Áp dụng TPM ở khối văn phòng
Người viết: Trương Vân - Ngày viết: Thứ Tư, Tháng Mười 12, 2022 | 14:10 - Lượt xem: 466
Nếu TPM thường được nhắc đến nhiều hơn ở các xưởng sản xuất, nhà máy trong việc giúp cải tiến năng suất. Thì đối với khối văn phòng, TPM sẽ mang lại những hỗ trợ tích cực để chất lượng công việc tốt hơn.
Theo chuyên gia, hoạt động TPM tại khối văn phòng sẽ giúp gián tiếp cho bộ phận sản xuất với nhiệm vụ là thu thập, xử lý, cung cấp thông tin và phục vụ các nhu cầu khác của sản xuất. Hoạt động này cần được bắt đầu sau khi tiến hành Bảo dưỡng tự chủ, Cải tiến cụ thể, Bảo dưỡng có kế hoạch, Duy trì chất lượng và nhắm tới loại bỏ các lãng phí có liên quan như: lãng phí xử lý công việc, tổn thất chi phí trong khâu mua hàng, tiếp thị, bán hàng dẫn tới tồn kho cao, mất thông tin liên lạc, tổn thất nhàn rỗi, tổn thất do sắp xếp, bố trí công việc, máy móc văn phòng bị hỏng hóc, thiết bị liên lạc bị hỏng, mất thời gian vào tìm kiếm thông tin, không xác định được mức tồn kho chính xác, khiếu nại của khách hàng liên quan đến khâu hậu cần, chi phí xử lý văn bản trong trường hợp mua hàng khẩn cấp.
TPM đặt ra mục tiêu là tiến tới không có tai nạn lao động, không có bệnh nghề nghiệp, không gây tác động xấu đến môi trường. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến an toàn của người vận hành thiết bị.
Thực tế trong sản xuất cho thấy, không thể đạt được năng suất cao, chất lượng ổn định nếu nơi làm việc bừa bãi, trơn trượt, thiếu ánh sáng, đầy tiếng ồn, bụi bặm, mùi ô nhiễm, dẫn đến bệnh nghề nghiệp và các mối nguy hiểm chực chờ hàng hàng. Bên cạnh đó, nếu có sự khiếu nại của cộng đồng khi môi trường sống bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng lớn đến uy tín của doanh nghiệp.
Để thực hiện TPM hiệu quả doanh nghiệp cần: Thiết lập công bố chính sách về an toàn, sức khỏe môi trường. Cùng với đó, công bố, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn, sức khỏe, môi trường và có nhân viên chuyên trách về an toàn lao động; xác định hệ thống đánh giá về các mối nguy, các khía cạnh sản xuất có ảnh hưởng đến môi trường làm việc và môi trường sống cộng đồng để tập trung cải tiến; huấn luyện, nâng cao nhận thức cho người lao động về các ảnh hưởng của việc cháy nổ và tai nạn lao động. Nhờ hạn chế được những rủi ro trên mà TPM là công cụ đắc lực dành cho các doanh nghiệp để nâng cao năng suất làm việc.
Áp dụng TPM ở khối văn phòng giáp tiếp giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng.
Hiện nay, việc thực hiện TPM được rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất áp dụng. Trong đó, TPM mang lại cho doanh nghiệp trong việc bảo trì tự quản. Đây là một trong những hoạt động có vai trò vô cùng quan trọng khi thực hiện TPM.
Với hoạt động này, người vận hành máy hay kỹ thuật viên sẽ biết sửa, bảo trì máy và xác định được những lỗi hư hỏng của thiết bị máy móc ở mức độ nhất định. Việc tự bảo dưỡng sẽ giúp cho người vận hành máy học hỏi và biết thêm về kết cấu, chức năng của máy, hiểu được mối quan hệ giữa máy móc và chất lượng, thực hiện nghiêm ngặt các quy định về việc sử dụng máy móc, thiết bị, từ đó phát hiện và chẩn đoán chính xác được những bất thường của máy để tìm ra cách khắc phục nhanh chóng và hiệu quả.
Cùng với đó, bảo trì kế hoạch cũng là một trong những hoạt động của TPM giúp doanh nghiệp phát hiện và sửa chữa những hỏng hóc của máy móc, thiết bị một cách kịp thời, tránh tình trạng máy móc, thiết bị dừng hoạt động, tránh được những lỗi lặp lại. Ngoài ra, bảo trì có kế hoạch còn giúp gia tăng tuổi thọ cho máy móc, thiết bị, tiết kiệm thời gian sửa chữa và chi phí bảo trì.
Theo VietQ