tiêu chuẩn được đề xuất (WK74312) sẽ giúp đánh giá khả năng độc hại của nhôm khả dụng có trong các mẫu nước đối với đời sống thủy sinh.
Ông Bill Adams, nhà khoa học cấp cao của công ty Red Cap Consulting và cũng là thành viên của ASTM cho biết: “Ứng dụng thực tế của tiêu chuẩn đề xuất là phương pháp có thể được sử dụng để đo tỷ lệ nhôm trong nước tự nhiên – sông và hồ – những nguồn nước dễ bị ô nhiễm, có khả năng sản sinh ra nhiều độc tính có hại cho các loài sinh vật sống dưới nước”.
Ông Adams cũng lưu ý rằng phương pháp hiện tại có thể đo tổng lượng nhôm trong nước, bao gồm cả nhôm đến từ trầm tích lơ lửng trong mẫu. Tuy nhiên, phần có trong trầm tích đó không có sẵn cho các sinh vật, do đó, việc đưa nó vào phép đo cung cấp một dấu hiệu sai về mức độ nguy hiểm của một mẫu nhất định.
Adams cũng cho biết thêm: “Phương pháp nhôm khả dụng sinh học được mô tả trong tiêu chuẩn đề xuất cung cấp một phép đo chính xác hơn về khả năng độc hại của nhôm trong dung dịch đối với đời sống thủy sinh.
Tại Việt Nam, nhiều bộ ban ngành có liên quan đã ban hành các bộ tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về nguồn nước, đảm bảo chất lượng đảm bảo có trong nguồn nước trong nhiều lĩnh vực:
QCVN 02/2009-BYT – Quy chuẩn quốc gia về Chất lượng nước sinh hoạt: Quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sinh hoạt thông thường. Không sử dụng cho ăn uống trực tiếp và cơ sở chế biến thực phẩm.
QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ăn uống: Quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng dung cho các cơ sở chế biến thực phẩm. Áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước dùng cho mục đích sinh hoạt. Là tiêu chuẩn đầu vào của nguồn nước dùng để sản xuất nước uống đóng chai.
QCVN 6-1:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai (Dành cho nước uống trực tiếp): Quy định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai với mục đích giải khát.
QCVN-09-MT-2015-BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và giám sát chất lượng nguồn nước ngầm, làm căn cứ để định hướng cho các mục đích sử dụng nước khác nhau thay thế QCVN-09-2008-BTNMT.
QCVN-10-MT-2015 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển thay thế QCVN 10:2008/BTNMT.