Bộ Công thương: Thực hiện xây dựng, áp dụng, cải tiến HTQL ISO 9001 là nhiệm vụ trọng tâm
Người viết: Trương Vân - Ngày viết: Thứ Tư, Tháng TưTháng Tư 14, 2021 | 23:59 - Lượt xem: 894
Bộ Công Thương trong nhiều năm qua, nhất là giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020 luôn coi thực hiện việc xây dựng, áp dụng, duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, đồng thời xác định đây là tiêu chí để đánh giá các tập thể, cá nhân trong thi đua, khen thưởng và là nội dung bắt buộc của chương trình cải cách hành chính.
Bộ Công Thương thường xuyên yêu cầu các đơn vị trực thuộc rà soát, chỉnh sửa, bổ sung kịp thời các quy trình giải quyết thủ tục hành chính, quy trình quản lý nội bộ trên tinh thần tuân thủ quy định của các văn bản quy phạm pháp luật và ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức kiểm tra và đánh giá nội bộ định kỳ, kịp thời khắc phục, phòng ngừa, cải tiến với sự lãnh đạo và cam kết của lãnh đạo các đơn vị và cá nhân có liên quan trong quá trình xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng nhằm phát huy hiệu lực, hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng. Bảo đảm triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đối với các hoạt động nội bộ, hoạt động giải quyết thủ tục hành chính; kiểm soát và chịu trách nhiệm về hiệu lực, hiệu quả việc xây dựng, áp dụng, duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng trong hoạt động của cơ quan Bộ, đơn vị thuộc Bộ.
Bộ Công Thương đã ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Hệ thống văn bản điện tử (Quyết định số 2226/QĐ–BCT ngày 02/6/2016) và ban hành quy chế sửa đổi tại Quyết định số 2022/QĐ–BCT ngày 05/7/2019.
Cùng với đó, Bộ Công Thương ứng dụng công nghệ thông tin và nhiều chính sách, chương trình, kế hoạch triển khai đạt được nhiều kết quả tích cực; đã có 206/295 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, 4 được triển khai (DVCTT mức độ 3 là 144, DVCTT mức độ 4 là 62); trong đó đã tích hợp 129/206 DVCTT mức độ 3, 4 với Công Dịch vụ công quốc gia; đồng thời, tích cực tham gia Cơ chế một cửa quốc gia (đã kết nối 11 DVCTT) và Cơ chế một cửa ASEAN. Bên cạnh đó, đã triển khai tích hợp 01 chế độ báo cáo với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ. Đến thời điểm này, tất cả 295 thủ tục hành chính các Trung ưng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương đã được triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 2 trở lên; Hiện nay, Công Dịch vụ công (Cổng DVC) của Bộ đang cung cấp 220 DVCTT mức độ 3, 4 tại địa chỉ https://dichvucong.moit.gov.vn (trong đó có 159 DVCTT mức độ 3, 61 DVCTT mức độ 4). Đến nay, đã có gần 36,000 doanh nghiệp đăng ký sử dụng Cổng DVCTT của Bộ. Tổng số hồ sơ DVCTT trong năm 2020 là 1.460.459 hồ sơ, tương ứng 99% tổng số hồ sơ được gửi đến Bộ.
Bên cạnh việc đưa vào sử dụng các DVCTT, Bộ Công Thương cũng đã hỗ trợ hàng vạn lượt doanh nghiệp trong việc sử dụng các DVCTT thông qua điện thoại, email... góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tốt hơn trong việc tiếp cận với các TTHC do Bộ quản lý.
Bộ Công thương thường xuyên tổ chức hội nghị tập huấn, phổ biến kiến thức về HTQLCL ISO 9001:2015.
Bộ Công Thương hiện đã kết nối 11 nhóm DVCTT với Cơ chế một cửa quốc gia (VNSW). Tổng số hồ sơ thực hiện trên VNSW trong năm 2020 là 256.708 hồ sơ, Riêng đối với thủ tục Cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), kết nối thành công với đã trao đổi Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với 9 nước bao gồm: Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia và Bruinei, Campuchia, Lào, Myanmar, Philippine. Trong năm 2020, tổng số hồ sơ điện tử đã trao đổi với các nước là 195.448 hồ sơ. Đây là chứng từ điện tử đầu tiên của Việt Nam được gửi ra nước ngoài, tạo tiền đề, đòn bẩy để Việt Nam tiếp tục trao đổi, xử lý trực tuyến các chứng từ thương mại khác dưới dạng điện tử khác với các nước, khối – cộng đồng kinh tế theo các thỏa thuận và cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Năm 2020, Bộ Công Thương tiếp tục trao đổi, xử lý trực tuyến các chứng từ thương mại khác dưới dạng điện tử khác với các nước, khối – cộng đồng kinh tế theo các thỏa thuận và cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Với quan điểm và thực tiễn lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, Bộ Công Thương chủ động lựa chọn những dịch vụ công thuộc thẩm quyền của Bộ có số lượng hồ sơ lớn, có tác động trực tiếp người dân, doanh nghiệp đưa lên Công dịch vụ công quốc gia. Ngay trong tháng 11 năm 2019 (trước khi khai trương Công Dịch vụ công quốc gia – Cổng DVCQG), Cổng DVC của Bộ Công Thương đã kết nối kỹ thuật thành công 02 nhóm dịch vụ công với Cổng DVCQG bao gồm: (1) Cấp giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi, (2) Đăng ký hoạt động khuyến mại. Đây là các nhóm thủ tục có số lượng hồ sơ trực tuyến lớn nhất thực hiện tại của Bộ Công Thương. Hiện có khoảng 30.000 doanh nghiệp khai báo dưới hình thức trực tuyến trong những năm vừa qua đối với các nhóm thủ tục này.
Đến cuối tháng 12 năm 2019, Bộ Công Thương đã đưa tổng cộng 131 DVCTT mức độ 3, 4 của Bộ Công Thương lên Cổng DVCQG. Từ khi khai trương Cổng DVCQG đến nay, Cổng DVC Bộ Công Thương đã trao đổi 724.497 bộ hồ sơ điện tử với Cổng DVCQG.
Đối với thủ tục Thông báo thực hiện khuyến mại, mặc dù đã được phân cấp về các địa phương, Bộ cũng đã phối hợp với VPCP làm đầu mối, triển khai thủ tục này trên Cổng DVCQG để tạo điều kiện cho doanh nghiệp chỉ khai báo một lần duy nhất cho tất cả các tỉnh trên toàn quốc, kết nối, liên thông dữ liệu điện tử đến các Hệ thống một cửa điện tử của các tỉnh (thay vì khai báo trên từng tỉnh như trước đây). Từ 01/01/2020 đến nay, các doanh nghiệp đã khai báo điện tử hơn 10.059 bộ hồ sơ điện tử đối với thủ tục này trên Cổng DVCQG.