An Giang: Hỗ trợ xây dựng và chuyển đổi áp dụng HTQLCL theo ISO 9001:2015 trên địa bàn tỉnh
Người viết: Trương Vân - Ngày viết: Thứ Tư, Tháng TưTháng Tư 14, 2021 | 0:19 - Lượt xem: 870
Từ khi Chính phủ ban hành Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 và sự chỉ đạo kịp thời của UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang đã hỗ trợ xây dựng và hoàn thành chuyển đổi việc áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 sang tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 đối với các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.
HTQLCL theo TCVN ISO 9001, kịp thời khắc phục những hạn chế, thiếu sót tồn tại, Sở Khoa học và Công nghệ đã đẩy mạnh công tác kiểm tra việc duy trì, áp dụng và cải tiến HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9001 tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh An Giang, hàng năm (từ năm 2016–2020) Sở Khoa học và Công nghệ đều xây dựng Kế hoạch kiểm tra trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện. Kết quả từ năm 2016–2020 đã kiểm tra thông qua hồ sơ, báo cáo 100% cơ quan hành chính nhà nước áp dụng HTQLCL trên địa bàn tỉnh: 41/41 cơ quan cấp tỉnh (19 sở, ban ngành cấp tỉnh, 11 Chi cục thuộc Sở và 11 Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố) và 156/156 UBND các xã, phường, thị trấn. Đồng thời, kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuộc đối tượng phải xây dựng và áp dụng HTQLCL đạt khoảng trên 70%/năm, vượt so với yêu cầu tối thiểu phải đạt là 30%/năm.
Qua kết quả kiểm tra cho thấy lãnh đạo các cơ quan, ban ngành áp dụng HTQLCL đã thường xuyên đôn đốc, giám sát việc tổ chức thực hiện của các phòng, ban, đơn vị thuộc các cơ quan, trực tiếp giao nhiệm vụ, thành lập các Ban Chỉ đạo ISO, tạo điều kiện thuận lợi trong duy trì và cải tiến HTQLCL phù hợp với các quy trình tác nghiệp trong hoạt động chuyên môn.
Bên cạnh những thuận lợi, vẫn còn những khó khăn do ý thức chấp hành và tổ chức thực hiện ở một bộ phận nhỏ cán bộ, công chức trong một số cơ quan áp dụng ISO chưa cao; ở một số cơ quan chưa thường xuyên cập nhật, chưa kịp thời thay đổi quy trình ISO khi có thay đổi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật,...
Ở một số cơ quan, cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ phụ trách ISO đa số là cán bộ kiêm nhiệm thường xuyên điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác; Công chức mới chưa được đào tạo, tiếp cận HTQLCL nên việc duy trì, cải tiến HTQLCL tại một số cơ quan còn gặp nhiều khó khăn.
Công tác đào tạo, tập huấn về HTQLCL chưa được tổ chức định kỳ hàng năm cho công chức lãnh đạo, quản lý và thư ký ISO của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Nhìn chung, thực hiện áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 vào các cơ quan hành chính nhà nước tại An Giang bước đầu đã tạo thói quen làm việc khoa học, hiệu quả, mang lại những kết quả thiết thực. Thông qua áp dụng HTQLCL đã nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý; tạo điều kiện thuận lợi cho lãnh đạo cơ quan điều hành công việc và thiết lập cơ chế giải quyết công việc rõ ràng, thống nhất và công khai minh bạch; cán bộ, công chức được phân công trách nhiệm xử lý công việc đúng người, đúng thẩm quyền, tạo được sự chuyển biến trong nhận thức.
Các cơ quan hành chính tỉnh đã thực hiện áp dụng HTQLCL đã góp phần tích cực nâng cao chỉ số cạnh tranh, minh bạch trong quản lý hành chính của tỉnh; các cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh đã có nhiều đổi mới trong tác phong và lề lối thực hiện và xử lý công việc, nâng cao chỉ số đánh giá sự hài lòng của người dân khi tiếp xúc giải quyết công việc với cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, việc áp dụng HTQLCL cũng là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính, kết hợp ứng dụng quy trình áp dụng ISO với bộ thủ tục hành chính trong cải cách hành chính để nâng cao hiệu quả của cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính, góp phần thúc đẩy tốc độ chất lượng giải quyết công việc, thúc đẩy việc xây dựng chế độ một cửa và một cửa liên thông tại UBND các cấp.
Công tác kiểm tra việc áp dụng, duy trì và cải tiến HTQLCL được thực hiện thường xuyên và đạt hiệu quả cao, giúp các cơ quan hành chính nhà nước rà soát thường xuyên và kịp thời loại bỏ những văn bản, thủ tục hết hiệu lực, không hiệu quả, các cơ quan đã áp dụng HTQLCL ISO TCVN 9001 phù hợp với các văn bản pháp quy và chức năng nhiệm vụ của Nhà nước đảm bảo minh bạch, khắc phục tình trạng chồng chéo nhiệm vụ, không rõ người, rõ việc; nâng cao hiệu quả quản lý, năng lực làm việc và hiệu quả của bộ máy hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.