Bộ trưởng Chu Ngọc Anh: Khoa học và công nghệ đồng hành, đáp ứng yêu cầu KT-XH

Người viết: Trương Vân - Ngày viết: Thứ Năm, Tháng Mười 31, 2019 | 14:27 - Lượt xem: 1062

“Khoa học công nghệ luôn đồng hành, sát cánh với các ngành, các cấp; đáp ứng yêu cầu thực tiễn kinh tế – xã hội của đất nước”, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh chia sẻ.

Trong hai ngày 30 – 31/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019; kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2020.

Sáng ngày 31/10, tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Chu Ngọc Anh nhấn mạnh: “Với tư cách là động lực quốc sách, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm từ chủ trương đến mọi ưu tiên, KH&CN đã biến cơ hội biến thành giải pháp rõ ràng, cụ thể, nhất quán; làm cho KH&CN luôn đồng hành, sát cánh với các ngành, các cấp; đáp ứng yêu cầu thực tiễn kinh tế – xã hội của đất nước”.

Theo Bộ trưởng trong các nghị quyết trung ương, từ tinh thần Đại hội XII đều có nội dung và rõ nội hàm KH&CN từ tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, doanh nghiệp nhà nước, kinh tế tư nhân, vai trò của nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa trong từng ngành…

 Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh. Ảnh ST

Bên cạnh đó, các nghị quyết của Quốc hội về kinh tế, xã hội, đặc biệt giai đoạn này có kết quả cao về giám sát tối cao, quan trọng là thể chế chính sách KH&CN suốt một chặng đường từ khi hội nhập quốc tế đến giờ. Cùng với đó, thể chế pháp luật (ví dụ luật chuyển giao công nghệ đối với KH&CN) và các luật có liên quan để tháo gỡ những nút thắt về KH&CN.

“Các Nghị quyết, chương trình hành động, chỉ thị kết luận của Thủ tướng, Phó thủ tướng… rõ ràng tạo cho KH&CN giải pháp, phối hợp hành động các ngành, địa phương”, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nói.

Bộ trưởng cũng nói thêm, trong nghị quyết 20 và quyết định 50 của Ban bí thư, khâu tổ chức thực hiện có chuyển biến rất mạnh. Trước đó, chỉ có nhận thức, ý chí của các lãnh đạo các cấp nhưng bây giờ sự quan tâm không chỉ trong chỉ đạo các cấp ngành, địa phương. Cùng với đó, trong tổ chức thực hiện, Chính phủ rất quyết liệt, các ngành cùng đánh giá, lấy thước đo quốc tế để xem bài toán và đưa vào nghị quyết chỉ đạo Chính phủ, phân công từng Bộ, ngành, địa phương… giúp có cách nhìn khách quan, điểm mạnh, yếu của từng lĩnh vực.

Mặt khác, chúng ta có giải pháp với từng loại đối tượng tác động để giải quyết tình hình. Điều đó rất có ý nghĩa với KH&CN và cả những ngành khác.

Với quốc tế, có rất nhiều bảng chỉ số: chỉ số đổi mới sáng tạo, cạnh tranh toàn cầu, môi trường kinh doanh… Nhưng yêu cầu chung đặt ra là sự sát cánh, phối hợp các ngành và thể hiện rõ với KH&CN. Ví dụ, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, không chỉ việc chúng ta xếp số bao nhiêu, mà đăng sau 81, 82 chỉ số này thì cả hệ thống chính trị vào cuộc.

Thực tiễn vừa rồi với các ngành như: nông nghiệp thì khâu giống xuất xứ, canh tác, chế biến trong chuỗi sản xuất, nông nghiệp công nghệ cao, chuyển giao công nghệ… Đối với giáo dục, làm sao tăng hoạt động nghiên cứu trong trường đại học?

 Thảo Nguyên