Cảnh báo 3 loại thực phẩm không nên tích trữ trong tủ lạnh vì chứa chất gây ung thư

Người viết: Yến Hoa Ngô Kiều - Ngày viết: Thứ Hai, Tháng Ba 7, 2022 | 16:19 - Lượt xem: 1072

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế – một cơ quan thuộc WHO đã phân loại formaldehyde là chất gây ung thư, trong đó 3 loại thực phẩm này nếu tích trữ trong tủ lạnh rất dễ sản sinh ra chất này.

Tủ lạnh là thiết bị gia dụng mà gia đình nào cũng có, nhiều người sau khi đi chợ về sẽ cho tất cả các loại rau, củ, quả, thịt cá vào tủ lạnh để chúng tươi ngon hơn, tuy nhiên việc bảo quản quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh mà không chọn lọc cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi thực phẩm ngày nay có rất nhiều loại bị tiêm hoặc ướp chất formaldehyde nhằm tăng thời gian sử dụng. 

 Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, formaldehyde (metan) là một hóa chất được sử dụng trong nhiều sản phẩm như ván ép, ván sợi, keo, vải chống nhăn, lớp phủ sản phẩm giấy và một số vật liệu cách nhiệt… Ngoài ra, formaldehyde còn có thể được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm.

Khi cơ thể tiêu thụ liên tục formaldehyde trong thời gian dài sẽ gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng. Năm 2004, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế – một cơ quan thuộc WHO đã phân loại formaldehyde là chất gây ung thư, đặc biệt là bệnh ung thư máu, họng, phổi.

Theo nhiều ý kiến của các chuyên gia, 3 món không nên để trong tủ lạnh vì có thể chứa formaldehyde1.

1. Các loại mì có sợi quá trắng

Các loại mì, bún khô tuy không gây hại cho cơ thể nhưng nếu bạn sử dụng loại kém chất lượng và đã bị tẩm formaldehyde thì lại khác. Mì được tẩm bằng formaldehyde lâu chín hơn, sợi mì dai hơn, khó đứt, hơn nữa còn có mùi hắc lạ thường giống như mùi thuốc khử trùng. Trong khi đó, sợi mì bình thường rất nhanh chín, sợi mì mềm và thơm mùi bột mì.

Những sợi mì hay bún tẩm formaldehyde sẽ có màu sắc quá trắng quá trong, ngược lại, sợi mì bình thường có màu hơi ngả đục chứ không trắng tinh. 

Mì hoặc bún tươi sẽ có hạn sử dụng trong 2 ngày, vượt quá thời gian trên chúng sẽ có vị chua nồng không thể ăn được nữa. Tuy nhiên, nếu bún để lâu ngày mà không hề bị hỏng thì rất có thể đã được tẩm formaldehyde. Các bà nội trợ nên loại bỏ loại mì, bún này ra khỏi tủ lạnh hoặc gian bếp gia đình.

2. Tôm đông đá

Để giữ được tôm lâu hơn nhiều người bán còn ngâm tôm trong dung dịch nước pha loãng formaldehyde. Tôm ngâm theo cách này hương vị không khác biệt nhiều, nhưng hết giá trị dinh dưỡng, lại còn rất hại cho cơ thể. Ngay cả khi được nấu ở nhiệt độ cao, chất formaldehyde này vẫn tồn tại.

Ngoài ra, tôm đông lạnh càng để lâu thì dinh dưỡng càng bị biến đổi, đặc biệt là hàm lượng protein dồi dào trong tôm có thể bị biến chất, có thể làm người ăn bị tổn thương gan, thận và cả tuyến giáp cho người ăn.

3. Các loại rau có mùi hăng

Để giữ cho rau được tươi lâu, một số người bán đã sử dụng các chất bảo quản có chứa thành phần formaldehyde. Formaldehyde có tác dụng khử trùng và làm tăng màu sắc của rau, tuy nhiên vì là hóa chất nên sẽ gây mùi hăng, giống như mùi thuốc khử trùng.

Nếu ăn phải loại rau đã được bảo quản bằng formaldehyde có thể gây đau bụng dữ dội, nôn mửa, hôn mê, chấn thương thận và có thể gây bệnh ung thư. Chính vì vậy, nếu bạn mở tủ lạnh ra và ngửi thấy mùi rau hăng thì tốt nhất nên vứt bỏ bởi dù có rửa hay nấu chín cũng không thể sạch hết formaldehyde.