Bài toán cho giải pháp nâng cao năng suất lao động

Người viết: admin - Ngày viết: Thứ Sáu, Tháng Mười Một 9, 2018 | 15:49 - Lượt xem: 1304

So với các nước trên quốc gia, năng suất lao động của Việt Nam đang ở mức rất thấp. Theo thống kê, chúng ta chỉ đạt trên 80% so với nước bạn Lào. Đó là một bài toán khó trong việc tăng trưởng kinh tế phát triển bền vững. Với mục tiêu lớn nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp Việt Nam là nâng cao năng suất chất lượng, vậy đâu là giải pháp tốt nhất.

Để nâng cao được nâng suất lao động đòi hỏi Chính phủ, doanh nghiệp và người dân phải cùng nhau nỗ lực cải thiện các vấn đề hiện tại, Năng suất lao động sẽ được nâng lên nếu như loại bỏ được hết các rào cản gây cản trở khả năng làm việc, cạnh tranh của con người. Hiện nay, đối với Việt Nam các rào cản có thể đến từ năng lực của mỗi người, của quản lý và năng lực công nghệ

Chất lượng nguồn nhân lực hiện nay của Việt Nam, lao động có trình độ cao, kỹ thuật cao, công nhân tay nghề tốt đặc biệt là các ngành trọng điểm như cơ khí, điện tử, kỹ thuật, các lĩnh vực có tác động mạng đến tốc độ tăng trưởng cao và bền vững trong bối cảnh kinh tế thiếu hụt. Nguồn nhân lực qua đào tạo có chất lượng cao là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động và góp phần thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam. 

Yếu tố con người, phát triển bền vững đã được nhấn mạnh trong quan điểm phát triển trong Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 (QĐ số 432/QĐ-TTg): “Con người là trung tâm của phát triển bền vững. Phát huy tối đa nhân tố con người với vai trò là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển bền vững…” 

“Con người là trung tâm của phát triển bền vững. Phát huy tối đa nhân tố con người với vai trò là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển bền vững…” 

Yếu tố cuối cùng là phát triển khoa học và công nghiệp, Việt Nam đã mở rộng và đa dạng hoá cơ cấu ngành hàng xuất khẩu, nhưng quá trình chuyển đổi cơ cấu sang xuất khẩu các mặt hàng và dịch vụ “công nghệ cao”, phức tạp hơn và có hàm lượng tri thức cao hơn vẫn còn diễn ra chậm. Việc mắc kẹt trong các hoạt động tạo ít giá trị gia tăng đã hạn chế khả năng học hỏi công nghệ và nâng cao năng lực sáng tạo. Vì vậy cần đẩy mạnh hoạt động ứng dụng khoa học-công nghệ cao vào quá trình sản xuất.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần tới các giải pháp nâng cao hiệu quả của ứng dụng khoa học công nghệ như nâng cao hiệu quả quản lý, trình độ lao động và tạo điều kiện về môi trường kinh doanh…