Thứ Tư, Tháng Năm 17, 2023 @ 11:25
Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2023
Hưởng ứng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2023, các tỉnh thành trên cả nước đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, biểu dương và tôn vinh những nhà khoa học, đội ngũ cán bộ tri thức.
Chủ đề Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2023
Năm 2023, các hoạt động chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam theo chủ đề: “Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên nền tảng văn hóa Việt Nam”; “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo – nâng cao tiềm lực và vị thế quốc gia”; “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo – động lực phát triển bền vững” và khẩu hiệu: “Nhiệt liệt chào mừng Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam”.
Nội dung hoạt động bao gồm: Tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa của Ngày KH&CN Việt Nam, trong đó nhấn mạnh: Kỷ niệm 60 năm (18/5/1963 – 18/5/2023) ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ I của Hội nghị Phổ biến khoa học, kỹ thuật Việt Nam: “Khoa học phải gắn với thực tiễn, phải từ thực tiễn và quay lại phục vụ chính thực tiễn, phải đáp ứng nhu cầu của sản xuất, phục vụ sản xuất, nhằm nâng cao năng suất lao động và nâng cao đời sống vật chất của nhân dân…”; Kỷ niệm 10 năm (18/5/2014-18/5/2023) tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày KH&CN Việt Nam.
Tôn vinh quá trình lao động, sáng tạo, cống hiến của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam; tuyên truyền cơ chế, chính sách nhằm thu hút các cá nhân hoạt động KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam, khơi dậy niềm tự hào trí tuệ Việt, tạo sức mạnh tổng hợp phục vụ phát triển ngành KH&CN nước nhà.
Giới thiệu các chính sách, pháp luật mới được ban hành nhằm phát triển và ứng dụng KH&CN, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và ĐMST; các mục tiêu, định hướng lớn trong Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và ĐMST đến năm 2030, phương hướng, nhiệm vụ khoa học công nghệ và ĐMST của ngành KH&CN đến năm 2025.
Tuyên truyền rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ và ĐMST nổi bật góp phần thiết thực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo, có các không gian sáng tạo văn hóa đi cùng với sáng tạo công nghệ.
Nhân dịp này, Bộ KH&CN đã, đang và sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức chuỗi sự kiện lớn của ngành, cụ thể: Lễ hưởng ứng Ngày sở hữu trí tuệ thế giới 26/4; Lễ kỷ niệm Ngày KH&CN Việt Nam 18/5; Lễ trao Giải thưởng báo chí KH&CN và Kỷ niệm 10 năm tổ chức xét tặng Giải thưởng báo chí về KH&CN; Lễ trao giải cuộc thi Sáng kiến khoa học 2023; Ngày hội STEM 2023; tham gia Techfest quốc tế tại Lào, Hàn Quốc, Australia,…

Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày KH&CN Việt Nam. Tham dự Lễ kỷ niệm có GS.VS Đặng Vũ Minh – Chủ tịch danh dự Liên hiệp Hội Việt Nam; TSKH Phan Xuân Dũng – Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam; PGS.TS Phạm Quang Thao – Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam; PGS.TS Phạm Ngọc Linh – Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam; các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Cơ quan Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam.
Từ năm 2014 đến nay, Ngày KH&CN Việt Nam 18/5 đã trở thành dịp để các bộ, ngành, địa phương, các viện nghiên cứu, trường đại học và các doanh nghiệp tổ chức hoạt động phổ biến, giới thiệu các cơ chế, chính sách mới về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đây cũng là dịp để giới thiệu những thành tựu nổi bật của KH&CN, góp phần khẳng định vị trí, vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0; tôn vinh, ghi nhận đóng góp của cộng đồng khoa học và công nghệ đối với đất nước.
Những năm qua, trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ chế, chính sách về KH&CN đã được tập trung hoàn thiện với nhiều quy định tiến bộ và đổi mới để khoa học và công nghệ thực sự đồng hành và thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực và địa phương.
Ngày KH&CN năm 2023 với chủ đề “Phát triển khoa học, công nghệ và đỏi mới sáng tạo trên nền tảng văn hóa Việt Nam”; “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo – nâng cao tiềm lực và vị thế quốc gia”; “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo – động lực phát triển bền vững”. Đây chính là thông điệp của niềm tự hào, niềm tin, là kỳ vọng, khát vọng của Dân tộc, của Đất nước, của Đảng đối với đội ngũ trí thức và những người làm công tác khoa học và công nghệ.
Phát biểu tại buổi Lễ, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam TSKH Phan Xuân Dũng khẳng định, Ngày KH&CN 18/5 năm nay đối với Liên hiệp Hội Việt Nam đặc biệt ý nghĩa. Chúng ta vừa long trọng tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức (18/5/1963-18/5/2023) và 40 năm Ngày thành lập Liên hiệp Hội Việt Nam (26/3/1983-26/3/2023). Buổi lễ đã được vinh dự đón đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều đồng chí là lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Mặt trận tổ quốc Việt Nam.
Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng cho biết thêm, với vai trò và vị trí là tổ chức chính trị – xã hội của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam, Liên hiệp Hội Việt Nam và các tổ chức thành viên đã có nhiều nỗ lực, cố gắng hoạt động thiết thực trong việc tổ chức tên các hoạt động như nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thúc đẩy ứng dụng KH&CN vào sản xuất và đời sống, tư vấn phản biện và giám định xã hội, truyền thông và phổ biến kiến thức trong đó hoạt động báo chí và xuất bản, hợp tác quốc tế, tôn vinh trí thức đối với các nhà khoa học và công nghệ, với tất cả tần lớp nhân dân tạo nên phong trào thi đua yêu nước rộng khắp cả nước.
Ngoài ra, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng cho biết, trải qua các giai đoạn phát triển của đất nước, kết quả hoạt động khoa học và công nghệ ngày càng được quan tâm để ứng dụng, phổ biến và áp dụng sâu rộng trong thực tiễn, qua đó đã tác động to lớn đến phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng – an ninh của đất nước, từng bước trở thành động lực then chốt của sự nghiệp đổi mới và phát triển. Có thể nói, mỗi bước tiến, bước đi lên rất đáng hào tự hào của dân tộc ta trong xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc không thể thiếu, không thể tách rời với sự đóng góp của trí thức KH&CN nước nhà, của những người yêu khoa học và sáng tạo đang suốt ngày đêm làm việc vì đất nước và Dân tộc.
Hòa chung với không khí chào mừng Ngày KH&CN Việt Nam, nhiều tỉnh thành cũng đã diễn ra nhiều hoạt động. Tiêu biểu như tại Bắc Giang, các hoạt động chào mừng diễn ra từ ngày 14/5-19/5/2023: Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật KH&CN, vai trò của KH&CN và hoạt động Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo thông qua nhiều hình thức, viết tin, bài trên các báo, trang thông tin điện tử; xây dựng chuyên trang KH&CN chủ đề chào mừng Ngày KH&CN Việt Nam 18/5; thực hiện đăng tải các phóng sự, phim tài liệu về KH&CN trên các phương tiện thông tin đại chúng; treo băng rôn, khẩu hiệu, tổ chức mít tinh chào mừng ngày KH&CN Việt Nam. Đặc biệt, trong chuỗi sự kiện chào mừng năm nay sẽ tổ chức trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp KH&CN cho các cá nhân có thành tích đóng góp cho ngành KH&CN; Trao giải cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong Hội thi tìm kiếm ý tưởng trong nghiên cứu khoa học tỉnh Bắc Giang lần thứ II (năm 2023). Đây chính là dịp để ghi nhận, tôn vinh những đóng góp lao động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành KH&CN tỉnh trong việc tham mưu hoạch định chính sách; cũng như thấy được rõ hơn vai trò của KH&CN trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bắc Giang.
Trong khi đó, Đại học Thái Nguyên tổ chức hoạt động thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về KH&CN, vai trò của khoa học công nghệ và hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, xây dựng và ban hành các quy định về KH&CN trong Đại học. Đặc biệt trong chuỗi sự kiện chào mừng năm nay, Đại học Thái Nguyên tổ chức Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học ĐHTN năm 2023; phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức ngày hội STEM; Tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác chuyển đổi số năm 2022; Triển khai công tác tổ chức các hội thảo quốc tế, quốc gia.
Tại Cà Mau, nhiều hoạt động cũng được diễn ra như: Tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa của Ngày KH&CN Việt Nam; Tôn vinh quá trình lao động, sáng tạo, cống hiến của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam; Giới thiệu các chính sách, pháp luật mới được ban hành nhằm phát triển và ứng dụng KH&CN, Tuyên truyền rộng rãi các thành tựu KH,CN & ĐMST nổi bật góp phần phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh; Hội thảo “Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng kết quả nghiên cứu, thử nghiệm và đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024”, nhằm trao đổi, thảo luận, đề xuất những giải pháp đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng kết quả nghiên cứu, thử nghiệm vào sản xuất và đời sống…
Các tỉnh thành khác cũng đang tập trung lên kế hoạch cụ thể cho các hoạt động hưởng ứng ngày hội đặc biệt của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ.
Theo VietQ
Thứ Năm, Tháng Mười Một 21, 2019 @ 17:15
Nhiều hoạt động ý nghĩa Kỷ niệm 60 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ
Trong hai ngày (29-30/11/2019), Bộ khoa học và Công nghệ sẽ tổ chức Lễ Kỷ niệm 60 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Thông tin tại buổi họp báo về Lễ Kỷ niệm 60 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ, Thứ trưởng Phạm Công Tạc cho biết, 2019 là năm đánh dấu 60 năm xây dựng và phát triển của Bộ Khoa học và Công nghệ (1959-2019). Nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang, những mốc son quan trọng trong chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển; tri ân và biểu dương đóng góp của các thế hệ cán bộ khoa học và công nghệ qua các thời kỳ, trong hai ngày (29-30/11/2019), tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tổ chức Lễ Kỷ niệm 60 năm thành lập Bộ.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc thông tin về Lễ Kỷ niệm 60 thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ.
Tham dự Lễ Kỷ niệm có các đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước; Lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đại diện các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các Đại sứ quán và Tổ chức quốc tế; các nhà khoa học và các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Bộ Khoa học và Công nghệ, tiền thân là Ủy ban Khoa học Nhà nước, được thành lập theo Sắc lệnh số 016-SL ngày 04/3/1959 của Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 60 năm đồng hành cùng đất nước và dân tộc theo chiều dài lịch sử, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có những đóng góp quan trọng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Quang cảnh buổi họp báo.
Cũng theo Thứ trưởng Phạm Công Tạc, tại Lễ Kỷ niệm, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Lễ Kỷ niệm là dịp để các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ Khoa học và Công nghệ điểm lại những trang sử vẻ vang đã qua và thể hiện quyết tâm đoàn kết, nhất trí đưa nền khoa học và công nghệ nước nhà phát triển mạnh mẽ, đóng góp ngày càng nhiều hơn vào việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân.
“Lễ kỷ niệm 60 năm ghi dấu chặng đường thành lập và trưởng thành của Bộ Khoa học và Công nghệ bằng việc đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất cùng những thành tựu hiện hữu trong phát triển kinh tế xã hội. Song hành với sự phát triển đó là sự ra đời của Bộ Khoa học và Công nghệ với nhiều đóng góp trong công tác quản lý, xây dựng hành lang pháp lý, chính sách thúc đẩy khoa học, công nghệ phát triển.
Lễ kỷ niệm không chỉ điểm lại dấu mốc vàng son của ngành, những cá nhân nhà khoa học xuất sắc hay những bước ngoặt lịch sử cùng chặng đường phát triển của đất nước mà còn gửi đến những thông điệp tương lai về xu hướng và tầm quan trọng trong chiến lược phát triển khoa học, công nghệ đối với từng lĩnh vực đời sống, văn hóa, xã hội… Trong khuôn khổ chương trình kỷ niệm, những hoạt động triển lãm thành tựu khoa học công nghệ, hội thảo kết nối khoa học công nghệ với kinh doanh, thảo luận và thuyết trình cũng sẽ diễn ra sôi nổi”, Thứ trưởng Phạm Công Tạc cho hay.
Theo thông tin thêm từ Bộ Khoa học và Công nghệ, một trong những hoạt động quan trọng bên lề Lễ Kỷ nhiệm là Triển lãm thành tựu 60 năm của ngành Khoa học và Công nghệ. Triển lãm được chia thành 2 khu vực: Khu vực thứ nhất gồm 55 gian hàng của các doanh nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ tiêu biểu có nhiều thành tích trong hoạt động khoa học và công nghệ, có sản phẩm, dịch vụ đã được ứng dụng thành công. Khu vực thứ hai là khu trưng bày lịch sử, truyền thống phát triển của ngành khoa học và công nghệ; Hội thảo “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vì mục tiêu phát triển bền vững”.
Hán Hiển
Thứ Sáu, Tháng Một 8, 2021 @ 19:29
Hoạt động Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng: Thực hiện thắng lợi nhiều ‘mục tiêu kép’
Ngày 8/01/2020, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2020, Tổng kết giai đoạn 2016-2020 và phương hướng nhiệm vụ 2021, giai đoạn 2021-2025.
Tham dự Hội nghị về phía Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) có ông Huỳnh Thành Đạt – UVBCHTWĐ, Bí thư Ban Cán sự, Bộ trưởng Bộ KH&CN; ông Lê Xuân Định – Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ KH&CN cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
Về phía Văn phòng Chính phủ, có sự tham dự của ông Chu Đức Nhuận – Vụ trưởng và ông Nguyễn Việt Hùng – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa giáo Văn xã.
Về phía Bộ Tư pháp có ông Lê Đại Hải – Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự – Kinh tế
Về phía địa phương có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Sở KH&CN Tỉnh Sơn La, tỉnh Ninh Bình và các sở ban ngành địa phương khác.
Về phía Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) có Tổng cục trưởng Trần Văn Vinh, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Hoàng Linh, Phó tổng cục trưởng Hà Minh Hiệp và đại diện lãnh đạo và các cán bộ chủ chốt các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc Tổng cục.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Tại hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Hoàng Linh đã báo cáo tổng kết các kết quả công tác năm 2020, tổng quan giai đoạn 2016-2020 và phương hướng nhiệm vụ năm 2021, giai đoạn 2021-2025.
Theo Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Hoàng Linh, năm 2020 là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm, giai đoạn 2016 – 2020 và là năm nền tảng để chuẩn bị xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm, giai đoạn 2021 – 2030 và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm, giai đoạn 2021 – 2025. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tình hình kinh tế – xã hội trong nước và quốc tế có những biến động không nhỏ nhưng dưới sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ KH&CN, Tổng cục TCĐLCL đã triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong đó tập trung vào các nhiệm vụ chỉ đạo điều hành thực hiện ứng phó, giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển các hoạt động kinh tế – xã hội để thực hiện “mục tiêu kép”.

Thứ trưởng Lê Xuân Định và Tổng cục trưởng Trần Văn Vinh điều hành Hội nghị
Những điểm sáng trong hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng
Trong công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, giai đoạn 2016 – 2020, Tổng cục đã tổ chức tốt công tác tiếp nhận, thẩm định, trình công bố 3973 TCVN (Tiêu chuẩn Quốc gia), khoảng 88%TCVN hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, nâng tổng số TCVN trong hệ thống TCVN hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế đạt 60% (năm 2020 là 895 TCVN); tiếp nhận, thẩm tra và thẩm định 411 dự thảo QCVN của các bộ, ngành xây dựng (năm 2020 là 78 dự thảo QCVN); hướng dẫn, góp ý hơn 86 QCĐP (Quy chuẩn địa phương) của địa phương (riêng năm 2020 là 70 QCĐP) đã góp phần hoàn thiện hệ thống TCVN, QCVN (Quy chuẩn Quốc gia) theo hướng đảm bảo tính hiệu quả, đồng bộ.
Nhìn chung, công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đã được Tổng cục chú trọng nâng cao, đổi mới, tăng cường sự chủ động để hỗ trợ tốt hơn cho các Bộ/ngành. Riêng năm 2020, công tác soạn thảo và ban hành TCVN, QCVN được đẩy mạnh với tỷ lệ hơn 90% TCVN xây dựng mới hài hòa quốc tế và khu vực.
Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Hoàng Linh trình bày báo cáo tại Hội nghị
Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2016 – 2020, công tác đo lường đã giải quyết các thủ tục hành chính và các công việc theo chức năng nhiệm vụ về đo lường được xử lý nhanh chóng, kịp thời góp phần nâng cao chất lượng phục vụ hành chính công, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo cho các tổ chức, cá nhân trên phạm vi cả nước góp phần phát triển kinh tế – xã hội.
Trong đó, Tổng cục đã thực hiện việc quản lý, cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường cho 783 lượt đơn vị (năm 2020 là 177 lượt); Chỉ định hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường cho 508 lượt đơn vị (năm 2020 là 131 lượt, tăng 61,7% so với năm 2019); Chứng nhận 739 chuẩn đo lường dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 (năm 2020 là 168 CĐL tăng 11,2% so với năm 2019); Chứng nhận, cấp 6.239 thẻ kiểm định viên đo lường (năm 2020 là 1.352 thẻ, giảm 15% so với năm 2019); Phê duyệt 17.747 mẫu phương tiện đo nhập khẩu, sản xuất trong nước (năm 2020 là 3.248 mẫu PTĐ, giảm 39% so với năm 2019).

Trong hoạt động khảo sát, kiểm tra đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa (SPHH), Tổng cục đã tiến hành kiểm tra và khảo sát hơn 500 cơ sở với gần 2.000 mẫu hàng/năm, trong đó 20% số mẫu được kiểm tra không đạt về ghi nhãn và thực hiện kiểm tra nhà nước tổng số 1.200 lô xăng dầu nhập khẩu mỗi năm, tổng khối lượng khoảng hơn 8 triệu tấn.
Trong giai đoạn 2016 – 2020, hoạt động hợp tác quốc tế cũng được Tổng cục TCĐLCL đẩy mạnh và đạt được hiệu quả cao với nhiều thỏa thuận hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, đánh giá sự phù hợp đã được Tổng cục ký kết. Tổng cục cũng đã chủ trì tổ chức thành công nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế, việc tổ chức thành công các hội nghị, hội thảo quốc tế đã góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam nói chung và Bộ KH&CN, Tổng cục nói riêng đồng thời được các bạn quốc tế đánh giá cao. Đặc biệt là trong năm APEC 2017 và ASEAN 2020.
Về chương trình quốc gia Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020, Tổng cục đã thực hiện tốt công tác đầu mối triển khai Quyết định số 712/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đến nay, hệ thống TCVN có khoảng 13.000 TCVN với mức độ hài hòa tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đạt khoảng 60%; hệ thống QCVN được hoàn thiện với khoảng 800 QCVN; gần 1200 tổ chức đánh giá sự phù hợp (ĐGSPH) đăng ký hoạt động ĐGSPH tại Bộ KH&CN và các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và đều có năng lực theo chuẩn mực quốc tế, được thừa nhận và công nhận quốc tế; đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn đạt mức trên 40%; xây dựng hơn 100 bộ chương trình, tài liệu đào tạo về tiêu chuẩn hóa, quản lý chất lượng, quản lý đo lường, ĐGSPH, kỹ năng quản lý dự án NSCL, kiến thức cơ bản, nâng cao về NSCL, các kiến thức chuyên sâu về các hệ thống, công cụ cải tiến NSCL và tổ chức đào tạo trực tuyến cho hơn 6000 lượt người, đào tạo qua mạng (Web-based training) cho hơn 300 lượt người; đưa nội dung NSCL vào chương trình đào tạo của các trường dạy nghề, quản lý, nghiệp vụ về KH&CN…Ngoài ra nghiên cứu, lựa chọn, phổ biến, hướng dẫn áp dụng trên 30 loại các HTQL/MH/CC vào hơn 50.000 doanh nghiệp với các mức độ khác nhau. |
Đánh giá giai đoạn 2016 – 2020, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Hoàng Linh cũng cho rằng, Tổng cục đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch hành động của Bộ thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện các nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, duy trì chế độ làm việc theo quy chế, phân công nhiệm vụ rõ ràng; thống nhất và từng bước đổi mới trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; tích cực, sát sao chỉ đạo, giải quyết các vấn đề phát sinh; Tăng cường kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về TCĐLCL.
Nỗ lực bứt phá, hoàn thành phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm
Đề cập đến phương hướng hoạt động giai đoạn 2021-2025, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Nguyễn Hoàng Linh đã đưa ra 5 phương hướng và 10 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2021.
Theo đó, về phương hướng, Tổng cục tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa (CLSPHH) và tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật (TCQCKT); Xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình hành động của Bộ KH&CN thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP hằng năm và tổ chức thực hiện; Nâng cao hạ tầng chất lượng quốc gia (NQI) phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn 2030; Thúc đẩy cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số, áp dụng công nghệ thông tin; Tăng cường hoạt động tuyên truyền về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.
Sau khi nghe báo cáo do Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Nguyễn Hoàng Linh trình bày, Hội nghị đã nghe những tham luận của Vụ Đánh giá hợp chuẩn hợp quy; Vụ Tiêu chuẩn; Vụ Hợp tác Quốc tế; Vụ Đo lường, Vụ Tổ chức Cán bộ; Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL 3 của Tổng cục; tham luận của Sở KH&CN Sơn La, Sở KH&CN Ninh Bình…
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt đánh giá cao những kết quả nổi bật mà Tổng cục TCĐLCL đã đạt được trong năm vừa qua. Đồng thời, Bộ trưởng cũng đề ra các nhiệm vụ trọng tâm cơ bản mà Tổng cục cần thực hiện trong thời gian sắp tới.
Thứ nhất là cần tổ chức đánh giá việc thực hiện, đề xuất phương án tiếp tục hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý về chất lượng, sản phẩm hàng hóa, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Trong đó, tập trung vào việc nghiên cứu, đề xuất sửa đổi bổ sung Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn chất lượng; Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa và các văn bản có liên quan, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội phù hợp với các cam kết tại Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Thứ hai, tập trung triển khai hiệu quả các đề án, chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tiêu biểu là Đề án tăng cường đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế năm 2025 định hướng đến năm 2030, Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc; Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng và sản phẩm hàng hóa giai đoạn 2021-2030.
Thứ ba, tập trung xây dựng và triển khai phương án cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính về tiêu chuẩn đo lường chất lượng giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh đó, tiếp tục cải cách đẩy mạnh thủ tục hành chính dịch vụ công mà Tổng cục đang cung cấp theo hướng tăng cường thực hiện trực tuyến ở mức độ 3, mức độ 4, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Ông Chu Đức Nhuận – Vụ trưởng Vụ Khoa giáo Văn xã Văn phòng Chính phủ phát biểu tại Hội nghị
Thứ tư, xây dựng kiện toàn bộ máy, tổ chức theo đúng quy định để đáp ứng nghị định đã ban hành. Đồng thời chủ động, tích cực phối hợp với các đơn vị chức năng, hỗ trợ các đơn vị chi cục, trung tâm TCĐLCL trong cả nước, đảm bảo các vai trò quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng từ Trung ương đến đia phương. Tiếp tục tăng cường sự phối hợp, thống nhất giữa các đơn vị; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong Tổng cục.
Thứ năm, tăng cường sự phối hợp trong cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội trong Tổng cục, tăng cường kỷ luật kỷ cường, dân chủ công khai minh bạch, tạo sự đoàn kết nhât trí trong các hoạt động tại Tổng cục.
Cũng theo Bộ trưởng, mảng hoạt động của Tổng cục rất rộng, sự đóng góp rất lớn cho kinh tế – xã hội. Cũng còn nhiều khó khăn, vướng mắc đang làm khó cho hoạt động của Tổng cục. Sắp tới sẽ tăng cường giải quyết các khó khăn, vướng mắc đó, nhất là những vướng mắc tồn tạo lâu, cần tập trung giải quyết. Ngoài ra, còn nhiều nhiệm vụ trọng tâm khác cần thảo luận, tập trung giải quyết trong thời gian tới.
Với định hướng phát triển đúng đắn, quyết tâm cao của Tổng cục, tin tưởng rằng hoạt động TCĐLCL sẽ còn phát triển hơn nữa, đóng góp to lớn vào xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội đất nước; hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ KH&CN giao phó.
Thay mặt cho Đảng ủy, Lãnh đạo và cán bộ công chức, viên chức của Tổng cục, Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Trần Văn Vinh cảm ơn những đánh giá, chỉ đạo và và định hướng của Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt. Tổng cục xin tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng và cho rằng, các ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng sẽ được đưa vào nghị quyết, thực hiện nhiệm vụ trong năm 2021 và giai đoạn tiếp theo.
|
Hà My – Hồng Anh
Chủ Nhật, Tháng Mười 1, 2023 @ 8:33
Vai trò của hoạt động công nhận trong hạ tầng chất lượng quốc gia
Công nhận là một trong những cấu thành quan trọng của hạ tầng chất lượng quốc gia với 3 “chân kiềng” Tiêu chuẩn, Đo lường và Chất lượng.
Trên thế giới, hoạt động công nhận đã phát triển một cách mạnh mẽ trong các năm qua, xuất phát từ nhu cầu phát triển thương mại toàn cầu. Việc hình thành nhiều tổ chức công nhận quốc gia thời gian qua đã chứng minh rằng, Chính phủ các quốc gia này muốn thể hiện với đối tác thương mại rằng họ có các phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận và con người có đủ năng lực hỗ trợ các hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu.
Cùng giai đoạn này, toàn cầu hoá đang là nét đặc trưng của thị trường thế giới. Trong bối cảnh đó, hoạt động của các tổ chức đánh giá sự phù hợp cũng bị ảnh hưởng rõ rệt bởi sự thay đổi trong kinh doanh và môi trường pháp lý. Những thay đổi này đã tạo ra cả mối đe dọa và thách thức đối với các cơ quan công nhận.
Hoạt động công nhận là một biện pháp giúp cho việc thừa nhận lẫn nhau kết quả thử nghiệm/hiệu chuẩn, giám định chất lượng và chứng nhận chất lượng; là tiền đề nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa trên thị trường trong và ngoài nước; là cơ sở để phát triển trao đổi thương mại, giúp cho việc hội nhập kinh tế quốc tế.
Thông qua hoạt động thừa nhận lẫn nhau của các tổ chức công nhận, Chính phủ nhiều nước sử dụng hoạt động công nhận làm cơ sở kỹ thuật cho việc ký kết các thỏa ước thừa nhận lẫn nhau về đánh giá sự phù hợp, tạo điều kiện cho báo cáo kết quả thử nghiệm, chứng chỉ chứng nhận, chứng thư giám định của một nước sẽ được chấp nhận ở nước kia, tạo thuận lợi hóa cho thương mại toàn cầu, góp phần thực hiện mục tiêu “một tiêu chuẩn, một lần đánh giá, được chấp nhận mọi nơi”.

Công nhận là một trong những cấu thành quan trọng của hạ tầng chất lượng quốc gia.
Hoạt động công nhận là hoạt động tự nguyện, phù hợp với thông lệ quốc tế. Các đối tượng của hoạt động công nhận đã được công nhận sẽ được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ưu tiên xem xét để chỉ định phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước.
Theo quy định của pháp luật, công nhận là việc xác nhận phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định có năng lực phù hợp các tiêu chuẩn tương ứng. Tổ chức công nhận cần đảm bảo tuân thủ theo các chuẩn mực quốc tế là tiêu chuẩn ISO/IEC 17011 vì chỉ có như vậy mới đáp ứng được mục đích tối quan trọng của công nhận là hoà nhập quốc tế thông qua đó tạo thuận lợi cho thương mại. Tinh thần cơ bản của các tiêu chuẩn này là tổ chức công nhận phải độc lập, không thiên vị và có năng lực trong việc đánh giá sự phù hợp.
Vai trò của hoạt động công nhận tại Việt Nam
Ngày nay, với sự phát triển của thương mại quốc tế, sự gia tăng trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ đã làm cho hoạt động công nhận đối với các phòng thí nghiệm, tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định trên phạm vi toàn cầu ngày một phát triển để phục vụ cho việc thừa nhận lẫn nhau kết quả thí nghiệm, chứng nhận và giám định. Công nhận là một trong những cấu thành quan trọng của hạ tầng chất lượng quốc gia với 3 “chân kiềng” Tiêu chuẩn, Đo lường và Chất lượng.
Vai trò và giá trị của của hoạt động công nhận đã được thừa nhận ở mọi quốc gia và các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Hoạt động công nhận đã trở thành công cụ có giá trị thống nhất trong việc khẳng định năng lực và sự tin cậy của các tổ chức đánh giá sự phù hợp.
Hoạt động công nhận ở nước ta được triển khai khá lâu (từ năm 1995), có bề dày nhất định và chứng minh sự hội nhập ngày càng sâu với quốc tế. Công nhận đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng các hoạt động thử nghiệm, hiệu chuẩn, chứng nhận và giám định, góp phần tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho hoạt động thương mại trên thị trường quốc gia cũng như quốc tế.
Hoạt động công nhận cũng góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ công tác quản lý của Nhà nước đối với hoạt động đánh giá sự phù hợp cũng như bảo về quyền lợi người tiêu dùng. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu với quốc tế, doanh nghiệp kết nối làm ăn với nước ngoài ngày càng nhiều thì việc tuân thủ luật chơi chung là vô cùng cần thiết và tránh bị đào thải trong sân chơi chung. Để góp phần hỗ trợ doanh nghiệp khẳng định mình với quốc tế, phòng công nhận sẽ giúp hoạt động của doanh nghiệp thuận lợi hơn, khẳng định năng lực nổi bật của mình. Vai trò của hoạt động công nhận được đề cập trong các Hiệp định TBT, CPTPP, RCEP, trong các thỏa thuận của ASEAN và trong các hiệp định song phương hoặc đa phương giữa Chính phủ khi bàn về thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp.
Hoạt động công nhận không chỉ bó hẹp ở một bộ ngành mà nó bao phủ rộng rãi tới nhiều lĩnh vực. Hoạt động công nhận ngày càng sát thực hơn, phục vụ quản lý nhiều hơn, thúc đẩy các hoạt động thử nghiệm, chứng nhận, giám định đi đến một kết quả thống nhất.
Mô hình tổ chức công nhận quốc gia
Với vai trò quan trọng như vậy, hoạt động công nhận luôn được coi trọng tại các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển và tại Việt Nam. Để đảm bảo gắn và phục vụ quản lý nhà nước, thuận lợi trong trao đổi thương mại cũng như theo kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam nên thừa nhận có tổ chức công nhận quốc gia. Việc thừa nhận tổ chức công nhận quốc gia giúp tập trung nguồn lực tốt hơn, tạo sự liên kết giữa hoạt động công nhận và quản lý nhà nước, tạo thuận lợi hơn trong hợp tác quốc tế về công nhận và có tiếng nói thống nhất ở quốc tế về các vấn đề của công nhận.
Mô hình có tổ chức công nhận quốc gia là tiếp cận mang tính phổ biến hiện nay trên thế giới. Hầu như tất cả các nước trên thế giới đều đang có tổ chức công nhận quốc gia hoặc đang cố gắng tiếp cận, liên kết để xây dựng nên tổ chức công nhận quốc gia thống nhất từ hoạt động công nhận phân tán do lịch sử để lại.
Điển hình phải kể đến Trung Quốc đã xây dựng tổ chức công nhận quốc gia từ việc sáp nhập nhiều tổ chức công nhận khác nhau hay một số nước trong cộng đồng kinh tế Châu Âu như Đức đã tiến hành sáp nhập các tổ chức công nhận khác nhau thành một tổ chức công nhận quốc gia thống nhất. Thái Lan cũng đang trong quá trình cố gắng sáp nhập các tổ chức công nhận làm tổ chức công nhận quốc gia thống nhất.
Mai Hương (theo VietQ)
Thứ Sáu, Tháng Chín 29, 2023 @ 13:58
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng: Khởi động chương trình 5S
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng vừa tổ chức Khởi động Chương trình 5S trên toàn hệ thống.
Tham dự phát động chương trình có ông Hà Minh Hiệp – Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Trưởng Ban chỉ đạo 5S Tổng cục; ông Nguyễn Tuấn Anh – Chủ tịch Công đoàn, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo 5S cùng các Tổ triển khai 5S, Tổ Kiểm tra, đánh giá 5S và 350 thành viên từ các đơn vị thuộc Tổng cục tham gia theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Phát biểu tại lễ phát động Chương trình, ông Nguyễn Tuấn Anh – Chủ tịch Công đoàn Tổng cục, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo 5S cho biết, 5S được phát triển từ Nhật Bản và bắt đầu triển khai tại Việt Nam từ năm 1993, đến nay đã là 30 năm. Trong thời gian đó, rất nhiều đồng chí có mặt ở đây đã làm chuyên gia đào tạo, chuyên gia tư vấn và đánh giá việc áp dụng 5S, đồng thời cũng là những người đã áp dụng 5S tại nơi làm việc của mình. Điều đó cho thấy việc áp dụng 5S rộng rãi trong xã hội và đất nước chúng ta.
“Thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy, triển khai nghị quyết của Đại hội công đoàn nhiệm kỳ 2023-2028, Tổng cục sẽ triển khai áp dụng 5S một cách toàn diện đến tất cả đơn vị, cán bộ/công chức/viên chức/người lao động. Chương trình lan tỏa với sự quyết tâm của toàn hệ thống chính trị và mỗi cá nhân, từ đó hướng tới xây dựng, duy trì hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại, hình thành môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng hoạt động. Gắn kết mọi thành viên, phát huy tính tự giác để hoàn thành tốt công việc; Thúc đẩy văn hóa cải tiến trong các thành viên Tổng cục theo chính sách 5S mà Quyền Tổng cục trưởng đã ký, ban hành”, ông Nguyễn Tuấn Anh nhấn mạnh.

Chia sẻ về nội dung tổ chức thực hiện 5S tại các đơn vị thuộc Tổng cục, bà Nguyễn Thị Lê Hoa – Tổ phó Tổ Triển khai 5S cho biết, thực hiện 5S bao gồm 6 bước.
Bước 1, chuẩn bị: Lãnh đạo và cán bộ chủ chốt hiểu và cam kết thực hiện 5S; Xác định phạm vi thực hiện 5S; Thành lập ban chỉ đạo 5S; Đào tạo nhận thức về 5S;
Bước 2, thông báo chính thức của Lãnh đạo: Lãnh đạo cao nhất thông báo chính thức về việc thực hiện chương trình 5S, mục tiêu của 5S; Công bố sơ đồ tổ chức 5S, sơ đồ phân công trách các khu vực; Tuyên truyền về 5S: biểu ngữ, áp phích, tờ rơi và báo chí.
Bước 3, khởi động 5S (tổ chức ngày tổng vệ sinh): Lên kế hoạch khởi động 5S (ngày tổng vệ sinh); Chia khu vực, phân công nhóm phụ trách; Chuẩn bị các dụng cụ vệ sinh; Thực hiện tổng vệ sinh toàn bộ các khu vực;
Bước 4, bắt đầu SEIRI (sàng lọc): Loại bỏ những thứ không cần thiết tại nơi làm việc;
Bước 5, thực hiện Seiri, Seiton và Seiso (sàng lọc, sắp xếp, vệ sinh) hằng ngày: Xây dựng các tiêu chuẩn 3S tại các khu vực để đào tạo, hướng dẫn; Tạo cho mọi người thói quen tuân thủ các quy định tại nơi làm việc và tự giác tham gia vào các hoạt động 5S;
Bước 6, đánh giá định kì: Thành tổ kiểm tra, đánh giá; Lập kế hoạch đánh giá; Xây dựng tiêu chí đánh giá; Tổ chức đánh giá: chuẩn bị (checklist, tiêu chuẩn, máy ảnh), tiến hành đánh giá, chấm điểm, lập báo cáo; Báo cáo kết quả, khuyến nghị;Trao thưởng cho các nhóm và các cá nhân thực hiện tốt.
.jpg)
Phát biểu chỉ đạo tại lễ phát động, ông Hà Minh Hiệp – Quyền Tổng cục trưởng, Trưởng Ban chỉ đạo 5S cho hay, hình thành tư duy cải tiến, việc xử lý công việc sẽ phù hợp và hiệu quả. Chính sách 5S hướng đến tạo ra môi trường làm việc văn minh, cùng có tư duy và đồng tâm thế; đồng thời, hình thành văn hóa cải tiến để trở thành văn hóa chung của Tổng cục hướng đến chất lượng tạo thịnh vượng.
Thứ Tư, Tháng Chín 27, 2023 @ 16:51
Nâng cao hoạt động tiêu chuẩn hóa liên quan đến hệ thống sạc và pin xe điện
Ngày 27/9, Bộ Kinh tế và Công thương Nhật Bản (METI), Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Viện Nghiên cứu ô tô Nhật Bản (JARI) đồng tổ chức Hội thảo về các hoạt động tiêu chuẩn hóa liên quan đến hệ thống sạc và pin xe điện.
Tham dự hội thảo, về phía Nhật Bản, có ông Tomoki Noguchi – Ban thư ký JISC, Bộ Kinh tế và Công thương Nhật Bản; ông Hiroshi Hakayama – Phòng Nghiên cứu Môi trường, Viện Nghiên cứu Ô tô Nhật Bản; và các chuyên gia khác từ Viện Nghiên cứu Ô tô Nhật Bản…
Về phía Việt Nam, có ông Hà Minh Hiệp – Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, đại diện một số đơn vị của Tổng cục cùng đại diện Bộ, ngành như: Cục Đăng kiểm, Bộ Giao thông vận tải, Sở Công thương, Viện Năng lượng, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Các doanh nghiệp sản xuất xe máy và ô tô như: Toyota, Vinfast, Honda, Ford, Hyundai; Các doanh nghiệp, trung tâm thử nghiệm, hiệu chuẩn về điện, pin…

Ông Tomoki Noguchi – Ban thư ký JISC, Bộ Kinh tế và Công thương Nhật Bản.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Tomoki Noguchi – Ban thư ký JISC, Bộ Kinh tế và Công thương Nhật Bản cho biết, hiện nay xe điện đang được nghiên cứu và sử dụng rất phổ cập, xe điện góp phần cho các quốc gia trên thế giới có thể trung hòa carbon, chính vì vậy, các hoạt động liên quan đến nghiên cứu phát triển xe điện hiện tại đang được các nước châu Á nói riêng và cộng đồng thế giới nói chung hết sức quan tâm. Không những vậy, chúng ta đã và đang chứng kiến thêm nhiều sự phát triển như là đổi mới công nghệ lớn trong lĩnh vực liên quan này và trong đó sẽ hướng đến tạo ra một xã hội tuần hoàn và trung hòa carbon.
Trong bối cảnh như vậy để sử dụng và phát huy tối đa tác dụng của xe điện thì sẽ cần có hai vấn đề. Thứ nhất là xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến dòng pin cho xe điện và hệ thống sạc điện; Thứ hai là thị trường ô tô Việt Nam còn phát triển mạnh hơn nữa và trong đó tỷ trọng ô tô điện sẽ ngày một lớn, chính vì vậy, việc chuẩn hóa tiêu chuẩn, cũng như hài hòa tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến pin và hệ thống sạc là hết sức quan trọng, góp phần phát triển và mở rộng hơn nữa thị trường.
“Hội thảo sẽ là nơi để chia sẻ kinh nghiệm và quá trình chuẩn hóa các tiêu chuẩn liên quan tại Nhật Bản cũng như các công nghệ về hoán đổi pin cho xe 2 bánh và 4 bánh. Cùng với đó, là cơ hội để phía Việt Nam chia sẻ về các tiêu chuẩn, quy chuẩn về hệ thống sạc và pin xe điện”, ông Tomoki Noguchi – Ban thư ký JISC, Bộ Kinh tế và Công thương Nhật Bản nhấn mạnh.

Ông Hà Minh Hiệp – Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Chia sẻ tại Hội nghị, ông Hà Minh Hiệp – Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho hay: “Tổng cục TCĐLCL là cơ quan giúp cho Chính phủ và Bộ KH&CN về vấn đề tiêu chuẩn, quản lý chất lượng, đo lường, năng suất. Chúng tôi có 2 mảng rất rõ đó là các vấn đề tư vấn về chuyên môn và tham vấn chính sách cho Chính phủ, đây là hai nội hàm chính”.
Hội thảo chính là cơ hội để phía Việt Nam có thể lắng nghe các chuyên gia Nhật Bản tham vấn và gợi ý các chính sách liên quan đến vấn đề về pin và các trạm sạc, để từ đó đúc kết kinh nghiệm.
Cũng theo ông Hiệp, phía Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cam kết 3 chiến lược chính để phục vụ cho hoạt động này, theo đó, thứ nhất là trình Thủ tướng Chiến lược Tiêu chuẩn hóa quốc gia, trong đó vấn đề xe điện và trạm sạc xe điện, tiêu chuẩn về xe điện và trạm sạc xe điện là một trong những nội dung hết sức quan trọng, đặc biệt, cam kết của Việt Nam đó là một trong số ít các nước ASEAN đi đầu về tiêu chuẩn hóa, số lượng được BSI đã chứng minh hiện nay Việt Nam là một trong những nước đi đầu khu vực Đông Nam Á trong vấn đề xây dựng tiêu chuẩn liên quan đến nội dung này; Thứ hai, Tổng cục đã trình Chính phủ về xây dựng Hạ tầng chất lượng quốc gia (NQI) liên quan đến vấn đề xe điện; Thứ ba, Tổng cục trình Thủ tướng xây dựng Kế hoạch chuẩn đo lường quốc gia liên quan đến công nghệ mới, trong đó có các vấn đề về xe điện.
Quyền Tổng cục trưởng cũng mong muốn trong thời gian tới phía các chuyên gia Nhật Bản sẽ tiếp tục đồng hành không chỉ vấn đề tiêu chuẩn, mà còn cả về hạ tầng thử nghiệm, hạ tầng chứng nhận, hạ tầng về đo lường để mang lại hiệu quả cho người dân và doanh nghiệp Việt Nam.

Hội thảo thu hút sự tham gia đông đảo của các tổ chức, doanh nghiệp.
Tại Hội thảo các diễn giả trình bày về tổng quan hoạt động tiêu chuẩn hóa của cả hai nước trong đó có những tham luận về nỗ lực của Nhật Bản cho việc phát triển tiêu chuẩn cho ngành ô tô; Hoạt động tiêu chuẩn hóa Việt Nam và Lộ trình cho ngành xe điện chạy bằng pin tại Việt Nam; Tổng quan về hoạt động ISO/IEC của JARI trong việc phát triển tiêu chuẩn điện.
Tại phiên thứ hai có những bài tham luận liên quan đến cơ sở hạ tầng cho trạm sạc xe điện, trong đó, các vấn đề về hoạt động chuẩn hóa quốc tế về truyền tải điện năng từ xe điện; Cơ sở hạ tầng trạm sạc điện cho xe điện chạy bằng pin và lộ trình cung cấp cơ sở hạ tầng trạm sạc xe điện và phân phối sạc xe điện tại Việt Nam;…
Hội thảo được diễn ra trong hai ngày 27-28/9.
Theo VietQ
Thứ Năm, Tháng Chín 21, 2023 @ 10:36
Đồ chơi Trung thu nhập lậu tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại đến sức khỏe của trẻ nhỏ
Trong các đồ chơi nhựa nhập lậu thường sẽ có hàm lượng phthalatses cao hơn mức cho phép. Nếu trẻ ngậm đồ chơi, phthalatses sẽ nhanh chóng hòa tan trong nước bọt, trực tiếp đi vào cơ thể và làm thay đổi tuyến nội tiết của trẻ.
Tại các cửa hàng chuyên bán đồ chơi trẻ em trên địa bàn Hà Nội hiện nay đã tràn ngập những chiếc đèn lồng và những chiếc mặt nạ bằng nhựa in hình các nhân vật hoạt hình, cùng với đó là các loại đồ chơi với nhiều mẫu mã bắt mắt. Vô số món đồ trang trí, đồ chơi Trung thu từ truyền thống đến hiện đại dành cho trẻ em đang “hút khách”. Những đồ trang trí đèn lồng cỡ lớn được được tạo hình đa dạng như hình bướm, cá chép, ông sao,… với đầy đủ màu sắc rực rỡ.
Ngoài đèn lồng thì các loại mặt nạ cũng được xem là món đồ chơi yêu thích của các bé trong dịp Tết Trung thu. Các loại mặt nạ được làm từ nhiều hình thù khác nhau như con lợn, con hổ, con mèo,… được bày bán trông khá đẹp mắt. Ngoài ra, còn vô số đồ chơi làm bằng nhựa khác như: súng nước, súng bắn bong bóng,… cũng được bày bán tràn lan. Về giá cả, phố Hàng Mã là nơi có mức giá đồ chơi Trung thu khá cao dao động trong khoảng 70.000 – 200.000 đồng/món đồ chơi.
Đáng chú ý, hầu hết các loại đồ chơi ở khu phố Hàng Mã và nhiều địa điểm bán đồ chơi Trung thu khác tại Hà Nội đều không rõ nguồn gốc. Khi được hỏi về điều này thì chủ một cơ sở bán đồ chơi trung thu lảng tránh, chỉ nói qua loa vài câu: “Đa số hàng hóa nhập từ Trung Quốc, không cần giấy tờ gì cả mà lúc mua cũng không có giấy tờ. Có người mua thì chúng tôi bán thôi”. Theo chia sẻ của một số người bán thì ngoài những loại đồ chơi truyền thống của Việt Nam ra thì đồ chơi Trung Quốc chiếm hơn 50%. Đáng chú ý, không có chủ cơ sở nào đưa ra được bất cứ giấy tờ gì chứng minh nguồn gốc, chất lượng của sản phẩm. Bởi vì phần lớn các loại đồ chơi trung thu làm bằng nhựa vào nước ta bằng con đường nhập lậu, không chính ngạch.

Nhiều đồ chơi bằng nhựa nhập lậu có hóa chất nguy hại sức khỏe của trẻ. Ảnh minh họa
Đồ chơi Trung thu nhập lậu tiềm ẩn nhiều rủi ro
Bàn về các loại đồ chơi Trung thu không rõ nguồn gốc, Tiến sỹ Đào Văn Tấn – Bộ môn Di truyền Hoá Sinh, Khoa Sinh học, Đại học sư phạm Hà Nội đã có những chia sẻ về tác động của những món đồ chơi nhập lậu tới sức khỏe của trẻ nhỏ. Theo Tiến sỹ Đào Văn Tấn, Viện Khoa học vật liệu ứng dụng đã có những nghiên cứu về một số đồ chơi trên thị trường. Qua đó phát hiện nhiều đồ chơi bằng nhựa nhập lậu có lượng muối cadimi cao gấp nhiều lần mức cho phép trong Bộ tiêu chuẩn an toàn đồ chơi trẻ em của Bộ Khoa học – Công nghệ Việt Nam.
Tiến sỹ Đào Văn Tấn cho biết, cadimi là chất thường được sử dụng để tạo màu cho chựa. Đặc biệt, nó cùng với chì và thủy ngân là 3 kim loại thuộc danh sách độc hại nhất với cơ thể con người. Khi trẻ tiếp xúc với chất này qua đồ chơi sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh: ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt và các bệnh về đường hô hấp,… Ngoài hàm lượng cadimi, trong các đồ chơi nhựa nhập lậu thường sẽ có hàm lượng phthalatses cao hơn mức cho phép. Nếu trẻ ngậm đồ chơi, phthalatses sẽ nhanh chóng hòa tan trong nước bọt, trực tiếp đi vào cơ thể và làm thay đổi tuyến nội tiết của trẻ.
Trước những hiểm họa của các loại đồ chơi nhập lậu, cơ quan chức năng đang nỗ lực kiểm soát thị trường đồ chơi Trung thu. Tuy nhiên, ngoài sự vào cuộc của cơ quan chức năng, người tiêu dùng cũng cần phải “tẩy chay” các loại đồ chơi không rõ ngốc này. Bởi, có cung thì mới có cầu, nếu vài năm trở lại đây, nhiều phụ huynh không ham đồ chơi nhập lậu có màu sắc bắt mắt, giá rẻ thì thị trường đồ chơi Trung thu đã không bị khó kiểm soát như bây giờ.
Để tạo cho con một mùa Trung thu vui vẻ và an toàn, Tiến sỹ Đào Văn Tấn khuyến cáo các bậc phụ huynh nên cảnh giác với đồ chơi không rõ nguồn gốc, đặc biệt là đồ chơi làm bằng nhựa. Cha mẹ nên chọn cho con những loại đồ chơi truyền thống có kiểm định chất lượng như: đèn ông sao, đèn quân, các loại trống hoặc mặt nạ được làm từ nguyên liệu tự nhiên. Những loại đồ chơi này vừa phát huy giá trị truyền thống của Tết Trung thu Việt, độ an toàn lại đáng tin cậy hơn.
Quy chuẩn Việt Nam về đồ chơi trẻ em
Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành QCVN 3:2019/BKHCN quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn đồ chơi trẻ em để quản lý về sản phẩm này.
Quy chuẩn quy định yêu cầu đối với đồ chơi trẻ em nhằm giảm thiểu các mối nguy và rủi ro liên quan đến an toàn, sức khoẻ của trẻ, phương pháp thử tương ứng, các nội dung quản lý đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường. Quy chuẩn áp dụng với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ đồ chơi trẻ em, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
QCVN 3:2019/BKHCN quy định chất lỏng có thể tiếp xúc trong đồ chơi trẻ em không được có pH nhỏ hơn 3,0 hoặc lớn hơn 10,0. Yêu cầu này không áp dụng cho mực viết trong dụng cụ viết. Các chi tiết vải dệt có thể tiếp xúc không được chứa hàm lượng formaldehyt tự do và formaldehyt đã thủy phân vượt quá 30 mg/kg. Các chi tiết giấy có thể tiếp xúc không được chứa hàm lượng formaldehyt vượt quá 30 mg/kg. Các chi tiết gỗ liên kết bằng keo dán có thể tiếp xúc không được chứa hàm lượng formaldehyt giải phóng vượt quá 80 mg/kg.
Đồ chơi trẻ em không được có hàm lượng các phtalat di(2-etylhexyl) phtalat (DEHP), dibutyl phtalat (DBP) hoặc butyl benzyl phtalat (BBP) vượt quá 0,1 % khối lượng mỗi phtalat. Đồ chơi trẻ em có thể cho vào miệng không được có hàm lượng các phtalat diisononyl phtalat (DINP), diisodecyl phtalat (DIDP) hoặc di-n-octyl phtalat (DNOP) vượt quá 0,1 % khối lượng mỗi phtalat. Hàm lượng các amin thơm (bao gồm cả dẫn xuất từ thuốc nhuộm azo trong mẫu) có trong vật liệu sản xuất đồ chơi trẻ em không được vượt quá mức quy định trong quy chuẩn này.
QCVN 3:2019/BKHCN nêu rõ, đồ chơi trẻ em phải đáp ứng yêu cầu giới hạn mức thôi nhiễm về các hợp chất hữu cơ độc hại khác quy định tại các văn bản có liên quan. Đồ chơi trẻ em không được dùng nguồn điện có điện áp danh định vượt quá 24 V và không bộ phận nào trong đồ chơi trẻ em có điện áp danh định hoặc tức thời vượt quá 24 V. Các bộ phận trong đồ chơi trẻ em nếu được nối hoặc có thể tiếp xúc với nguồn điện có điện áp danh định vượt quá giới hạn nêu trên cũng như các dây dẫn, cáp điện nối đến các bộ phận này phải được cách điện và bảo vệ thích hợp để ngăn ngừa rủi ro về điện.
Việc ghi nhãn đồ chơi trẻ em thực hiện theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá. Các quy định về cảnh báo nêu trong tiêu chuẩn tương ứng phải được thể hiện trên nhãn hàng hóa. Đồ chơi trẻ em phải được công bố hợp quy phù hợp quy định của Quy chuẩn này trên cơ sở kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức chứng nhận được chỉ định. Đồ chơi trẻ em, trước khi lưu thông trên thị trường, phải gắn dấu hợp quy.
Theo VietQ
Thứ Ba, Tháng Chín 19, 2023 @ 9:43
Cuộc họp Đại hội đồng Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) năm 2023
Từ ngày 18-22/9/2023, đoàn Việt Nam do ông Hà Minh Hiệp, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là trưởng đoàn tham gia cuộc họp Đại hội đồng Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) năm 2023 và các cuộc họp liên quan tại thành phố Brisbane, Úc.
Chuỗi sự kiện năm nay đặc biệt thu hút sự tham gia của hơn 600 đại biểu đến từ 129 nước thành viên và hơn 8000 người tham gia online. Các chủ đề của các hội thảo bên lề xoay quanh các nội dung liên quan đến biến đổi khí hậu và phát triển bền vững như tiêu chuẩn cho biến đổi khí hậu, tiêu chuẩn hỗ trợ vượt qua rào cản về thiếu hụt lương thực và lãng phí, hydrogen – nhiên liệu của tương lai, tiêu chuẩn trong kỷ nguyên kỹ thuật số như an toàn mạng, trí tuệ nhân tạo (AI), tiêu chuẩn và giải quyết khủng hoảng rác thải nhựa, tiêu chuẩn chống tham nhũng…Đặc biệt, ISO cũng dành thời gian đáng kể cho phiên thảo luận trước thềm phiên họp Đại hội đồng nhằm chú trọng đến tư duy chiến lược về tiêu chuẩn hóa, thúc đẩy xây dựng chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia, thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan trong hoạt động tiêu chuẩn, tăng cường xây dựng tiêu chuẩn trên nền tảng trực tuyến …

Ông Hà Minh Hiệp, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình bày tại DEVCO.
Ông Hà Minh Hiệp và các thành viên đoàn đã tích cực tham gia các phiên thảo luận trong khuôn khổ sự kiện này. Ông Hà Minh Hiệp là diễn giả trong phiên họp lần thứ 57 của Ủy ban các nước đang phát triển của ISO (DEVCO) về kinh nghiệm của Việt Nam về tiêu chuẩn hóa thúc đẩy phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu, tham gia chủ trì phiên thảo luận chính sách và trả lời phỏng vấn về vai trò của tiêu chuẩn trong đời sống xã hội.

Quang cảnh cuộc họp lần thứ 57 của phiên họp DEVCO tại Brisbane, Úc.
Năm nay, Việt Nam tiếp tục được đề cử tham gia bầu cử thành viên Hội đồng nhóm 3 nhiệm kỳ 2024-2026. Tranh cử vào 2 vị trí nhóm này có 6 nước gồm Ả rập Xê ut, I-xa-ren, Na Uy, Ka zắc-xtan, Singapore và Việt Nam.
Cuộc họp Đại hội đồng ISO hàng năm là nơi trao đổi, thảo luận hợp tác song phương, kết nối hợp tác trong khu vực và liên khu vực. Trong dịp này, ông Hà Minh Hiệp đã có các cuộc tiếp xúc song phương với nhiều nước đang có hợp tác chặt chẽ và hiệu quả trong lĩnh vực tiêu chuẩn hoá như Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI), ASTM (Hoa Kỳ), Tổ chức Tiêu chuẩn hóa của Úc (SA), ký Kế hoạch hành động với Iran và nhiều nước khác.
Đồng thời, đoàn Tổng cục đã có trao đổi với các đối tác nhằm thúc đẩy hợp tác trong tương lai như Israel, Kazastan, A rập Xê-ut, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), và Canada.
PV
Thứ Sáu, Tháng Chín 15, 2023 @ 15:07
Hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số
Trong khuôn khổ Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế Số và Xã hội Số lần thứ I, tại phiên chuyên đề 3: Dữ liệu và trí tuệ nhân tạo phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số, TS. Hà Minh Hiệp – Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã có những chia sẻ về tiêu chuẩn đo lường chất lượng phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số.
Mới đây tại thành phố Nam Định đã diễn ra Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế Số và Xã hội Số lần thứ I. Diễn đàn do Bộ Thông tin và Truyền thông đồng chủ trì cùng Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định tổ chức nhằm sớm hiện thực hoá các mục tiêu đã đề ra và huy động các sáng kiến đóng góp cho lộ trình phát triển kinh tế số và xã hội số (KTS, XHS) tại Việt Nam.
Diễn đàn bao gồm chuỗi hoạt động: Phiên diễn đàn cấp cao, 3 hội thảo chuyên đề nhằm cung cấp chuyên sâu các thông tin về định hướng chiến lược phát triển KTS, XHS của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các xu hướng phát triển KTS gắn với phát triển thương mại điện tử nông thôn, phổ cập chữ ký số và các công nghệ tài chính số, dữ liệu số trong tiến trình chuyển đổi số; Triển lãm quốc tế với chủ đề xuyên suốt “Mang nền tảng số đến hộ gia đình”.
Trong khuôn khổ Diễn đàn, tại phiên chuyên đề 3: Dữ liệu và trí tuệ nhân tạo phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số, TS. Hà Minh Hiệp, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) đã có bài chia sẻ với chủ đề “Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số”.
Theo đó, trong bối cảnh Nghị Quyết 52/TƯ-BCT 2019 về phát trển CN 4.0; Quyết định 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến 2030; quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (CPTPP, EVFTA, RCEP…), Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng kinh tế toàn cầu; Dịch bệnh Covid thúc đẩy chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ; Các thách thức phi truyền thống đối với an ninh quốc gia đến từ không gian mạng; Cơ chế chính sách: Luật An ninh mạng (đổi mới cơ chế quản lý, kiểm soát an toàn an ninh mạng thông qua kiểm định, chứng nhận chất lượng thiết bị, đường truyền, an ninh mạng…). Cùng với những thách thức về Hạ tầng CNTT; Hạ tầng chất lượng quốc gia; Nguồn nhân lực; Cơ chế chính sách.
TS. Hà Minh Hiệp, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tham luận tại Diễn đàn.
Theo TS. Hiệp, vai trò của TCĐLCL đối với kinh tế số, xã hội số giúp xác định các yêu cầu cụ thể, chính xác về chức năng và đảm bảo cho sản phẩm, hệ thống, quy trình hoặc công nghệ vận hành đồng bộ, không xung đột…. Nâng cao hiệu quả, tiện ích trong giao dịch thương mại, truyển tải thông tin, kết nối xã hội hiệu quả; Mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho cơ quan, tổ chức, người dân trong bối cảnh chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ; Quản lý rủi ro bảo mật, an ninh thông tin.
Về định hướng trong thời gian tới, phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia (NQI); Đề án chuyển đối số ngành TCĐLCL; Chiến lược tiêu chuẩn hoá quốc gia, trong đó, có nội dung tập trung xây dựng TCVN, QCVN cho phát triển Kinh tế số, Xã hội số, An ninh thông tin; Tăng cường xây dựng, hài hòa TCVN với tiêu chuẩn quốc tế; Đẩy mạnh hợp tác công tư trong nghiên cứu, ứng dụng, chuẩn hóa các công nghệ mới; Đào tạo Nguồn nhân lực chất lượng cao; Tăng cường phối hợp giữa Bộ K&CN và các bộ ngành liên quan xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về an ninh mạng; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
TS. Hà Minh Hiệp cũng cho biết, thêm hiện nay hệ thống tiêu chuẩn có 197 TCVN liên quan đến kinh tế số, xã hội số; trong đó, 31 TCVN về thẻ ngân hàng, thẻ định danh (ứng dụng căn cước công dân, giao thông công cộng, thanh toán không dùng tiền mặt…); 03 TCVN về dữ liệu lớn; 22 TCVN về điện toán đám mây và Internet vạn vật; 39 TCVN về an toàn thông tin, mật mã (xác thực số, chữ ký số); 32 TCVN về đô thị thông minh, giao thông thông minh; 42 TCVN về mã số mã vạch (mã QR) và truy xuất nguồn gốc (ứng dụng trong nông nghiệp số, tiêu dùng số, thương mại số, y tế số,…); 03 TCVN về trí tuệ nhân tạo; 03 TCVN về sinh trắc học; 22 TCVN về sản xuất thông minh, sản xuất bồi đắp, Robotics…
Các đơn vị xây dựng gồm: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ GTVT, Bộ TNMT, Ban Cơ yếu Chính phủ, các tổ chức, chuyên gia…. Các TCVN này được xây dựng trên cơ sở hoàn toàn tương đương các bộ tiêu chuẩn ISO/IEC, hiện đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
Chia sẻ về đo lường trong KTS, XHS, TS. Hiệp cho hay, đo lường đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành kinh tế số…cũng như góp phần vào việc xây dựng xã hội số thông qua hệ thống đo thông minh, phương tiện đo thông minh, đo lường mô phỏng…; Giúp hệ thống sản xuất thông minh xử lý, giúp tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu sản xuất…giảm thời gian chờ, đảm bảo đáp ứng quy định đo lường như lượng hàng đóng gói sẵn; Giúp hệ thống nông nghiệp thông minh điều chỉnh phù hợp với cây trồng vật nuôi, đồng thời tiết kiệm năng lượng, thức ăn chăn nuôi, phân bón…; Góp phần xây dựng đô thị thông minh, cung cấp các dịch vụ tiện ích cho người tiêu dùng đặc biệt trong tiêu thụ điện.
Về hợp tác quốc tế về chuyển đổi số đo lường, tổ chức Đo lường quốc tế (OIML) thành lập Nhóm công tác Chuyển đổi số (DTG) gồm 14 thành viên OIML (11 thành viên chính thức và 3 thành viên quan sát); Ts. Sascha Eichstadt, PTB- Viện Đo lường Đức làm Trưởng nhóm DTG và Phó nhóm Ts. Ping Yang, NIM- Viện Đo lường Trung Quốc; Châu Âu đang hình thành cơ sở hạ tầng European Metrology Cloud trong Đo lường pháp định, tạo ra một nền tảng đáng tin cậy và đảm bảo được phối hợp, tập trung, đơn giản hóa, hài hòa và đảm bảo chất lượng của dịch vụ đo lường cho các quốc gia thành viên EU và tất cả các bên liên quan.

Diễn đàn thu hút đông đảo các đại biểu tham dự.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực đo lường tại Việt Nam hướng tới tiếp tục xây dựng đề án chuyển đổi số trong lĩnh vực TCĐLCL nói chung và trong lĩnh vực đo lường nói riêng; Triển khai chính phủ điện tử đối với các TTHC cấp độ 4 trong lĩnh vực đo lường; Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nhà nước về đo lường; Nghiên cứu, áp dụng thử nghiệm chứng chỉ điện tử trong kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.
Về đánh giá sự phù hợp trong KTS, XHS tập trung sử dụng thiết bị công nghệ để thực hiện đánh giá từ xa (trực tuyến) trong hoạt động đánh giá sự phù hợp. Biện pháp này được áp dụng rất hiệu quả trong đại dịch Covid-19 vừa qua; Xây dựng cơ sở dữ liệu về chuyên gia đánh giá, thử nghiệm viên, giám định viên, máy móc thiết bị, cơ sở đào tạo; Xây dựng nền tảng số (iSTAMEQ), chia sẻ dữ liệu; Sử dụng QR Code để tra cứu thông tin kết quả đánh giá sự phù hợp.
Theo VietQ
Thứ Ba, Tháng Chín 12, 2023 @ 10:24
Sửa đổi cơ chế phối hợp thanh kiểm tra, thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng
Qua hơn 12 năm thực thi, Quy chế về cơ chế phối hợp thanh tra, kiểm tra nhà nước lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác phối hợp giữa các cơ quan có chức năng kiểm tra ở Trung ương với cơ quan có chức năng kiểm tra ở địa phương, tuy nhiên vẫn bộc lộ những hạn chế, bất cập.
Theo đó, thứ nhất là về phối hợp trong công tác chia sẻ thông tin và xây dựng kế hoạch. Hiện nay, theo Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, Quy chế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Tổng cục, Cục và tương đương trực thuộc các Bộ, đã giao nhiều đơn vị có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của mình, trong đó có công tác kiểm tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Do đó, hằng năm, các đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của mình, tuy nhiên quá trình xây dựng kế hoạch thường được thực hiện trong nội bộ mỗi đơn vị, chưa có cơ chế phối hợp chia sẻ, tiếp cận thông tin, dẫn đến nhiều chồng chéo, trùng lặp về nội dung, đối tượng kiểm tra, gây khó khăn cho doanh nghiệp, chưa đúng tinh thần tại Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra.
Thứ hai, về phối hợp trong công tác kiểm tra triển khai, kế hoạch. Về nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quản lý trên cơ sở tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, mà để xác định được chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải thông qua tổ chức đánh giá sự phù hợp (ĐGSPH) có năng lực về điều kiện nhân lực, hệ thống quản lý, kỹ thuật, đo lường theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa để đo lường, thử nghiệm, giám định, chứng nhận.
Tuy nhiên, Quy chế phối hợp ban hành kèm theo Quyết định số 36/2010/QĐ-TTg hiện nay chỉ giới hạn trong việc phối hợp kiểm tra chất lượng, chưa thể hiện đầy đủ trách nhiệm kiểm tra được giao tại các Luật TCQCKT, Đo lường, trong khi chất lượng sản phẩm, hàng hóa có sự gắn kết chặt chẽ, không tách rời 02 Luật này.
Thứ ba, về phối hợp công tác giữa cơ quan kiểm tra với cơ quan thanh tra. Mặc dù hệ thống pháp luật về thanh tra đã quy định đầy đủ và chặt chẽ về việc xây dựng kế hoạch thanh tra, xử lý chồng chéo, trùng lặp, tuy nhiên, pháp luật thanh tra chỉ quy định phối hợp giữa cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, chưa có cơ chế phối hợp giữa cơ quan kiểm tra với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về xử lý chồng chéo, trùng lặp.
Một số đại diện Bộ, ngành, địa phương chia sẻ ý kiến tại hội thảo Quy chế về cơ chế phối hợp thanh tra, kiểm tra nhà nước lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Liên quan đến vấn đề này, đại diện các địa phương đã có những ý kiến góp ý, chia sẻ về Quy chế cơ chế phối hợp thanh tra, kiểm tra nhà nước lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Theo đó, phía đại diện tỉnh Nam Định cho biết, sau 12 năm ban hành Quy chế có thể thấy việc phối hợp chiều dọc giữa 13 Bộ ngành và 63 địa phương, cũng như tại địa phương theo chiều ngang giữa cơ quan quản lý đã đem lại một số tác động tích cực trong việc thực hiện chức trách của cơ quan quản lý các cấp. Tại tỉnh Nam Định đã ghi nhận được một số kết quả.
Thứ nhất là khi có Quy chế này đã thiết lập và duy trì được quy định hằng năm xây dựng kế hoạch thanh kiểm tra, bên cạnh đó tạo ra một phần mềm xử lý chồng chéo thiết lập danh sách thanh kiểm tra ở địa phương giúp hạn chế việc chồng chéo về nội dung và đối tượng; thứ hai, tỉnh đã duy trì hoạt động trao đổi thông tin định kỳ 6 đến 12 tháng sẽ có báo cáo tổng hợp tình hình quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh; thứ ba, tỉnh đã có sự tổ chức và phối hợp, huy động các nguồn lực, đặc biệt là kiểm tra liên ngành theo kế hoạch với Ban 389, Ban vệ sinh an toàn thực phẩm… ngoài ra, thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan để tổ chức kiểm tra liên ngành.
Có thể thấy, Quy chế đã tác động tích cực đối với tỉnh Nam Định, bên cạnh đó, sau 10 năm với góc nhìn địa phương cũng cần thay đổi một số bất cập. Trong đó, theo Luật CLSPHH và Luật TCQCKT quy định rất nhiều ngành, việc phân công, phân cấp các bộ, ngành, địa phương mà trong Luật CLSPHH một trong những cách tiếp cận chung cũng như đối tượng quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa thì có sự giao thoa và muốn đánh giá phải qua 3 khía cạnh về tiêu chuẩn, chất lượng, đo lường. Để giảm sự chồng chéo, một trong những cốt lõi là mở rộng và điều chỉnh quy mô, đối tượng. Thứ hai, trên cơ sở phương án là thanh tra với cấp trên trước, thanh tra và kiểm tra địa phương sau, nếu như quy định rõ ràng như vậy trong Quy chế sẽ tránh chồng chéo trong việc đưa danh sách và kế hoạch kiểm tra cùng một thời điểm.
Thứ ba là việc trao đổi thông tin không phù hợp và đủ sẽ dẫn đến xây dựng kế hoạch trùng lặp, việc thanh kiểm tra trùng lặp, chính vì vậy cần có sự chỉnh sửa về việc trao đổi thông tin và thống nhất một đầu mối.
Thứ tư về sản phẩm hàng hóa, hiện nay có nhiều sản phẩm hàng hóa chịu nhiều sự quản lý của cơ quan quản lý, chính vì vậy khi thanh kiểm tra theo kế hoạch nếu không có sự phối hợp với các bên sẽ không đạt hiệu quả trong việc thanh kiểm tra.
Liên quan đến ý kiến của đại diện Sở KH&CN tỉnh Nam Định, ông Hà Minh Hiệp – Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho hay, về mở rộng phạm vi trước đây theo Nghị định chúng ta chỉ được giao kiểm tra về chất lượng, thực tiễn là chỉ kiểm tra hồ sơ, giấy tờ tuy nhiên lại không thể phản ánh được chất lượng sản phẩm hàng hóa, đặc biệt từ năm 2019, các tổ chức công nhận quốc tế đưa ra hạ tầng chất lượng quốc gia, chỉ số có thể thấy không liên quan tuy nhiên lại là hàng rào đối với sản phẩm hàng hóa, có nghĩa là các nước có điểm chỉ số hạ tầng quốc gia cao họ sẽ có sự tin tưởng hệ thống kiểm soát tốt. Chính vì vậy, với quan điểm kiểm tra chất lượng dựa trên thông tin thì chưa thật sự phù hợp cả về thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp, công nhận, chứng nhận và đo lường.
Bên cạnh đó, việc trao đổi thông tin ở góc độ một bộ ngành, địa phương có thể làm rất tốt, tuy nhiên dưới góc độ nhiều bộ ngành cũng chưa có sự có sự trao đổi thông tin. Tại Bộ Khoa học và Công nghệ từ năm 2019 không có sự chồng chéo về công tác thanh tra và kiểm tra tiêu chuẩn đo lường chất lượng, mô hình hoạt động hiện tại rất tốt. Trong Quy chế nếu không có việc trao đổi thông tin sẽ dẫn đến chồng chéo giữa các bộ, chính vì thế rất cần cơ chế chia sẻ thông tin với các bộ ngành và địa phương.
Theo đại diện tỉnh Hưng Yên, các sản phẩm hàng hóa đóng gói sẵn và thực phẩm, đồ uống có liên quan đến các ngành y tế, thực phẩm, nông nghiệp, công thương, khoa học… khi quản lý và thanh kiểm tra giữa các bộ ngành, địa phương hay có sự chồng chéo. Chính vì vậy, nên đưa vào dự thảo Quy chế làm rõ các sản phẩm hàng hóa được quản lý bởi bộ ngành, địa phương nào để khi thanh, kiểm tra tránh sự chồng chéo.
Cùng với đó, cần xem xét lại Chỉ thị 20, ngành nông nghiệp có ý kiến là các sản phẩm hàng hóa của bên nông nghiệp cần kiểm tra nhiều dòng sản phẩm hàng hóa hạn sử dụng rất ngắn, thế nhưng chỉ thanh kiểm tra một năm một lần sẽ không sát với thực tế. Về phần xăng dầu, căn cứ theo điều kiện này thì chỉ thanh kiểm tra một lần đồng nghĩa với việc hậu kiểm cũng chưa chuẩn xác…
Liên quan đến vấn đề này, ông Đoàn Thanh Thọ – Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Pháp chế – Thanh tra cho hay, công tác thanh tra kiểm tra hiện nay kế hoạch kiểm tra ở các văn bản nội dung chưa giao chính xác cụ thể cho ai ban hành. Mà theo quy định giao cho cơ quan quản lý thuộc ngành, lĩnh vực nào thì ngành, lĩnh vực đó sẽ ban hành kế hoạch kiểm tra cho từng năm. Chính vì thế, các Sở hiện nay cũng ban hành kế hoạch riêng không có sự chồng chéo. Theo như ý kiến của đại diện tỉnh Hưng Yên có thể nghiên cứu để xem xét và tiếp thu liên quan đến đề xuất giao cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra hàng năm, việc giải quyết được chồng chéo là khả thi và triệt để.
Cùng với đó, việc thanh kiểm tra đột xuất không nằm trong kế hoạch mà chỉ cần dựa trên dấu hiệu vi phạm pháp luật, với tinh thần nhanh gọn sẽ không giới hạn tần suất kiểm tra. Nếu trường hợp doanh nghiệp vi phạm liên tục thì tần suất kiểm tra đột xuất có thể tăng lên. Và trong Quy chế này đã thể hiện việc tăng cường công tác thanh kiểm tra có kế hoạch và đột xuất sẽ do cơ quan quản lý tại địa phương chủ động thực hiện.
Đại diện TP. Hà Nội cho biết, việc trùng lặp tại một số địa phương, với các sở ban ngành liên quan đến kiểm tra chất lượng, tuy nhiên về nội dung không có sự trùng lặp. Trong 12 năm qua khi có Quy chế phối hợp kiểm tra về chất lượng sản phẩm hàng hóa, Chi cục TCĐLCL Hà Nội đã tham gia rất nhiều đợt thanh, tra kiểm tra cùng với Tổng cục TCĐLCL và Bộ KH&CN, Cục QLTT… về các mặt hàng xăng dầu, vật tư, thiết bị nông nghiệp… Việc đưa ra quy chế phối hợp thay thế là rất cần thiết và cấp bách, bên cạnh đó, quy chế mới cũng nói đến hoạt động trong công tác thanh tra là một điểm mở rộng và bổ sung để đẩy mạnh, thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Chia sẻ ý kiến, đại diện TP. Hồ Chí Minh cho biết, nhiều năm qua phía Chi cục TCĐLCL TP.Hồ Chí Minh đã thực hiện tốt công tác phối hợp trong hoạt động thanh, kiểm tra về tiêu chuẩn đo lường chất lượng với cơ quan kiểm tra tại Trung ương. Bên cạnh đó, Chi cục đã chia sẻ thông tin về kế hoạch thanh, tra kiểm tra và đối tượng thanh kiểm tra, việc này đã đạt được kết quả nhất định trong công tác phối hợp giữa các cơ quan góp phần tạo sự thống nhất, giảm chồng chéo trong công tác quản lý nhà nước, từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân.
Hiện nay, trên cơ sở hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ, UBND TP. Hồ Chí Minh đã chỉ đạo và hướng dẫn các Sở, ban, ngành xây dựng kế hoạch thanh, kiểm tra và xử lý sự trùng lặp trong thanh, kiểm tra. Theo kết quả ghi nhận thì TP. Hồ Chí Minh chưa có sự trùng lặp hay chồng chéo liên quan đến hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Đại diện tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ, Chỉ thị 20 của Chính phủ trong quá trình triển khai gặp một số khó khăn, đối với lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng ngoài ngành khoa học công nghệ cũng có một số ngành liên quan, đặc biệt là quản lý thị trường, trong rà soát có thể thấy khó khăn cho ngành khoa học công nghệ khi việc thực hiện thanh, kiểm tra chỉ được thực hiện một lần, chính vì vậy xảy ra sự trùng lặp, chồng chéo giữa các bên kiểm tra.
.jpg)
Bên cạnh đó, trong dự thảo Quy chế cũng đề cập rất nhiều đến quy chế phối hợp, thực tế cho thấy chia sẻ thông tin trong ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng rất khó khăn, cần được đề cập cụ thể và rõ ràng trong Quy chế.
Vấn đề tiếp theo là khó khăn trong công tác thanh kiểm tra về tiêu chuẩn đo lường chất lượng của ngành khoa học công nghệ, có thể thấy lực lượng thanh tra quá mỏng mà phạm vi quản lý rất rộng, chính vì vậy, việc ngành khoa học và công nghệ tự kiểm tra gặp khó khăn.
Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, đối với nội dung đã ban hành rõ trách nhiệm của bộ, ban, ngành trong 3 Luật CLSPHH, TCQCKT, Đo lường và các Nghị đinh tương ứng thực hiện theo quy định của pháp luật sẽ không cần điều chỉnh trong Quy chế nữa.
Thứ hai là hoạt động thanh tra thì hoạt động theo Luật thanh tra đã có những điều chỉnh về tránh chồng chéo trong nội dung và lập kế hoạch không cần đưa vào điều chỉnh trong Quy chế này.
Thứ ba, Quy chế chỉ nên đưa ra những nội dung phối hợp mà quy định trong luật, nghị định, hướng tương ứng. Ví dụ trong Luật CLSPHH quy định Bộ KH&CN chủ trì phối hợp các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình quốc gia nâng cao năng suất chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và trách nhiệm của các Bộ, ngành là phối hợp thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, thừa nhận lẫn nhau.
Đối với kết quả đánh giá sự phù hợp trong Quy chế cần quy định rõ và làm rõ các bộ, ngành phối hợp thực hiện nội dung như thế nào? Phía Bộ NN&PTNT đề nghị giữ nguyên tên và nội dung Quy chế phối hợp theo Quyết định số 36/2010/QĐ-TTg và bổ sung quy định về phối hợp kiểm tra đã quy định trong Luật CLSPHH…
Theo VietQ